Sunday, July 31, 2011

HOA SÚNG









Súng là loài cây thảo thủy sinh, có hình dạng đẹp như cây sen nên thường được trồng trong hồ, ao của đình, chùa, trong hồ non bộ. Nhiều nơi, người dân trồng làm cảnh, thực phẩm và làm thuốc



Theo đông y, bông súng có tác dụng giúp làm dịu dục, chống co thắt, an thần, trợ tim, trợ hô hấp, tăng cường sinh lực; thường được sử dụng trong các trường hợp tình dục bị kích thích, di tinh, mộng tinh, mất ngủ, tim đập nhanh, kiết lỵ, tiêu chảy, ho, viêm bàng quang, viêm thận, tiểu buốt, tiểu són, đau lưng, mỏi gối do thận yếu.
Bông súng chấm mắm kho là một trong những món ăn dân dã, ngon miệng, đậm đà của người dân ở vùng ĐBSCL.
Canh bông súng nấu với cá trê là món ăn dân dã, rất được người miệt đồng ưa chuộng. Chỉ cần một bó bông súng, vài con cá rô và một ít rau thơm là có thể nấu một nồi canh chua rất tốt cho mục tiêu an thần, trợ tim, chữa ho và viêm đường tiết niệu. Nguyên liệu gồm một bó bông súng chừng 200 g - 300 g, cá rô đồng 200 g, rau thơm (rau ngổ, húng quế, ngò gai, hành lá) đủ dùng, me chua, ớt trái, gia vị. Bông súng tước vỏ, rửa sạch, ngắt từng khúc khoảng 5 cm; cá rô chọn con mập, đánh vảy, làm sạch, bỏ ruột.
Luộc cá chín, gỡ lấy thịt ướp gia vị, để sẵn. Đun sôi một nồi nước, lược nước me chế vào, sau đó cho cá vào. Khi cá gần chín mới cho bông súng vào. Nêm thêm nước mắm và đường sao cho canh có vị chua chua, ngọt ngọt vừa ăn. Chế thêm vài muỗng dầu ăn (hoặc mỡ nước). Múc canh ra tô, rắc lên một ít rau thơm (đã rửa sạch, cắt nhỏ) và vài lát ớt đỏ, ăn nóng trong bữa cơm.
Không nên nấu chín quá vì như thế bông súng sẽ nhũn, ăn không ngon. Ngoài ra, có thể nấu canh chua bông súng với cá lóc hoặc cá sặc.
Để có món bông súng bóp xổi, người ta lấy cuống bông súng tước bỏ vỏ ngoài, rửa sạch rồi ngắt từng khúc ngắn 4 - 5 cm, để vào một  thau sạch. Dùng tay bóp nhẹ những cọng súng làm cho dập mà không nát.
Pha một chén giấm cùng vài muỗng đường cát, khuấy cho tan đường. Đổ chén giấm vào thau bông súng, thêm một nắm rau răm xắt nhỏ vào, trộn đều là được. Chấm với nước mắm kho quẹt hoặc với nước tương kho. Món này ăn rất ngon miệng, tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần, trợ tim, giải độc; rất tốt cho người ăn uống kém, ăn không tiêu, mất ngủ, tim đập mạnh, bồn chồn không yên, người bị di tinh, bạch đới, ho, viêm đường tiết niệu.
Có thể làm món gỏi bông súng với tép khô (con ruốc khô) cùng các phụ liệu như đậu phộng, rau răm, hành, tỏi và gia vị (nước mắm ngon, tương ớt, đường, giấm hoặc chanh). Dùng chung với bánh tráng nướng, ăn vừa ngon miệng vừa có tác dụng tốt giống như món bông súng bóp xổi.
Cuống lá cây súngtước bỏ vỏ cũng được dùng muối dưa (như muối dưa cải), làm gỏi để ăn.
Lương y Đinh Công Bảy (Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM)


16 comments:

  1. Đẹp quá ! Súng nhà hở BT ?

    ReplyDelete
  2. Lang thang chụp ảnh đó bác.

    ReplyDelete
  3. Tấm này mà rõ tí là đẹp lắm đó ..

    ReplyDelete
  4. Ở giữa hồ, chụp khó quá!

    ReplyDelete
  5. Dễ thương quá chị à!

    ReplyDelete
  6. Nhìn hoa súng thèm gỏi bông súng hehehe

    ReplyDelete
  7. Tìm món gỏi bông súng coi có ngon không cái đã! Chưa ăn bao giờ!

    ReplyDelete
  8. Cám ơn Ròm nghe, hình như ngoài cọng súng có bông điên điển nữa. Ngon thiệt.

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG