Wednesday, November 30, 2011

BÌNH THUẬN ĂN CỦ MÌ, 1 CHẾT, 7 CẤP CỨU


Theo bee.net.vn
Sau 2 ngày được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã La Gi - Bình Thuận, chiều 30/11, sức khỏe của 7 nạn nhân ngộ độc do ăn củ mì cao sản đã cơ bản ổn định, ngoại trừ một nạn nhân tử vong vào rạng sáng 28/11


Nạn nhân tử vong là K’ Nghĩa (3 tuổi); 7 nạn nhân còn lại là Gia Hà (11 tuổi), K’ Hào (2 tuổi), Mai Thị Nhi (10 tuổi), K’ Minh Phúc (7 tuổi), K’ Minh Hậu (12 tuổi), Gia Hải (14 tuổi) và K’ Thị Mai Phượng (19 tuổi). Tất cả đều ở thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân - Bình Thuận.


Chị Thông Thị Mai Trinh, có 3 con bị ngộ độc, cho biết trên báo NLĐ sáng 27/11, vợ chồng chị đi làm sớm, chỉ còn 3 con nhỏ ở nhà. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, các cháu đã xin củ mì cao sản bên nhà hàng xóm về luộc ăn. Đến khoảng 21h cùng ngày, vợ chồng chị đi làm về thì thấy các con có biểu hiện đau bụng, nôn mửa; 5 người hàng xóm cùng ăn củ mì cũng có triệu chứng tương tự. Đến rạng sáng 28/11, khi sức khỏe của các nạn nhân có chuyển biến xấu, gia đình mới đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh về độc tố của khoai mì và cách phòng tránh khi chế biến. Khoai mì có hai loại: Khoai mì lương thực là khoai mì thường, có vị ngọt, độc tố ở vỏ, đầu, ngộ độc thường do chế biến không đúng cách; Khoai mì cao sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chứa nhiều độc tố, có vị nhẫn, độc tố có ở cả củ mì, nên rất dễ gây ngộ độc nếu ăn phải.

Các bác sĩ còn cho biết, độc tố khoai mì là Glucoside: 93-96% là Linamarozit, 4-7% là Lotostralorit. Trong khoai mì thường hàm lượng Glucoside vào khoảng 20-30 mg/kg, và trong khoai mì cao sản là 60-150 mg/kg. Khi bị thủy phân ở dạ dày các Glucoside này sẽ cho Acid Cyanhhydric, gây ức chế hô hấp, ngạt tế bào làm trẻ khó thở, thở nhanh sâu, co giật, hôn mê, trụy mạch.

Để loại bỏ độc tố khỏi khoai mì, nên thực hiện những bước sau:

- Lột sạch lớp vỏ hồng của khoai mì, cắt bỏ 2 đầu ngọn củ khoai vì thường đậm độc chất tập trung ở đây cao.

- Ngâm trong nước sạch vài giờ, nhớ thường xuyên thay nước.


- Khi nấu phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài.


- Khi ăn khoai mì nếu thấy bị đắng nhẫn, nên bỏ đi, chỉ ăn củ khoai mì nào bùi bột
ngon.


16 comments:

  1. Củ mì là củ khoai or là củ sắn?

    ReplyDelete
  2. Củ khoai mì, ở miền Trung gọi là củ sắn. Nhưng ngoài Bắc mình thấy gọi củ đậu là củ sắn nên không biết ngoài Bắc gọi là sắn mì hay là khoai mì.

    ReplyDelete
  3. Trong củ sắn nhất là ở vỏ có chất Cyanua rất độc.

    ReplyDelete
  4. Này thì xóa đói giảm nghèo :(

    ReplyDelete
  5. Đúng đó, còn ở dạn glycozit nữa! Do vậy phải ngâm và luộc chín, mở nắp cho các chất cyanur bay đi hết

    ReplyDelete
  6. Trồng sắn nhiều làm hại đất:(

    ReplyDelete
  7. Đường lên thiên đường xhcn ngắn nhất!?
    36 năm "xây dựng đất nước đàng hoàng hơn to đẹp hơn" mà trẻ 3 tuổi còn phải ăn khoai mì cao sản? Bác ơi! Ngồi dậy mà xem!

    ReplyDelete
  8. Ôi! Sợ không có khoai mì ăn nữa kìa!

    ReplyDelete
  9. Nên em đi trồng khoai lang, khoai tây...Để khỏi sợ!

    ReplyDelete
  10. em là người bình thuận nà ,hic :(

    ReplyDelete
  11. trời củ mì độc quá nhỉ vậy mà lúc nhỏ kd hay ăn củ mì lắm may mà chưa sao .

    ReplyDelete
  12. Loại củ mì nhỏ bột nhiều ăn hơi dẻo thì ít độc, khi luộc xong để nguội là ăn được. Loại mì cao sản hay còn gọi là mì Ấn Độ thì rất là độc đó. Loại mì này củ lớn, lá lại nhỏ. Nhà BT đi kinh tế mới nên BT có đi làm mì với gia đình và biết như vậy đó.

    ReplyDelete
  13. Em ở Bình Thuận mà là Bình Tuy hay Thuận Hải vậy? Rất vui được làm quen nhé.

    ReplyDelete
  14. Mình đi trồng bình tinh đây:)

    ReplyDelete
  15. Trước khi luộc thì nên ngâm củ mì trong nước độ vài tiếng đồng hồ, cho nhả bớt độc tố
    Khi luộc khoai mì thỉnh thoảng mở nắp vung nồi cho bay hơi bớt. Khi ăn, nên chấm với đường là tốt hơn cả.

    Em nghe nói vậy đó. Sẽ tránh được phần lớn độc tố (Acid Cyanhydric - HCN )
    Phải hôn chị ?

    ReplyDelete
  16. Đúng như songthu nói, ngâm trong nước vài tiếng, đổ đi rồi ngâm lại. Thường ở quê thường ngâm với nước vo gạo, sau đó ngâm lại nước sạch. Khi luộc thỉnh thoảng mở nắp nồi, luộc xong, kiểm tra bằng cách lấy chiếc đủa xuyên qua khúc củ mì. Nếu xuyên qua nhẹ nhàng là mì đã chín. Phải để mì nguội rồi hẵng ăn.

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG