Thursday, October 25, 2012

Xem mấy cái áo dài cách tân thời nay


Và người đẹp Việt với phong trào "cắt xẻ quá đà"
Khi văn hoá truyền thống bị biến thành... thảm họa

Sau khi công bố trang phục dân tộc mà người đẹp Hoàng My sẽ mặc đi thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011, bộ trang phục đã bị đánh giá là quá tham chi tiết, trong khi đó, nhiều họa tiết lại không đồng bộ và một số đường cắt xẻ quá táo bạo, không đúng với cách ăn mặc kín đáo của phụ nữ Việt. Bộ trang phục này được cho là đẹp mắt, tôn dáng và vẻ nữ tính của người phụ nữ nhưng còn chưa thực sự ăn nhập với nét đẹp truyền thống Á Đông.

Khi văn hoá truyền thống bị biến thành... thảm họa
Bộ trang phục truyền thống mà người đẹp Lê Huỳnh Thúy Ngân mặc đi dự thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 2011 với chủ đề Lửa thiêng cao nguyên cũng bị cho là không đậm chất truyền thống với đường cắt xẻ ở phần ngực áo mang phong cách phương Tây rõ nét. Ngoài ra, tổng thể trang phục bị đánh giá là quá nặng nề, cầu kỳ, phức tạp dẫn đến khó hiểu và nhiễu thông tin.
Bên cạnh đó, nhiều sao Việt đang biến áo dài thành... "thảm họa" thời trang, Mai Khôi là một ví dụ.
Khi văn hoá truyền thống bị biến thành... thảm họa
NTK Minh Hạnh từng nói với đại ý rằng, trang phục truyền thống ẩn chứa đằng sau nó là tinh hoa, là tâm hồn của cả một dân tộc, của cả lịch sử ngàn năm văn hiến, bởi vậy nếu có sáng tạo cũng phải sáng tạo từ cái tâm, từ tình yêu đích thực dành cho văn hóa, cho cội nguồn dân tộc. Nếu chỉ là một "cái tôi" bản ngã muốn "nổi loạn", xin đừng "nổi loạn" với trang phục truyền thống!

5 comments:

  1. ôi cái áo dài cô Mai Khôi trông mắc cười quá :)

    ReplyDelete
  2. http://khoahocnet.com/2013/03/04/nguyen-van-sa-ao-dai-viet-nam/
    Một làn gió thoang thoảng, một chút nắng phai phai – bấy nhiêu đủ khiến hai tà bay lượn, vừa phong kín ấp-e vừa khơi gợi khép mở. Chiếc áo chẳng đã thừa sức xô giạt trời mây, lùa nghìn tâm sự len vào ký ức làm ngơ ngẩn lòng mỗi chúng ta trong những chiều xưa ấy ?

    Chiếc áo còn khá kén chọn đối tượng trao gởi nên với dáng vóc thon thả, phụ nữ Việt Nam chừng như là khách hàng tối thượng, chủ nhân độc quyền của thứ trang phục rất riêng của dân tộc mình. Sự độc quyền vô hình chung đã nhân hóa chiếc áo truyền thống thành một thứ biểu tượng gọi hồn, đánh thức bao nỗi khát khao hướng về ở những ai hơn một lần mãi ngắm. Chiếc áo tự thân luôn ủ ấp một nỗi niềm : gợi nhắc vô vàn kỷ niệm, hoài cảm một hình bóng cũng như lưu luyến một quê nhà…

    Đã thế màu sắc và chất liệu vải áo còn có tính năng định vị nhân cách, phản ánh tiết trời cùng lúc gởi trao nhiều sứ mệnh. Vâng, một thỏa ước không trói buộc – nhưng nếu thiếu sự cân nhắc, trong chọn lựa chất liệu và màu áo hay chọn lựa bất tuân yếu tố dung hợp với quan hệ tiếp xúc, nơi đến nơi đi… ắt sẽ nẩy sinh từng mối nghi hoặc qua ánh mắt của mọi người. Liệu có thể khoác chiếc áo dài hoa rực rỡ trên đường đến viếng cố nhân ở chốn thâm sơn cùng cốc hoặc thổn thức tiễn đưa …người đi, ừ nhỉ người đi thật… trong thứ gấm vóc bội phần lộng lẫy giữa mùa đông buốt giá ?

    Và có gì đến phải ngạc nhiên, giữa lòng một thành phố hồng nắng phương Nam „người“ đi mà chợt mát… nếu không vì áo lụa của ai kia ?

    Nói cách khác, chiếc áo mỗi khi được lồng vào một „không-gian THƠ“ hay „khung cảnh LỄ“ sẽ có dịp phát huy hết được tác dụng tiềm ẩn của nó. Một sự đồng hóa hiển nhiên giữa màu áo với khung cảnh, với thời gian và sự rung động đầy tình :

    ReplyDelete
  3. Có phải em về, mang theo… tà áo trắng

    Để khỏi phai màu như em nói chăng em ! (4)

    Giá trị của chiếc áo vì thế, đâu chỉ giới hạn trong sự thăng hoa vẻ đẹp ngoại hình ?

    Ngoài tác dụng hoàn thiện một dáng dấp, tái tạo niềm tin cho những mảnh đời trót nhỡ, chiếc áo còn có mảnh lực trấn an từng thân phận hồng nhan mà bến bờ yêu đương ngỡ đã vưột xa tầm với. Thướt tha khoác chiếc áo vào, thì dẫu – „ngãi đắng, gừng cay hay muối mặn gầy hao, da diết…“ vẫn là em ! Chiếc áo dễ mang đến cho người mặc thứ cảm giác như đã „hư vô hóa“ mọi nỗi truân chiên có thực, nhằm bắt nhịp ung dung để tồn tại cùng với cuộc sống quanh mình.

    Đấy có là yếu tố hướng thượng đã lặng lẽ nâng chiếc áo lên tầm „một thứ xiêm y mầu nhiệm“ có một không hai trên cõi đời này ?

    Tuổi mới lớn nào không cảm nhận có sự chuyển hóa bất ngờ, khi ướm thử lần đầu chiếc áo : nói năng từ tốn, đi đứng khoan thai, vui đùa chừng mực… Riêng với những ai đã qua rồi cái ngưỡng của tuổi đôi mươi hay duyên phận trót thắm ở phương trời đâu đó – nếu vẫn mơ, hẳn mơ một ngày về cố xứ ngập ngừng khoác lại chiếc áo ngày xưa. Chỉ bấy nhiêu thôi, bằng như tự mình đánh thức tận cuối trời Quên cả một quãng đời thanh xuân tươi đẹp !

    Song giờ đây với những nhát kéo ngẫu hứng cùng năm bảy sự chắp „giàu sự đầu tư chạy theo thị hiếu“ hơn là giữ lại bản sắc và tôn trọng tính mực thước của phong tục tập quán. Chiếc áo chợt dưng biến dạng – lúc bất cập khi thái quá – không nặng về hình thức phẩm phục cung đình thì cũng hở hang dung tục(5). Vô tình, chúng ta đã đánh đồng tính truyền thống với xu hướng thời thượng : liệu chiếc áo dài truyền thống Việt Nam sẽ còn giữ được sức thu hút, đắm chìm và chiêm ngưỡng ?

    Phá vỡ những gì vốn thuộc về truyền thống là điều không dễ ai muốn hay muốn mà được. Cách điệu một sản phẩm cũng thế, đâu chỉ đơn thuần thay đổi hay lai hóa mẫu mã mà phải thay đổi thế nào, có bảo lưu truyền thống, nhắm tới sự thiện mỹ hay ích dụng. Bằng không, giá trị của sự cách điệu sẽ chẳng hơn kém gì một chuỗi thao tác vô hồn, đánh mất tính trang trọng và thuyết phục.

    Đành rằng, không thể phủ nhận tính tích cực của các nghệ nhân trong quá trình đa dạng hóa kiểu dáng cho chiếc áo. Tuy nhiên, cần phải rạch ròi giữa hành vi tiếp thị mẫu mã từng thứ thời trang của riêng mình (những nhà thiết kế) với việc sử dụng „chiếc áo dài truyền thống“ như một thương hiệu cầu chứng. Hạ thấp giá trị quốc hồn của một biểu tượng văn hóa vốn là sở hữu chung của cả dân tộc, liệu có được sự chấp nhận dễ dàng về phía đại chúng ?

    Muộn màng quá chăng, tham vọng đáng yêu… „muốn nói cho thế giới biết“ của nhà tạo mẫu ?

    Không, không những được nói đến – chiếc áo, tự lâu lắm rồi đã cầm chân và hóa đá biết bao du khách. Nay, mọi sự đánh giá đầy mỹ ý liệu có được nhân rộng – mỗi khi, hương đồng gió nội của thứ trang phục „giữ ngọc gìn vàng khép kín mi nhau“ của bao thời vang bóng – sau một chuỗi thử nghiệm biến tấu và cách điệu, đã… ít nhiều bay đi ?

    http://khoahocnet.com/2013/03/04/nguyen-van-sa-ao-dai-viet-nam/

    ReplyDelete
  4. kd thích chiếc áo dài truyền thống đẹp dần lên theo thời gian nhưng đừng biến tấu ...

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG