Saturday, March 17, 2012

TRĂN TRỞ TỪ CHUYỆN “MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY BẰNG NƯỚC”

TRĂN TRỞ TỪ CHUYỆN 
“MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY BẰNG NƯỚC”
Bùi Văn Bồng

TS.Nguyễn Chánh Khê (người ngoài cùng, bên trái)

        
 Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đang có nhiều thông tin, có cả sự tranh cãi nhiều về vụ sáng kiến Công trình máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê, Phó Giám đốc của Trung tâm R&D. Qua đây, nhìn về phương diện này, ai cũng thấy những phát minh, sáng chế ở nước ta lâu nay còn ít. Các chính sách và quy trình nghiên cứu, triển khai ứng dụng và sản xuất đại trà các phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật vẫn ít được quan tâm, khuyến khích. Nghị quyết nào cũng nêu hay, coi khoa học kỹ thuật là then chốt, hội nghị, hội thảo, tọa đàm bàn tròn, bàn dài triền miên, nhưng chính sách trọng dụng nhà khoa học, khuyến khích nhiệt huyết sáng tạo của giới trí thức thì còn nằm tận nơi đâu xa với. Đàng sau những ước mong, khát vọng đưa kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn bị trói buộc bởi nhiều thủ tục nhiêu khê.

Nhiều năm qua. Có một thực tế là nông dân tự sáng chế ra máy làm cỏ, máy sục  bùn, máy tuốt lúa đẩy tay, máy bóc bẹ ngô, máy bóc lạc, bóc hạt điều, bánh xe quạt nước tự động, máy hút bùn siêu gon, nuôi kiến vàng trong vườn bưởi…thấy rất tiện lợi, nông dân mua giá rẻ, chấp nhận sử dụng. Như ba ông thợ cầu ở Châu Thành (An Giang) văn hóa chưa hết tiểu học, nhưng nghĩ ra cách làm cầu treo, bị ngành giao thông và các cơ quan quản lý khoa học chặn lối, bắt bẻ đủ đường. Tưởng sáng kiến của họ vứt xó. Nhưng được chính quyền địa phương tin, khuyến khích, nay họ đã xây dựng  được gần 300 cây cầu cho khắp vùng Nam bộ, bằng vật liệu tại địa phương. Không phải trải qua hoặc chạy đua trên “con đường thủ tục, thẩm định” nhiêu khê, họ đã thành công. Mà họ ít nghĩ đến lấy việc bác cầu để làm giàu. Nay họ đã có thương hiệu “Tam gia cầu treo”, được Chủ tịch nước đã mấy lần khen. Dân các nơi thì tấm tắc khen và mong đợi ba ông thợ cầu độc đáo này đến để đem “mưa móc” cho họ có cây cầu đi lại: “Nhờ họ thôi, chờ Nhà nước phê duyệt, rót kinh phí đầu tư thì biết bao giờ mới có cây cầu?”. Có những tiến sĩ, kỹ sư ngành cầu đường lâu năm, những cho đến nay dù nghiên cứu, đo, vẽ, xác định kết cấu vật liệu đủ kiểu vẫn chưa lý giải được nguyên lý cộng lực của loại cầu tự tạo này. Còn bản thiết kế các cây cầu hoàn toàn tin và giao quyền cho nhóm “Tam gia cầu treo”. 

“Tam gia cầu treo” (từ trái qua) Ba Nhơn, Ba Hùng, Tư Liếu, phía sau là cầu Cua Chùa.
Ảnh: BÙI VĂN BỒNG

