Thursday, August 9, 2012

XÔI NGŨ VỊ




Xôi Đăm Đeng có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác. Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm. Xôi Đăm Đeng thường được ăn với muối vừng hoặc ruốc tùy theo khẩu vị từng người. Người dân miền núi quan niệm rằng ăn xôi này sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành.




Món xôi này rất độc đáo vì được nấu từ gạo nếp nương và tất cả màu sắc của xôi không tạo ra bằng phẩm màu mà bằng hương sắc của cây cỏ. Người ta lấy lá của cây cẩm và vài loại lá khác đun lên, chắt nước ra, ngâm gạo nếp vào khoảng vài giờ rồi mang đồ trên chõ gỗ. Nước ngâm gạo phải nóng già thì khi chín xôi mới có độ dẻo.


Xôi “Đăm Đeng” Bắc Kạn
Xôi Đăm Đeng là món ăn đặc sắc của người dân miền núi phía Bắc từ bao đời nay. Xôi Đăm Đeng thường có trong những phiên chợ, ngày cưới hay dịp lễ, tết của người dân tộc miền núi phía Bắc 

Ngày xưa nghe mạ nói, lúc trước mệ cố nấu xôi nhuộm nhiều màu gọi là xôi ngũ sắc hay xôi ngũ vị. Không biết có giống xôi này không?
Chắc là màu tím là từ lá cẩm, màu vàng từ hạt dành dành và màu đỏ cam từ quả gấc? Nếu có màu xanh ngọc nữa thì rất là đẹp
Kho tàng ẩm thực Việt Nam
XÔI NGŨ SẮC YÊN BÁI
13:50 | 28/01/2011
NS 350.jpgThanh Tân
(unescoamthucviet) Về Mường Lò, mảnh đất miền Tây của tỉnh Yên Bái những ngày đầu xuân, du khách không chỉ được đắm chìm trong cảnh sắc êm ả của núi rừng Tây Bắc mà còn được đắm say trong điệu khắp điệu xoè, cùng thưởng thức các món ăn dân dã đặc sản của người Thái Mường Lò như cơm lam, xôi ngũ sắc.
Người Thái Mường Lò đã định cư ở mảnh đất Tây Bắc từ rất lâu đời, với những bản sắc văn hoá rất độc đáo, đặc biệt là văn hoá ẩm thực. Xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Cứ mỗi độ tết đến xuân về, vào mùa lễ hội người Thái Mường Lò thường tổ chức các hội thi để chọn cho bản mình những cô gái duyên dáng khéo tay hay làm. Việc làm xôi ngũ sắc là một trong những cuộc thi mỗi dịpđầu xuân để các cô gái có dịp trổ tài khoe sắc.
Để có xôi ngon, thơm dẻo người làm nghề phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ xôi. NguyênNS 2.jpg liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Tú Lệ hạt to, trong, một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng.
Bốn loại lá rừng dùng để nhuộm các màu xanh - đỏ - tím - vàng được người dân lựa chọn kỹ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch nấu với nước lấy từ suối nguồn ở xã Tú Lệ. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt để ráo nước.
Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ xôi truyền thống của đồng bào gọi là Mỏ Lửng - Tay Lung. Chõ xôi hình bầu dục bằng thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu, đầu trên có nắp đậy, đầu dưới lót bằng phên nứa, mỗi chõ xôi được hơn 1kg gạo.
Quá trình đồ xôi lửa phải đều, đượm than, Xôi chín dẻo, thơm đậm, dù nóng hay nguội nắm chặt tay cũng không dính. Xôi chín được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màu xanh - đỏ - tím - vàng - trắng. 
NS 1.jpg

Năm màu được ghép trên một mâm xôi hình cánh hoa ban thì tượng trưng cho thuyết âm dương Ngũhành, đồng thời thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắt thuỷ chung, lòng yêu mẹ kính cha củađồng bào dân tộc Thái Tây Bắc.

NS 4.jpg


Khẩu cắm lanh là cơm xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng. Khẩu cắm lăm là cơm xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú. Khẩu cắm hương là cơm xôi màu vàng tượng cho sự no ấm đầy đủ. Khẩu khiêu là cơm xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Khẩu nón là cơm xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thuỷ chung.


NS 3.jpgXuân này người Thái Mường Lò như vui hơn bởi xôi ngũ sắc không còn bó hẹp trong các ngày hội, ngày tết của bản làng. Sản phẩm xôi ngũ sắc của đồng bào Thái ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ làm ra dưới sự hỗ trợ của tỉnh Yên Bái và Công ty Anh Sơn (Hà Nội) đã được đăng ký kỷ lục ghiness Việt Nam năm 2008, là mâm xôi lớn nhất với trọng lượng 1,3 tấn, rộng 2,8 mét, dày 30 cm. Hơn 200 hộ người Thái ở xã Nghĩa An tham gia đồ xôi với 300 chõ xôi, 3.000 lá dong, 200 kg thảo dược triết xuất lấy màu xôi.
Xôi được vận chuyển từ xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ về trưng bày tại quảng trường thành phố Yên Bái, nơi diễn ra chương trình du lịch vềcội nguồn.
Xôi ngũ sắc - nét văn hoá ẩm thực thể hiện sống động cuộc sống, gam màu trang phục của phụ nữ Thái Tây Bắc sẽ là món quà xuân chào đón du khách trong dịp hành hương về với cội nguồn dân tộc.
Theo Yên Bái online

No comments:

Post a Comment

LÊN ĐẦU TRANG