Monday, May 13, 2013

Khai thác bôxit: nguy cơ thua lỗ nặng nề

13/05/2013 08:25 (GMT + 7)

TT - Trước công bố mới nhất về các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hai dự án bôxit Tây nguyên, với tư cách chuyên gia, TS Nguyễn Thành Sơn - giám đốc Ban quản lý dự án đồng bằng sông Hồng của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) - cho rằng:

- Nếu căn cứ vào số liệu mới công bố của TKV, dự án Tân Rai vẫn khó có hiệu quả kinh tế - xã hội, dự án Nhân Cơ còn thua lỗ nặng nề hơn Tân Rai. Chỉ đơn cử, TKV công bố dự án Tân Rai có các loại thuế phải nộp bình quân 422 tỉ đồng/năm. Số tiền này tính ra tương đương với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và phí môi trường. Trong khi đó, theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thuế xuất khẩu quặng nhôm là từ 15-40%. Giả sử dự án xuất khẩu alumina được ưu đãi áp dụng thuế xuất khẩu thấp nhất là 15%, số tiền thuế phải nộp ít nhất đã là 752 tỉ đồng/năm. Trong vòng 30 năm, nếu theo tính toán của TKV, ngân sách nhà nước sẽ thất thu ít nhất 22.560 tỉ đồng. Nếu tính đủ cả chi phí trên, dự án Tân Rai không thể có hiệu quả, lợi nhuận như TKV công bố.
Nhiều mâu thuẫn
"Tôi cho rằng với dự án Tân Rai đã hoàn thành, chúng ta cần làm rõ các thông số cam kết của nhà thầu, công khai và minh bạch về chi phí đầu tư, giá thành tính đúng, tính đủ... Dự án Nhân Cơ trước mắt nên dừng lại vì chắc chắn dự án Nhân Cơ còn kém hiệu quả hơn Tân Rai"
TS Nguyễn Thành Sơn
* Như vậy, ông đánh giá thế nào về hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung?
- Theo số liệu mới, tổng mức đầu tư của cả hai dự án là khoảng 30.000 tỉ đồng (khoảng 1,5 tỉ USD), nhưng chỉ tạo ra được 1.500 việc làm. Như vậy, để tạo ra một chỗ làm việc, các dự án bôxit cần đầu tư đến gần... 1 triệu USD/người. Trong khi số tiền 1,5 tỉ USD này nếu đầu tư cho cây công nghiệp sẽ tạo ra hàng triệu việc làm để góp phần ổn định đời sống của 6 triệu người dân trên Tây nguyên.
* TKV cho biết khoảng 12 năm sau, hai dự án bôxit sẽ thu hồi được vốn, dù thời gian dự tính lỗ sẽ 5-7 năm. Ở đây có điều gì mâu thuẫn không?
- Có khá nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn lớn nhất là dù sử dụng tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân để xuất khẩu, nhưng TKV - một doanh nghiệp nhà nước - lại tính thuế xuất khẩu bằng 0% (trong khi Quốc hội quy định ít nhất là 15%). Nếu theo công bố của TKV, tổng giá trị lỗ trong năm năm của dự án Tân Rai là 1.019 tỉ đồng, trong khi tổng vốn phải thu hồi của Tân Rai là 15.172 tỉ đồng. Như vậy, nếu Tân Rai chỉ lỗ năm năm thì trong bảy năm tiếp theo, dự án Tân Rai sẽ phải có lợi nhuận sau thuế bình quân 2.313 tỉ đồng/năm. Con số lợi nhuận sau thuế lớn như vậy, với một ngành công nghiệp như bôxit là rất hiếm thấy. TKV cũng chưa cho thấy cơ sở khoa học của cách tính này.
* Ông có khẳng định trong bài tham luận hội thảo rằng công nghệ khí hóa than của dự án Tân Rai lạc hậu khoảng 1/2 thế kỷ. Điều này ông rút ra từ đâu và nó nói lên điều gì?
- Các số liệu trong tham luận của tôi được lấy từ cam kết của nhà thầu. Theo cam kết của nhà thầu, để sản xuất 1 tấn alumina cần tiêu hao 679kg than, 74kg xút, 49,26kg vôi, 7m3 nước và 2,737 tấn quặng tinh. Riêng chi phí về than đã chiếm khoảng 26,5% giá thành alumina. Đặc biệt, chi phí cho khâu khai thác bôxit của TKV cũng khá đắt, lên tới khoảng 38 USD/tấn alumina. Điều này nói lên công nghệ của dự án Tân Rai lạc hậu nên tiêu hao nhiều than, tiêu hao rất nhiều nước và tiêu hao nhiều quặng bôxit (tổn thất tài nguyên lên tới hơn 50%).
* Với chi phí nguyên, nhiên liệu như vậy, ngay cả khi giá alumin thế giới tăng thì các nhà máy bôxit Tây nguyên cũng khó lòng cạnh tranh được với các nhà máy alumin khác trên thế giới?
- Rất khó có thể cạnh tranh được. TKV tính toán hiệu quả kinh tế với khẳng định giá bán sẽ tăng khoảng 1,21%/năm. Trong tham luận của mình, tôi dự báo và tính mức tăng giá bán còn cao hơn (1,26%/năm), nhưng nếu tính đúng, tính đủ các chi phí khác thì phải nói thật là chưa thấy có kịch bản nào có hiệu quả kinh tế.
* Sắp tới, hai dự án bôxit có thể sẽ có thêm nguồn thu vì TKV cho biết sẽ thu hồi được sắt từ bùn đỏ. Điều này sẽ tăng hiệu quả dự án?
- Về xử lý bùn đỏ, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ VN “đang hoàn thiện đề tài ở quy mô thử nghiệm, để chuyển sang quy mô công nghiệp việc nghiên cứu xử lý bùn đỏ để thu hồi lại xút, sản xuất sắt xốp, xỉ”. Trên thế giới, những dự án/đề tài thí điểm kiểu như vậy đã “thành công” rất nhiều nhưng chỉ trong quy mô thí nghiệm thôi. Thực tế, quặng sắt Thạch Khê có hàm lượng ôxít sắt còn cao hơn 2-3 lần so với bùn đỏ, nằm ngay sát bờ biển sao không làm? Nếu TKV tiến hành thu hồi quặng sắt từ bùn đỏ, tôi sợ rằng sẽ thêm một khâu lỗ nữa cho dự án alumina vì giá thành sản phẩm sắt xốp từ thu hồi bùn đỏ sẽ rất cao...
20 năm sau mới trả hết nợ

2 comments:

  1. tất cả đều là chi phí đã bỏ ra và đã biến mất – mà giới kinh doanh gọi là sunk cost. Ngưng bây giờ thì Nhân Cơ chỉ mất 6.900 tỷ đồng. Nếu không ngưng con số thiệt hại chắc chắn sẽ lên 16.000 tỷ đồng và số lỗ lã hàng chục năm sau đó nữa. Ngưng thì bauxite vẫn còn đó không ngưng thì vừa mất tiền vừa mất tài nguyên.
    http://quechoa.vn/2013/05/14/nuoc-da-do-ra-roi/

    ReplyDelete
    Replies
    1. TKV khẳng định bôxit Tân Rai có hiệu quả
      15/05/2013 09:36 (GMT + 7)
      TT - Sáng qua (14-5), tại cuộc giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Văn Biên, phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV), cho biết hiện nay có hai luồng ý kiến về dự án khai thác bôxit.
      ......... trước câu hỏi đề nghị cho biết ý kiến của TKV đối với việc nhiều nhà khoa học đánh giá dự án không hiệu quả, bao gồm cả ý kiến của những người đang và đã làm việc trong TKV..., ông Nguyễn Văn Biên không trả lời trực tiếp vào nội dung câu hỏi mà chỉ tiếp tục dẫn ra một số thông tin để khẳng định tính hiệu quả của dự án.

      Theo dự kiến, vào sáng 16-5 TKV sẽ họp báo về các vấn đề liên quan tới hai dự án khai thác bôxit và sau đó sẽ tổ chức cho báo chí đi tìm hiểu thực tế tại hai dự án này.

      * Ngày 14-5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đã có buổi làm việc với 16 hộ dân ở xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp để nắm bắt tình hình giải quyết khiếu nại về đền bù giải phóng mặt bằng dự án xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ.

      Tại buổi làm việc, các hộ dân đã nêu lên những bức xúc về việc thu hồi, cưỡng chế giải tỏa đất triển khai không đúng trình tự, nhiều trường hợp diện tích đất bị thu hồi thực tế lớn hơn trong quyết định thu hồi, diện tích đất thu hồi bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí, tiền đền bù đất thu hồi thấp, còn giá đất tái định cư lại quá cao.

      Trước đó ngày 17-1, tại cuộc đối thoại với các hộ dân có liên quan đến dự án bôxit Nhân Cơ, ông Nguyễn Đức Luyện - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - chỉ đạo các đơn vị khảo sát, đo đạc phần thu hồi vượt để bảo đảm quyền lợi của dân, điều chỉnh hạ giá đất tại khu tái định cư...

      Tuy nhiên, theo phản ảnh của người dân, đến thời điểm này kết luận của phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vẫn chưa được các cơ quan liên quan thực hiện.
      .....
      http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/548403/tkv-khang-dinh-boxit-tan-rai-co-hieu-qua.html

      Delete

LÊN ĐẦU TRANG