 Các ông ngồi vẽ lấy với nhau, hiểu với nhau, còn nếu như bắt phải giải thích bằng khoa học khó khăn lắm. Thế mà trong thực tế cây cầu nào cũng vững chãi, bền, gia thành rẻ, rất thuận lợi cho xứ kênh rạch chằng chịt ở Nam bộ. Nếu như cứ theo đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình mà chặn sáng kiến này lại, thì làm gì có được gần 300 cây cầu ngon lành, mở mang giao thông vùng “ruộng sình kinh ngập” ở đồng bằng sông Cửu Long? Cho nên, sáng kiến từ cá nhân, nhưng nếu như được tập thể, nhà nước quan tâm đánh giá đúng, tạo điều kiện phối hợp, hỗ trợ thì sẽ áp dụng ra thực tế nhanh và sớm có hiệu quả. Ấy vậy mà nay vẫn không ít trường hợp khi đề nghị Nhà nước cho tổ chức áp dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất để đưa đại trà ra thị trường thì khó khăn, ách tắc về quy trình, thủ tục, kiểm chứng công nghệ, rồi đến nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu nâng cao, đầu tư cho sản xuất, trả thù lao cho người phát sáng kiến. Đủ thứ còn nhiều bắt bẻ vòng vèo các nẻo quanh co của lối làm khoa học kiểu cũ.
           Nay việc nghiên cứu máy phát điện chạy bằng nước của Ts Nguyễn Chánh Khê xem ra bước đầu có hiệu ứng với nguyên liệu chủ yếu tạo phản ứng hóa học sinh công bằng công nghệ nano (nano technology). Được biết, công nghệ này tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét). Nó có ứng dụng rất lớn trong cuộc sống và là một công nghệ triển vọng ngay tại thời điểm hiện tại lẫn tương lai. Thử tưởng tượng có những thiết bị nhỏ cỡ nano có thể đi vào trong con người, tìm ra các bộ phận bị “ốm” và tuyệt hơn là góp phần làm bộ phận đó “khỏe” trở lại. Công nghệ này cũng được đánh giá là sạch (ít gây ô nhiễm) và hiệu quả hơn các công nghệ hiện tại.
Nếu như giá thành rẻ, tiện sử dụng, có độ bền cần thiết thì trước hết người dân và bộ đội vùng biên giới, hải đảo sẽ rất thuận dùng. Thực tế có những ý định sáng kiến, nhưng bí tiền, lại không tự sắm được các thiết bị phục vụ nghiên cứu, có những nhà khoa học, những kỹ sư chuyên ngành rất ngại nghĩ đến các sáng kiến. Bên cạnh đó còn nhiều thủ tục phiền hà, bất lợi từ các quy định khắt khe, cùng kìm hãm sáng kiến. Điều này cần xem lại về các chính sách đối với nhà khoa học, chính sách khuyến công, bảo hộ sáng kiến cải tiến kỹ thuật công nghệ. Khi nhà khoa học vì ham mê, vì động cơ ích nước lợi nhà mà bỏ vốn ra, có khi phải tự đầu tư vốn lớn, khi sáng kiến có hiệu quả thực sự đi vào sản xuất, đời sống, Nhà nước có bù vốn đã đầu tư cho họ và thưởng xứng đáng không?
Hiện nay, ứng sử dụng sáng kiến này của TS Nguyễn Chánh Khê  chưa qua trình tự sơ tuyển, xét duyệt, chưa được đưa vào kế hoạch, kinh phí chính thức, cho nên thiếu quy trình thủ tục, không hợp lệ. Có ý kiến cho rằng: Đây chỉ là nghiên cứu của một cá nhân có sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất, thời gian làm việc của Trung tâm R&D. Tất nhiên, nghiên cứu thường xuất phát từ một cá nhân. Ông Newton, Galilée, Edison, hay như James Watt (1736-1819), nhà phát minh người Scotland,  người đã có nhiều cải tiến về máy hơi nước và các nhà khoa học có những phát minh từ thế kỷ 17, 18 khi đó cũng chưa có một tập thể, một hội đồng nào. Thậm chí nhà nghiên cứu còn bị các thế lực dị đoan truy bức. Tự họ phải nghiên cứu, thế mà để cho đời nhiều sáng kiến có giá trị vĩnh hằng. Và khi bắt tay vào các nghiên cứu hầu như họ cũng không phải lo xin phép ai cả. Sáng kiến, ý định nghiên cứu phát minh khoa học của các cá nhân trước hết là do tự mỗi cá nhân nghĩ ra, và cần được khuyến khích. Các Hội đồng này kia của ta có khi vẫn còn lợi bất cập hại. Nó thuận cho quản lý Nhà nước về khoa học, kỹ thuật, đội ngũ, nhưng ngược lại đã sinh ra những hệ lụy giữ chân nhau, có cả tranh công, thậm chí có người còn muốn phải được “dây máu ăn phần”, phải có “chia chác”, chưa nói đến cả sự ghen tài với nhau, kìm hãm nhau: “Nó nổi tiếng, không khéo mình mất ghế!”.
