Monday, April 30, 2012

8 lưu ý khi dùng sữa đậu nành

8 lưu ý khi dùng sữa đậu nành
Sữa đậu nành phải được đun sôi kỹ trong vài phút để làm tan hết chất xúc tác rồi mới dùng để uống. Nếu không đun kỹ, chất xúc tác còn lại có thể gây cồn cào, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavon bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Nó cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông. Tuy nhiên, khi dùng sữa đậu nành, bạn cũng cần lưu ý:
- Sữa đậu nành có thể dùng cho trẻ em từ l tuổi đến 5 tuổi thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn.
- Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.
- Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1-2 giờ.
- Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành vì loại đường này có acid hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.
- Không đựng sữa trong phích nước nóng vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
- Sữa đậu nành để lâu rất dễ hỏng; cần pha natri benzoat với liều lượng 600 mg trong mỗi kg sữa khi bảo quản.
(Theo Người Lao Động)

13 comments:

  1. Em thi thoảng cũng có nấu sữa đậu nành (nhà có máy xay đậu), nhưng thường là đi mua họ nấu sẵn. Mình nấu thì vệ sinh & ngon, đậm đặc hơn& rẻ, nhưng em làm biếng.

    Bài viết trên có nhiều điều bổ ích. Em xin copy về lưu lại để dành đọc.
    Cảm ơn chị BT.

    ReplyDelete
  2. e bổ sung thêm chút : kg được pha sữa đậu nành với mật ong , vì sẽ sinh ra chất thạch tín rất độc ( em học yoga cô giáo cũng là bs tiêu hóa dặn em thế )

    ReplyDelete
  3. Yes, đúng vậy. Rất kiêng kỵ.

    ReplyDelete
  4. Bên noname giới thiệu cách làm đậu hũ, một dạng đông của sữa đậu nành nên mình tìm lại báo cũ post cho bạn bè đọc để biết.

    ReplyDelete
  5. Hôm qua ăn đậu hũ xong, về nhà đói bụng lại ăn thêm quả trứng luộc, tiếng sau lại uống nước chanh vì trời nắng khát nước. Thế là bụng ậm ạch cả chiều.

    ReplyDelete
  6. hình như sữa đậu nành hơi khó tiêu thì phải kd uống xong bao giờ cũng thấy no lâu lắm uống nhiều hơn 2 ly một ngày thì thấy mệt mỏi đó bạn BT.

    ReplyDelete
  7. Hi hi..chắc vậy. Chắc BT ham ăn quá:))

    ReplyDelete
  8. Tuần trước em ra Nha Trang, mợ em dạy làm yaourt sữa đậu nành, đậu phọng và sữa tươi. Ăn ngon lắm. Em lấy công thức về mà chưa rảnh để làm.

    ReplyDelete
  9. Post cho bạn bè học với:)

    ReplyDelete
  10. KỸ THUẬT LÀM SỮA CHUA
    (sử dụng sữa đậu nành theo công thức mợ Hà he he..)

    Nguyên liệu:
    1. Đậu nành 01 lon sữa bò.
    2. Đậu phộng một nắm
    Cách làm:
    + Hai thứ ngâm nước 5 tiếng đồng hồ cho trương mềm, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố với một ít nước xay nhuyễn, (hoà với khoảng 5 lon sữa bò nước lã, sao cho tổng số nước khi xay và lọc khoảng 5,5 lon). Lọc bỏ bã lấy nước qua túi vải.
    + Đun sôi khoảng 5 phút. (có thể để một lát cho bớt bọt rồi mới nấu khỏi trào).
    + Tắt bếp, cho vào một lon sữa đặc có đường và 02 bịch sữa tươi khuấy đều, khi nhiệt độ còn khoảng 37 độ (tay có thể sờ vào thành xong. Nếu nóng quá men vi sinh sẽ bị chết, nếu nguội quá lâu lên men) cho thêm vào một hũ sữa chua của Vinamil (để cấy men vi sinh sữa chua) khuấy đều. (nếu thích ngọt có thể bổ sung một ít đường cát trắng)
    + Múc vào hũ nhỏ đậy nắp.
    + Sử dụng một xoong lớn xếp các hũ sữa vào, đổ nước ấm vào trong xoong để giữ nhiệt (có thể đổ đến cổ các lọ sữa), đậy nắp xoong phủ chăn ủ ấm khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ (để càng lâu càng chua, tuỳ khẩu vị).
    + Xếp các hũ ra ngoài để nguội cho vào ngăn đá bảo quản, trước khi ăn có thể xếp ra ngoài cho mềm lại, theo sở thích mềm cứng của từng người.

    ReplyDelete
  11. Như vậy là làm yaourt chung sữa đậu nành với sữa tươi, sữa đặc. Cũng hay đó:)

    ReplyDelete
  12. Thỉnh thoảng bà xã mới cho uống..:)

    ReplyDelete
  13. Hê hê..sữa đậu nành tốt cho phụ nữ, phụ nam uống nhiều..không tốt đâu:))

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG