Sunday, September 23, 2012

Trái dừa đặc biệt Coco de Mer

Đọc bên nhà BB, đem về chia sẻ với các bạn để hiểu thêm những điều thú vị trong thiên nhiên

Trái dừa đặc biệt


Quả dừa hình vòng 3 phụ nữ với “chỗ kín” được thiên nhiên miêu tả rất chân thực.
    Loại dừa được công nhận lớn nhất thế giới này có tên là Coco de Mer, chỉ mọc ở Vallee de Mai trên đảo Praslin (phía Tây Nam Ấn Độ Dương).

   Trung bình 1 quả dừa nặng khoảng 23 đến 30kg, cao từ 25 đến 34 cm và dài khoảng từ 7 đến 10 cm.
 Trung bình một quả dừa được bán với giá 300 bảng Anh.
 






                                                    Quả dừa Coco de Mer







Có nhiều cách lý giải nguồn gốc của loại quả này. Câu chuyện còn lại mang nhiều màu sắc ly kỳ, thần thoại:  Đảo Praslin thuộc khi hậu nhiệt đới, nhiều mưa, cây dừa phát triển tươi tốt. Những đêm "phong ba bão bùng"cũng là thời điểm "hẹn hò" tốt nhất của "cây đực và cây cái" để tạo ra loại quả đặc biệt này. Những tiếng lào xào trong gió của từng tán lá dừa được người dân gọi là "âm thanh thân mật". Người chứng kiến khoảnh khắc này có thể gặp nhiều điều xui xẻo hoặc những sự cố oái oăm kỳ lạ.  Chính vì thế từ trước đế nay chưa có ai dám "theo dõi" cây dừa trong những đêm mưa bão.




Quả dừa hình vòng 3 và chỗ kín của người phụ nữ



Mặt cắt





Hoa đực và hoa cái

Hoa đực và hoa cái




ST
Phần đọc thêm:


Tên Latin: Lodoicea maldivica

Tình trạng: dễ bị tổn thương

Kích thước: Loài cọ này có lá dài nhất và những hạt giống lớn nhất và nặng nhất của bất kỳ thực vật nào trên thế giới. Cây trồng có thể phát triển lên đến 34 mét chiều cao, với lá lên tới 10m chiều dài và 4m chiều rộng. Những bông hoa nam và nữ được sinh ra trên cây riêng biệt và các bông đực có thể đạt đến 1 mét chiều dài, làm cho chúng dài nhất thế giới. Những hạt giống có thể nặng hơn 30 kg.

Phân bố: Chỉ có hai quần thể tự nhiên của loài này vẫn còn. Khai thác quá mức lâu dài của các hạt giống bất thường khiến sự 
tái sinh tự nhiên

 hầu như bị xóa sổ .

Tuổi thọ: Loài cọ Coco-de-mer mất từ 25 - 50 năm để trưởng thành và kết trái. Trái cây có thể mất đến 2 năm để nảy mầm.

Nơi phân bố: Loài cọ Coco-de-mer tự nhiên chỉ được tìm thấy trên các hòn đảo Praslin và Curieuse ở Seychelles. Nó đã bị tuyệt chủng trên các đảo St Pierre, Chauve-Souris và Round. Tiểu quần thể được trồng trên đảo Mahé và Silhouette. Cây đơn lẻ cũng đang được trồng trong các vườn thực vật trên thế giới.

Các mối đe dọa: Các hạt giống của coco-de-mer được đánh giá cao và do các bộ sưu tập của hạt giống đã khiến cho 
tất cả các tái sinh tự nhiên 

hầu như ngừng lại  . Các cây cọ còn lại cũng bị đe dọa bởi nạn cháy và xâm lấn bởi các loài thực vật xâm lấn.

15 comments:

  1. Tò mò nên vào Google, search "Coco de mer" và khám phá nhiều điều kỳ thú. Trong Wikipedia có đoạn:
    "The unique double coconut closely resembles a woman's buttocks.This association is reflected in one of the plant's archaic botanical names, Lodoicea callipyge Comm. ex J. St.-Hil., in which callipyge is from Greek words meaning 'beautiful buttocks'. Other botanical names used in the past include Lodoicea sechellarum Labill. and Lodoicea sonneratii (Giseke) Baill.
    Until the true source of the nut was discovered in 1768 by Dufresne, it was believed by many to grow on a mythical tree at the bottom of the sea. European nobles in the sixteenth century would often have the shells of these nuts polished and decorated with valuable jewels as collectibles for their private galleries. The Coco de Mer tree is now a rare and protected species..."

    (http://en.wikipedia.org/wiki/Coco_de_Mer)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dừa đôi độc đáo trông rất giống bộ mông của đàn bà. Điều này được phản ánh qua tên thực vật cổ xưa của loài cây, Lodoicea callipyge Comm. ex J. St.-Hil, trong đó callipyge là từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là " mông đẹp". Các tên khác thực vật được sử dụng trong quá khứ bao gồm Lodoicea sechellarum Labill. và Lodoicea sonneratii (Giseke) Baill.
      Cho đến khi nguồn gốc thực sự của hạt đã được phát hiện năm 1768 bởi Dufresne, nhiều người đã tin cây được mọc từ một cây huyền thoại ở dưới cùng của biển. Quý tộc châu Âu trong thế kỷ mười sáu thường dùng vỏ của các hạt đánh bóng và trang trí với đồ trang sức có giá trị như sưu tầm cho các phòng trưng bày riêng tư của họ. Coco de Mer cây bây giờ là một loài quý hiếm và được bảo vệ ... "

      Delete
  2. Hèn gì còn được gọi là Coco de Mer. Chắc nghĩ tới bộ mông của mỹ nhân ngư:))

    ReplyDelete
  3. Wow ! Đúng là tạo hóa muôn màu muôn vẻ,diệu kỳ,nhìn hoa cây đực cây cái giống y như con người vậy nhỉ? Lạ thật...Chắc phải có liên quan gì nhau,nhìn chúng tự nhiên nghĩ là mọi thứ do tạo hóa đã sắp đặt,kể cả con người.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mọi điều đều do sự sắp đặt của Đấng Tạo Hóa:)

      Delete
  4. Thiện tai,thiện tai,bần tăng có chết khát cũng không uống loại dừa yêu quái nầy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạch Sư thầy. Mọi cái đều do tâm tưởng mà ra cả ạ:))

      Delete
  5. Thiện tai,thiện tai...Tướng tự tâm sanh....Mọi cái đều do tâm mà sinh ra.Nhưng nếu không chịu dụng tâm vào bất cứ chuyện gì,hóa ra là vô tâm ư?Vô ngã chứ không được vô tâm.Cho nên,dụng tâm hay không dụng tâm là ở tùy lúc,tùy nơi cho phù hợp mà thôi.Thiện tai,thiện tai.....

    ReplyDelete
  6. Bạch Thầy. Thiết nghĩ, minh tâm thì phân biệt được giữa nội dung và hình thức, nhận chân được giữa bản chất và hiện tượng. Cái hình thù bên ngoài của quả dừa ấy tuy thô lậu nhưng chưa biết chừng nguồn nước bên trong lại ngọt ngon vô ngần ạ:))

    ReplyDelete
  7. Không dám,không dám có sự "biết chừng" đâu,thiện tai,thiện tai....Cầu xin ơn trên gia hộ cho bần tăng trên bước đường hành đạo,không bao giờ bị trôi dạt vào cái đảo ma mị,có loại dừa yêu quái"ngon ngọt vô ngần "kia.Thiện tai,thiên tai:/

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hai nhà sư mang theo phương trượng, pháp chỉ lên đường đi làm một việc. Một người pháp danh Liễu Không, một người pháp danh Liễu Trần. Hai người phăm phăm bước đi trên con đường dài. Trên đường có rất nhiều phong cảnh đẹp. Hai người nhìn ngắm, đều tấm tắc khen. Liễu Không sung sướng đến mức dường như không chịu nổi, nhưng đấy là hồng trần, không phải thế giới của nhà sư.
      Liễu Trần là sư huynh, sư huynh thấy phong cảnh đẹp quá cũng dường như không chịu nổi. Nhà sư nghĩ thầm: "Sư đệ nhỏ tuổi hơn ta, hẳn là thèm muốn hơn ta". Liễu Trần liền bảo Liễu Không:
      - Sư đệ, huynh kể cho đệ nghe một câu chuyện nhé!
      Liễu Không nói:
      - Hay lắm, đệ đang phiền muộn đây!
      Liễu Trần bảo:
      - Câu chuyện này do sư phụ kể cho huynh nghe đấy!
      Liễu Không ngước mắt nhìn sư huynh, mắt sư huynh hiền dịu và sư huynh kể:
      - Có một hoà thượng ngồi thiền nhưng lạ thay hễ ông ngồi xuống vào dụng công tham thiền thì phát hiện có một con sư tử rất hung dữ đến trước mặt ông nhảy nhót. Hòa thượng muốn tránh nó nhưng làm cách nào cũng không tránh được. Càng ra sức tránh, nó nhảy càng điên cuồng. Hòa thượng vừa sợ vừa hết sức vui mừng vì sư tử là vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát. Văn Thù lại là hóa thân của trí tuệ! Hòa thượng nghĩ: Có lẽ do ông tu hành tốt, tu luyện đã đến trình độ nhất định nên Văn Thù Bồ Tát mới báo ngầm cho biết và hiển linh trước mặt ông. Hòa thượng kể điều phát hiện ấy cho sư phụ nghe.
      Sư phụ là vị cao tăng đã đắc đạo, nghe xong cao tăng không nói gì chỉ đưa cho hòa thượng một con dao. Hòa thượng không dám nhận, sư phụ bảo:
      - Văn Thù là Bồ Tát, con vật ông cưỡi không thể là vật phàm trần, nhất định đã thành thiêng. Nếu con dùng dao này giết được sư tử thì chứng tỏ con sư tử ấy là ma biến thành; nếu giết mà nó không chết thì con sư tử ấy mới là vật cưỡi của Văn Thù. Con hãy thử xem thế nào!
      Tin lời sư phụ, hòa thượng lại ngồi thiền và con sư tử đó lại đến. Hòa thượng càng dụng công tham thiền thì con sư tử nhảy càng hăng. Thấy sư tử nhảy như quên mọi sự, hòa thượng thầm nghĩ thời cơ đã đến, liền rút dao ra đâm phập vào sư tử...".
      Kể đến đây, Liễu Trần ngừng lời hỏi sư đệ:
      - Đệ thử nói lưỡi dao đó đâm vào đâu nào?
      Liễu Không đáp:
      - Có lẽ đâm vào đùi hòa thượng tọa thiền.
      Liễu Trần nói:
      - Đâm vào người sư tử chứ! - Tiếp đó lại hỏi Liễu Không:
      - Sao đệ lại nghĩ dao đâm vào đùi hòa thượng tọa thiền?
      Liễu Không đáp:
      - Theo đệ hiểu, sư tử là hư không, đùi hòa thượng mới là thật.
      Liễu Trần nín lặng. Liễu Không hỏi:
      - Đệ nói không đúng à?
      Liễu Trần đáp:
      - Sư phụ chỉ kể đến đấy để cho huynh nghĩ. Đến bây giờ huynh vẫn chưa giác ngộ ra.

      Delete
  8. ***

    Hai người không nói gì nữa, lẳng lặng bước đi.
    Phía trước mặt hiện ra một con sông rất rộng, dễ đến ba bốn trăm thước, trông thật mênh mông, nhưng nước lại nông và chảy nhè nhẹ, cá bơi tung tăng. Một cô gái đứng trên bờ, cô chỉ chừng đôi tám, đi đôi giày thêu màu đỏ, mặc quần ống thụng màu xanh biếc, còn cái áo thì đỏ như lửa. Cô có bím tóc thật dài, ngọn tóc tinh nghịch đuổi theo gió.
    Xem ra cô gái muốn qua sông sang bờ bên kia. Bờ bên ấy có bao nhiêu là hoa, hoa đỏ, hoa vàng, hoa xanh, nhiều và đẹp hơn bờ bên này. Nhìn đôi giày của cô thì biết cô sợ nước. Giày của cô rất mới, mũi giày thêu mấy đóa hoa đào, rất tươi như đang đua nhau nở. Cô gái đành đứng trên bờ mà nhìn sang cảnh rực rỡ muôn màu ở bờ bên kia, tay vò chéo áo.
    Liễu Trần nhìn thấy thế chỉ thở dài, sau đó niệm A Di Đà Phật. Liễu Không chẳng nói gì, chỉ nhìn cô gái.
    Liễu Trần nhìn sư đệ, muốn bảo cho sư đệ nhớ mình là người xuất gia, mọi thứ trên thế gian đều hư không, cả đến đất, nước, lửa, gió làm nên thế giới cũng đều hư không.
    Nhưng Liễu Không chẳng dừng chân, đi thẳng đến trước mặt cô gái, chắp tay niệm A Di Đà Phật, sau đó cúi lưng cõng cô qua sông. Cô gái rất ngạc nhiên song cũng rất vui mừng. Cô không khách sáo nằm phục trên lưng Liễu Không.
    Liễu Không lội xuống nước. Nhìn ngọn cỏ xanh co mình lại trên bờ, cô gái biết nước lạnh như dao cắt. Liễu Không liếc nhìn nước, nước rất trong, sóng lăn tăn gợn. Cá lội tung tăng làm sóng cả nước. Liễu Không cõng cô gái lội qua sông mà đi, nước rẽ rào rào. Liễu Trần nhìn theo lưng Liễu Không, chắp tay niệm A Di Đà Phật rất thành kính, rất thành kính...
    Cuối cùng đã tới bờ bên kia, Liễu Không đặt cô gái xuống.
    Cô gái nói:
    - Cảm ơn sư phụ!
    Liễu Không đáp lại:
    - A Di Đà Phật!
    Cô gái tưởng nhà sư còn chưa nghe rõ, nhắc lại:
    - Cảm ơn sư phụ!
    Liễu Không lại niệm A Di Đà Phật rồi tiếp tục đi. Liễu Trần đi theo sau, nghĩ: "Sư đệ ơi, lục căn của đệ chưa dứt hẳn, người xuất gia làm sao còn vướng bụi trần? Chao ôi, đệ tu hành như thế thì đắc đạo sao được, thành Phật sao được?".
    Liễu Không chỉ nhìn về phía trước, mải miết đi. Liễu Không đổ mồ hôi đầy đầu. Liễu Trần nghĩ: "Sư đệ, đệ chột dạ rồi phải không?". Nghĩ thế rồi Liễu Trần hỏi:
    - Sư đệ, sao đổ lắm mồ hôi thế?
    - Nóng quá ! - Liễu Không đáp.
    - Ừ, nóng quá! - Liễu Trần nói.
    Liễu Không nhìn đăm đăm sư huynh. Từ ánh mắt của sư huynh, Liễu Không đã hiểu tất cả. Không biết làm thế nào, nhà sư chỉ cười. Liễu Trần hỏi:
    - Sư đệ, đệ có biết vừa nãy mình đã làm gì không?
    Liễu Không đáp:
    - Đệ chẳng làm gì cả.
    - Đệ có làm đấy!- Liễu Trần nói.
    - Đệ không làm!- Liễu không nói.
    Liễu Trần hỏi:
    - Đệ quên à?
    Liễu Không đáp:
    - Đệ quên rồi.
    Liễu Trần nhắc:
    - Sư đệ, đệ vừa cõng một cô gái qua sông đấy thôi!
    Liễu Không "à" một tiếng, nói:
    - Đúng rồi, đệ có cõng một cô gái qua sông, nhưng sang đến bờ bên này là đệ đặt cô ấy xuống rồi quên luôn, chứ không như sư huynh đến bây giờ vẫn còn cõng cô ấy.
    Liễu Trần nín lặng và hiểu vì sao sư phụ lại đặt pháp danh cho mình là Liễu Trần. Liễu Trần cũng hiểu bây giờ trên con đường xa xăm này chỉ có cách là mải miết mà đi. Cảm thấy phiền não, Liễu Trần liền niệm A Di Đà Phật.

    ***

    ReplyDelete
  9. ***

    Liễu Không biết sư huynh đang tự độ cho mình, nhưng thực ra, bản thân làm thế nào tự độ cho mình được, trừ phi là có thuyền.
    Nhưng trên đường làm sao có thuyền đây? Chỉ có gió mà thôi. Liễu Không bật cười. Thực ra trên thế gian chỉ cần có gió là đủ. Liễu Không cũng niệm A Di Đà Phật theo sư huynh.
    Đúng lúc đó, từng cụm gió lớn nở hoa trên đường đi. Liễu Không biết đó là hoa sen, hoa sen trắng ngần, tinh khiết.
    Còn cô gái ở đằng sau họ bỗng bay lên thành một đám mây hồng.

    Mẫn Phàm Lợi
    Phạm Tú Châu dịchhttp://www.oldcottage.net/vuonthien/truyenthien/hainhasu.html

    ReplyDelete
  10. Xin có lời cám ơn thí chủ đã bỏ nhiều thời giờ quý báu để đàm đạo cùng bần tăng.Câu chuyện trên có cái lý riêng của nó,cũng như thí chủ cũng có cái lý riêng khi chịu mất thời gian quý báu để đăng lên câu chuyện ảo tưởng nầy.Cám ơn thí chủ.Thiện tai,thiện tai.....

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đa tạ sư thầy đã có lời. Cuộc đời sắc sắc không không, mọi cái có đó rồi mất đó, như gió thoảng mây bay.
      Hạnh ngộ nầy cũng xin cám ơn sư thầy đã ghé thăm.

      Delete

LÊN ĐẦU TRANG