Monday, June 17, 2013

Kỳ án ở Đồng Nai: Tham nhũng gần... nửa tấn vàng

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/127510/ky-an-o-dong-nai--tham-nhung-gan----nua-tan-vang.htmlTrong những năm 1978 - 1979, Công an tỉnh Đồng Nai được giao nhiệm vụ mua sắm phương tiện, tổ chức cho một số ngoại kiều có nguyện vọng được hồi hương để đoàn tụ gia đình. Quá trình thực hiện chủ trương nhân đạo này đã phát sinh nhiều tiêu cực do một số cán bộ công an biến chất lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm hồ sơ khống, nhận hối lộ, đút túi hàng trăm kg vàng.

Lật lại vụ án từ 10 năm trướcTS. Dương Thanh Biểu tham gia chuyên án N2 từ năm 1989, với vai trò là điều tra viên cao cấp, thực hiện nhiệm vụ điều tra xét hỏi các nghi can. Đây là vụ án đặc biệt ấn tượng với vị nguyên Viện phó Viện KSNDTC, không phải chỉ vì lần đầu tiên ông tham gia vụ án với vai trò điều tra viên cao cấp, mà còn vì tính chất phức tạp, thử thách của nhiệm vụ.
Ông Biểu nhớ lại: “Thời điểm thành lập ban chuyên án N2, chúng tôi phải nghiên cứu hồ sơ vụ án xét xử từ năm 1984. Chủ mưu cầm đầu vụ án này là Nguyễn Hữu Giộc, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, Giộc đã bị kết án tử với những hành vi phạm tội như: Lạm dụng chức vụ quyền hạn tha trái pháp luật người bị giam, đưa người trốn đi nước ngoài trái phép, tham ô tài sản XHCN tới 1979 lượng vàng.
tham nhũng, vàng, đầu cơ
Thế nhưng, còn một vấn đề tồn tại lớn sau vụ án là có hơn 400 kg vàng mà Giộc có trách nhiệm bàn giao cho ngân hàng hiện không tìm ra tung tích. Những cán bộ nào đã tham gia tẩu tán số tài sản khổng lồ lên tới gần nửa tấn vàng?. Dư luận cho rằng vẫn còn một số đối tượng có hành vi phạm tội nhưng chưa được phát hiện, xử lý”.
Cuối những năm 1980, nhiều người đã có thư tố cáo gửi các cơ quan Trung ương và địa phương, chỉ đích danh một số cán bộ lúc đó đang công tác tại Phòng Bảo vệ chính trị Công an Đồng Nai có liên quan đến vụ án.
Năm 1987, hai người phụ nữ tại tỉnh này liên tục gửi đơn thư tới các cơ quan Trung ương và địa phương, tố cáo Phạm Tấn Hưng (tức Sáu Cương), trước đây công tác tại Phòng Bảo vệ chính trị Công an Đồng Nai đã quan hệ với các phần tử xấu, tổ chức nhiều chuyến trốn đi nước ngoài để thu tiền, vàng.
Trong đơn của người vợ bé Sáu Cương tố cáo chính chồng mình, người này cho rằng Sáu Cương là một trong những tay chân đắc lực của nguyên Giám đốc Công an tỉnh, đã thu rất nhiều tiền vàng bất chính nhờ hoạt động đưa người vượt biên. Đơn tố cáo còn chỉ đích xác địa điểm hiện cất giữ hàng nghìn cây vàng của Sáu Cương…
Từ các nguồn tin đó, cơ quan điều tra tiến hành xác minh, bước đầu kết luận việc tố cáo trên đây là có căn cứ nên đã khởi tố vụ án, bị can và bắt giam Sáu Cương để điều tra làm rõ. Trong thời gian bị giam, nghi phạm đã khai ra nhiều hành vi phạm tội của mình và những người khác đang công tác ở ngành công an.
Đối đầu với những nghi can lọc lõi
Từng nút thắt của vụ án “hậu Nguyễn Hữu Giộc” được tháo gỡ, nhưng điều đáng buồn đi kèm là tâm trạng hoang mang, nghi ngờ lẫn nhau trong nội bộ cơ quan Công an Đồng Nai. Danh sách cán bộ Công an Đồng Nai liên quan đến vụ án tham nhũng này lên tới gần 20 người và dường như còn chưa dừng lại ở đó.
Nội bộ Công an Đồng Nai dấy lên nhiều ý kiến theo chiều hướng thoái lui khi đề cập đến vụ án có số vàng “khủng” bị thất thoát. Sau khi vụ án được xét xử, nguyên Giám đốc Công an tỉnh đã bị tử hình, đồng bọn bị phạt tù rải rác khắp các trại của Bộ Công an, Công an TP HCM…
Mặt khác, tâm lý của kẻ phạm tội như Nguyễn Hữu Giộc luôn xác định một khi đã bị bắt thì chắc chắn phải đối mặt với án tử, nên những lời khai bất nhất, khi đổ lỗi cho người này, lúc gieo vạ cho người kia. Một số đối tượng liên quan đến vụ án đã bị phát lệnh truy nã, vẫn đang trong quá trình truy bắt. Việc truy tìm gần nửa tấn vàng khó như mò kim đáy bể.
Theo chỉ đạo của Trung ương, để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, ngày cuối tháng 5/1989, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai đã quyết định thành lập Ban chuyên án N2 do Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đồng Nai làm Trưởng ban.
Ban chuyên án này đặt dưới sự chỉ đạo chung của Cấp ủy Đồng Nai và sự chỉ đạo nghiệp vụ của đồng chí Trần Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện KSNDTC. Để tăng cường lực lượng, cấp trên quyết định điều động một số cán bộ của Viện KSNDTC vào cuộc, trong số đó có TS. Biểu.
Dù đã cử các cán bộ ngành kiểm sát vào cuộc, nhưng trong quá trình điều tra vụ án vẫn có hiện tượng lộ bí mật điều tra rất nghiêm trọng. Bản tường trình của Sáu Cương cho biết, khi hỏi cung, có cán bộ điều tra gặp gỡ, mớm cung cho các bị can, tạo điều kiện cho thông cung với nhau nhằm che giấu, giảm nhẹ trách nhiệm.
Tình hình lộ kế hoạch điều tra trong ban chuyên án gây áp lực rất lớn lên các cán bộ điều tra như TS. Biểu.
Ông nhớ lại: “Ngày đó điều lo ngại nhất với tôi là với những kinh nghiệm ít ỏi của hơn mười năm công tác. Mình sẽ đối đầu như thế nào với những bị can nguyên là cán bộ công an kinh nghiệm đầy mình, có thừa thủ thuật che giấu hành vi phạm tội?”.
Theo Xa lộ pháp luật

2 comments:

  1. Ai biết ma ăn cỗ lúc nào ? ăn bao nhiêu chỉ có ma biết thôi ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ma chắc ăn nhiều hơn người? Vô thiên lủng ?

      Delete

LÊN ĐẦU TRANG