Rồi có khi còn thiếu trách nhiệm, ít nhiệt tình ủng hộ, xổ toẹt cho nhanh, tốt nhất là cứ dừng lại nghiên cứu thêm cái đã. Đó cũng là những mặt tồn tại ngược dòng phát triển theo quy luật tự nhiên và xã hội,  cần xem xét…”. Phát minh của TS Khê, theo phát biểu của chính tác giả, hiện đang ở giai đoạn đăng ký, chưa được cấp chứng nhận theo quy định”. Tất nhiên đã gọi là phát minh thì phải của chính tác giả rồi. Có nhà khoa học đã tâm sự với tôi: “Đang nghĩ ra điều này, ý tưởng nọ, nhưng chạy để được cấp giấy chứng nhận thấy nhiều rắc rối, trần thân. Thôi, tốt nhất là nghỉ cho khỏe!”. Không có bài thơ, hoặc tác phẩm văn hoc, bản nhạc nào lại do một nhóm người ngồi lại cùng sáng tác với nhau.
Còn nếu như có ý kiến như kết luận là công trình máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê chưa phải là một đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định quản lý khoa học hiện nay và quy chế về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm của Trung tâm R&D đã ban hành. Nói thế chưa chặt chẽ, thực sự phải ghi nhận đây cũng là một đề tài khoa học có nét mới mà chưa ai nghiên cứu, và cũng ít người nay chú tâm mạnh dạn nghiên cứu, sáng chế. Có bằng khoa học, nhưng lại ít làm khoa học, dựa vào lương biên chế, dựa việc, nghề khác dể sống. Về quy trình thủ tục hành chính còn này, nọ, nhiều cái tranh luận, đưa ra soi xét. Người ta vẫn xoáy vào cái chi tiết về thủ tục trình báo khi phát kiến cái gì đó. Đi sâu câu nệ vào những cái gọi là thủ tục thì không nên. Như trên đã nói: Thủ tục mà đưa ra nhiêu khê, rềnh rang, lắm chữ ký, nhiều con dấu, qua cửa này cửa kia vẫn chưa xong. Đó là cung cách nặng về quản lý hành chính chuyên ngành, có khi lại bóp nghẹt, ngăn chặn sáng kiến. Sự ganh ghét, kìm chân nhau, muốn hơn thua, có sự đố kỵ, hẹp hòi là không văn minh, thể hiện kém văn hóa trong xã hội phát triển nền kinh tế tri thức.
Tuy nhiên, tôi cũng tán thành ý kiến của ông Lê Phan Hoàng Chiêu, giám đốc cho biết: Đơn vị luôn khuyến khích và tạo điều kiện để TS Khê đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở KH-CN TP.HCM. Thiết nghĩ phát minh của TS Khê cần có thêm thời gian để kiểm nghiệm, định lượng và chuẩn xác hóa công nghệ, không thể nôn nóng đòi hỏi ngày một ngày hai phải đạt đến một tiêu chuẩn về công năng và hiệu quả kinh tế mong muốn.
Một điều nữa, nước ta là nơi nắng quanh năm, gió bốn mùa, hình đồ đất nước thì mỏng. Như ở miền trung thấy gió biển thổi lồng lộng lên tận dãy Trường Sơn. Ta đã tận dụng điện gió, năng lượng mặt trời, thứ trời cho mà nhiều nước mơ cũng không được? Nhưng việc đầu tư ngay từ khâu phát minh sáng kiến đến sản xuất ra điện tại chỗ này đã được thực sự quan tâm chưa? Điện của ta hiện nay, do đầu tư lớn của Nhà nước cùng giăng lưới tới hơn 80% địa bàn dân cư rồi, kể cả miền núi, hải đảo.
Việc quản lý EVN để phát huy hiệu quả phục vụ nhân dân, bù tiền vốn Nhà nước đã đầu tư quá tốn kém như thế nào? Sao lại để cho nhóm lợi ích lợi dụng hệ thống điện đã được Nhà nước đầu tư lớn để thủ tiền cho cá nhân, tùy tiện lương, thưởng, lai liên tục nâng giá điện, bắt người dân phải è cổ ra đóng tiền với giá ngày càng gia tăng? Vậy vai trò quản lý và chính sách của Nhà nước nhằm có lợi cho quốc kế dân sinh ở đâu? Người nghèo phải nhăn mặt vét túi đóng tiền điện mỗi ngày tăng vọt đến mức chóng mặt để rồi Nhà nước và dân đều bị thiệt, để mặc sức cho đại gia, đại ca, quan chức ăn thâm thủng quá lớn. Phát hiện ra hàng trăm nghìn tỉ đồng bị bay vèo mà cùng lắm chỉ là khiển trách, cho điều chuyển công tác, “hạ cánh an toàn”. Trong khi đó, Nhà nước có khi còn phải vay ngoại tệ, đang găm nợ nước ngoài để đầu tư lớn, nay lại do EVN được độc quyền quản lý, sử dụng, điều tiết, thu lợi, tự tung tự tác chia chác nhau hưởng hết tiền, lại còn kêu lỗ, vậy Chính phủ tính sao đây? Tiền thuế thu của dân cả đấy! Cái bài lấy giá thê giới về xăng, điện, than để áp vào với đồng tiền Việt (đang có giá khi du khách đem USD sang tiêu dùng ở thị trường VN) giữa cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu này là ‘tát nước theo mưa” để vơ thêm lợi nhuận, làm mất giá trị đồng tiền Việt Nam, sinh thêm các yếu tố lạm phát. Chính phủ, bộ, ngành và các nhà quản lý, nhà khoa học bỏ qua sự lợi dụng độc quyền, thực chất là hùn hạp, che chắn cho đặc quyền đặc lợi, có hại cho nước, cho dân.
Đành rằng tranh luận về khoa học là cần thiết và cũng là việc đương nhiên. Nhưng có những vấn đề lý thuyết và thực tế của khoa học có khi tranh cãi hàng thập kỷ chưa xong.Tại sao các bộ, ngành chủ quản, các cơ quan chuyên trách, nhà quản lý kinh tế, nhà khoa học không dồn sức tập trung làm rõ việc quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chống và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thoát điện năng,  từ nhiều năm qua đã trầm kha tiêu cực làm thất thoát nguồn tài chính lớn này, mà lại đi xoáy quá sâu, mất nhiều thì giờ với cái “máy phát điện bằng nước” nhỏ tí. Thế là không lo chuyện củ khoai, mà chỉ nhằm vào con kiến. Nghĩa là vẫn chưa khắc phục được cái lối làm ngược trong  quản lý, điều hành là “buông những cái cần phải nắm, nhưng lại đi lo nắm quá chặt những cái cần phải buông”. Mà lý do gì tình trạng tiêu cực, tham nhũng này trắng trợn kéo dài, biến tướng ngày càng phức tạp? Thiết nghĩ, cài nguồn ngân sách, nguồn thu tiền sử dụng điện bị mất quá lớn này, cái nỗi lo lắng, khổ cực của người dân dùng điện kiểu này cần bàn nhiều hơn sáng kiến “máy phát điện bằng nước”.

Bùi Văn Bồng
3/2012 

Đang ốm, đọc bài này thấy không mệt thêm. Người có tấm lòng thì cách viết khác thật.
Không biết ông TS. NCK có khi nào bâng khuâng khi nghĩ đến môi trường văn hóa nghiên cứu  khoa học trên đất Mỹ, đất Nhật không?

5 comments:

  1. Khoan vội nói đến tính khả thi của nghiên cứu này . Tập đoàn EVN giờ đang số 1 ! Có số 2 cạnh tranh mệt lắm ! các đại ca trên kia có ích lợi gì giả như công trình nghiên cứu này thành công ?! Thế đấy !

    ReplyDelete
  2. Người xưa nói:" Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Hôm nay thì: " Sĩ kiêm bách nghệ". Điện lực mà bao luôn cả viễn thông, khách sạn nữa thì còn đâu chú tâm cho ngành điện?

    ReplyDelete
  3. Cái này có thể kêu là "đa hệ" được hông chị ...hihihehe

    ReplyDelete
  4. Hi hi..đúng là đa hệ thiệt!

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG