Saturday, June 11, 2011

Cà phê "CHỒN': Sự ngộ nhận về thương hiệu


Cà phê 'chồn': Sự ngộ nhận về thương hiệu


http://vef.vn/2011-06-06-ca-phe-chon-su-ngo-nhan-ve-thuong-hieu
Để tạo ra một thương hiệu, sự thấu hiểu ý nghĩa của nó là rất cần thiết. Điều đó có thể bộc lộ đẳng cấp của ông chủ và cũng có thể tạo ấn tượng rất nặng nề đối khách hàng. “Hương chồn” là một ví dụ.

Câu nói "gái một con - thuốc ngon nửa điếu" hay "rượu trên be - chè dưới ấm" là những quy ước "vui vẻ" nhưng sành điệu, dễ được xác nhận.
Với cà phê, một thời rừng rú còn nhiều, thú rừng đầy rẫy, có hiện tượng: con chồn tìm những cây cà phê có trái chín để ăn, sau đó thải hạt cà phê ra bằng đường tiêu hóa. Ai đó may mắn thì lượm được đống "phân" này đem về lọc, rửa rồi rang xay, chế biến ra cà phê thành phẩm.
Câu chuyện này "tôn" lên hai điểm: Con vật thường lựa những trái to nhất, chắc nhất để ăn phần vỏ ngòn ngọt, cái hạt còn lại chắc, nhiều chất và trội hơn trái khác. Do vậy, hẳn là cà phê "chồn" xem như có sự lọc lựa của tự nhiên, giá trị hơn.
Từ đó, câu chuyện này được "lưu truyền" và nhiều người đã xem "cà phê chồn" như một đẳng cấp của cà phê, nói đại ý thì đó là hàng "thượng hạng". Nhiều nhà hàng cà phê còn trương hẳn biển hiệu "hương chồn" để thu hút khách như tấm ảnh trên.
Thực ra, điều đó bắt nguồn từ một loạt sai lầm.
"Hương chồn" mùi gì?
Nếu ai là dân miền núi thứ thiệt, hoặc là thợ săn, khi nghe cái "thương hiệu" kia có thể mắc... ói. Con chồn hoang thuộc loại cực kỳ hôi. Bộ lông của nó hấp thụ không khí rừng rú, hang hốc và... không được chăm sóc. Có chăng, nó chỉ thơm khi người ta làm lông xong, ướp gia vị và đưa vào lò nướng!
Rừng Việt Nam còn bao nhiêu chồn mà đòi có cà phê chồn?
Ở miền thượng du phía Bắc có câu ngạn ngữ "Hôi như chồn như cáo" để chỉ ai đó vệ sinh thân thể kém.
Cho nên, kể cả khi làm được cái việc "tuyển cà phê" bằng thật như nói trên thì con chồn vẫn không thể nào thoát ly khỏi cái mùi khó ngửi của tổ tiên nó. Vì vậy, nếu có một không gian cà phê có... hương chồn bằng thật, có lẽ chỉ một tuần là hết khách, chuyển qua nghề cung cấp thú rừng!
Rừng Việt Nam còn bao nhiêu chồn?
Nếu ai đó nói cái thương hiệu kia có phần lạm dụng lòng tin của người tiêu dùng hay bịp bợm, thì cũng không... oan chút nào.
Trên thực tế, trước năm 2000, chúng ta hầu như đã hoàn thành cơ bản việc... phá rừng. Ở ngay Tây Nguyên, rừng nguyên sinh bị đẩy lùi sang bên kia biên giới, nơi trú ẩn của thú rừng nói chung, loài chồn nói riêng gần như bị xóa trắng. Nhiều loài thú rừng, trong đó có chồn, cáo, hươu nai hoang dã... chỉ còn trên giấy, trở thành quý hiếm.
Với dân trồng cà phê, việc chăm sóc, tạo thửa, canh phòng bảo vệ sản phẩm rất tốt. Nếu có dấu hiệu chồn về thì nó sẽ bị "lên đĩa" trong thời gian sớm nhất, chưa đủ thời gian "sản xuất" ký lô cà phê đầu tiên!
Cho nên, có thể khẳng định: thời nay, không có "cà phê chồn" nữa để mà mua với bán, mà thưởng thức. Như vậy, tấm biển trở thành một hình thức dối trá rất... tếu và phi lý!
Cà phê chồn, ngon hay không?
Chúng ta đều biết: cà phê ngon hay không thuộc về nhiều nguyên nhân, mà nhân tố hàng đầu là chủng loại hàng và công nghệ chế biến. Với con chồn, trong hoàn cảnh giả định thì nó không đủ... trình độ để phân biệt loại cà phê ngon để ăn, để mà "sơ chế" cà phê. Phàm là thú rừng, khi đói là ăn, gặp gì ăn nấy, gặp cà phê ăn cà phê, gặp ổi ăn ổi, khó có sự chọn lựa tinh tế.
Trong trường hợp đó, khi "bản doanh" ở gần nương cà phê mít, cà phê vối và bụng đói thì nó không thể bỏ nơi này đi thêm vài cây số kiếm bằng được cà phê chè, cà phê tốt hơn để "xực" và sau đó, thải ra cà phê ngon như người ta tưởng.
Cho nên, có thể nói, nếu có "quy trình" kia thật thì loài thú hoang này cũng chỉ đủ... trình độ chọn trái to, trái chắc của bất cứ loại cà phê nào để ăn thôi. Do đó, có thể nói, "cà phê chồn" trên thực tế dù có thật cũng không phải một "đẳng cấp" cà phê cao.
Kết lại, câu chuyện "cà phê chồn" không đơn giản là sự ngộ nhận và những hệ quả của nó, mà là sự thiếu sáng tạo, thiếu đầu tư, thiếu lọc lựa một hướng tiến, một thương hiệu trong thời hội nhập.
Điều đó xem như "lạy ông, tôi ở trình độ này" và ít nhiều gây tổn hại cho công cuộc làm ăn, kết nối của mình.
(Theo Tầm nhìn) 
  • Phan Bảo Lâm 4 ngày trước
    Tác giả chắc là nghe ai đó kể chuyện loáng thoáng nên nói không đúng. Con chồn ăn cà phê là con chồn hương hay còn gọi là con chuột xạ, không phải là chồn hôi chuyên bắt gà đâu ạ. Chồn hương chỉ ăn côn trùng và các loại quả hạt còn chồn hôi ăn thịt. Chồn hương chỉ bé bằng con sóc nên chả ai bắt nó mà ăn (chả bõ dính răng), còn chồn hôi to bằng con mèo đấy ạ, người ta bẫy nó để bảo vệ gia cầm nuôi của họ là chính chớ không phải để ăn. Anh nhầm lẫn giữa 2 con vật nên bài viết của anh cũng nhầm 1 cách hơi bị "xa". Con chồn hôi người TQ gọi là con hồ ly, người phương Tây gọi là con cáo. Con chồn hương không phải chuyên ăn cà phê mà đúng là gặp gì ăn nấy nhưng nơi nó sống có rẫy cà phê mắc gì nó không ăn. Bọc hương của nó nằm gần hậu môn (dùng để đánh dấu lãnh thổ và .....dụ dỗ con cái) nên khi nó đi đại tiện thì người ta tin là hạt cà phê chưa tiêu hóa hết có lẫn mùi hương đó. Tuy câu chuyện khó có cơ sở xác thực nhưng đã là chuyện dân gian thì cũng nên nghe qua ....cho biết nguồn gốc của thương hiệu cà phê "chồn".
  • Nhuygialai 4 ngày trước
    Tác giả chỉ đúng mỗi ý : hiện nay cafê chồn trên thị trường chỉ là cafe tào lao, không ai tin là thật
    Còn việc tác giả khẳng định cafe chồn không ngon, không có hương vị đặc biệt làm nên tên tuổi cafe chồn, thì có lẽ tác giả chưa bao giờ được uống loại cafe này, 
    Hàng vạn người trồng cafe tại Lâm Đồng, ĐăkLăk, Gialai bao đời nay thực sự không mấy người có duyên thu được hạt cafe chồn, nếu có được coi là điềm lành, may mắn  và chẳng ai đi phá hang chồn, bắt chồn để làm thịt đâu. Hạt cafe chồn hương vị đặc biệt (chủ yếu dùng đãi khách) là  do được tẩm dịch vị của loài chồn trong quá trình tiêu hóa vỏ, còn lại hạt. Còn cách chế biến để giữ hương vị người ta thường rang xay đơn giản, không ngâm tẩm, pha trộn như kiểu công nghiệp...

  • Việc cà phê chồn có ngon hay không, ko chỉ có Việt Nam công nhận mà cả quốc tế cũng đánh giá đây là dòng cà phê thượng hạng, giá rất đắt.
    Nếu bàn về chuyện ít chồn --> ko đủ chồn để quảng cáo thương hiệu "Hương chồn" thì còn có lý, chứ công kích cả một dòng cà phê chồn dù chả hiểu tới đầu tới đũa thì đúng là ếch ngồi đáy giếng.
  • Ductaitam 4 ngày trước
    Quả là chí lý.
    Dù cafe chồn có ngon thật thì cũng không nên lạm dụng vì có chồn đâu mà sản xuất cafe chồn, hai là bóc lột loài vật, ba là nói đến chồn là nói đến mùi cầy, cafe trong phân chồn thì làm sao mà thơm được. Sự phản cảm  làm cho cafe chồn có ấn tượng không tốt đối với người uống cafe, nhất là người nước ngoài.
    Bản thân tôi ngày nào cũng uống cafe ít nhất 2 lần, nhưng chưa bao giờ uống cafe chồn vì biết nó là loại cafe tào lao.
  • Forever_socola_buon 2 ngày trước
    đúng đó.....tôi nhìn thấy phân con chồn thấy đã ghê chứ đừng có mà nói tới chuyện ngồi đó mà uống ly cafe chồn chắc tiêu luôn................hjhjhj
  • Phan Bảo Lâm 3 ngày trước
    Thưa bạn Lê Minh Tuấn, 

    Thương hiệu là mang tính biểu tượng, dùng để phân biệt các doanh nghiệp khác nhau trong cùng 1 ngành hàng 1 lĩnh vực hoạt động chớ nó không nói lên bản chất của hàng hóa mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Ví dụ, hãng dầu ăn có thương hiệu Neptune (thần biển trong thần thoại Hy lạp) chả lẽ dầu ăn ấy do ông thần biển tạo ra. Ở lĩnh vực xây dựng BĐS mà có hãng nào khác lấy thương hiệu Neptune thì hãng dầu ăn không kiện hãng xây dựng được vì khác nhau lĩnh vực hoạt động. 

    Cà phê "chồn" là nói đến chất lượng có tính "huyền thoại" của nó chớ đâu có nhất định sản phẩm ấy phải lấy từ phân của con chồn. Cà phê tự nhận là "chồn" mà không ngon thì tự nó đánh mất chính nó chớ đâu cần ai hô hào. Do cà phê "chồn" xuất phát từ dân gian nên không ai có quyền sở hữu riêng được mà họ chỉ quảng cáo để câu khách mà thôi. Nhiều hãng cà phê khác nhau "chồn" của hãng này không hẳn giống "chồn" của hãng khác. Như vậy, cà phê chồn không phải là thương hiệu (có chủ sở hữu riêng) mà là nhãn hiệu và nhãn hiệu này cũng không được xem là nhãn hiệu độc quyền. 

    Nhãn hiệu là dùng để phân biệt các mẫu mã hàng hóa khác nhau của cùng 1 thương hiệu. Ví dụ, thương hiệu Honda có nhãn hiệu Dream và Future. Ở Nhật, những hãng có thương hiệu Honda không phải là ít nhưng sản xuất xe gắn máy và xe hơi thì chỉ có 1 hãng Honda này thôi ạ (người ta thường gọi là Honda có cánh vì logo của nó có hình cái cánh). Vừa mới đây thôi lại có 1 công ty con của Vinashin là Vinaxuki nhập linh kiện Honda về lắp copy theo thiết kế của Piagio và gây xôn xao dư luận. Thực tế, Honda mà người VN "quen biết" là Honda thiết kế, lắp ráp và kinh doanh xe chớ không chế tạo linh kiện. Phiền phức ở chỗ Honda là từ phiên âm tiếng Nhật nhưng hãng chế tạo linh kiện lại có nguồn gốc .....TQ. Có hợp pháp hay không thì phải xem luật quốc tế thế nào.

    Nếu nói về thương hiệu thì ông Cường tác giả bài viết lại càng nhầm lẫn "xa" hơn. Người VN nhầm lẫn lung tung giữa nhãn hiệu và thương hiệu, giữa thương hiệu lĩnh vực này và lĩnh vực khác nên ....mới có chuyện nhái thương hiệu của nhau mà cơ quan chức năng thường làm ngơ vì ......họ cũng không biết thế nào là đúng..
  • Lê Minh Tuấn 4 ngày trước


    Tôi thích cách ông Cường nhìn nhận chuyện Thương hiệu ở Việt Nam cũng như những người "sáng tạo" thương hiệu cho đứa con tinh thần của họ; 
    Số lượng nhiều chưa chắn đã làm nên tên tuổi cho một thương hiệu.
    Không nên bàn cải chuyện có hay không có cà phê chồn mà nên nói về chuyện Thương hiệu thì hay hơn.
  • Patuan_bk 4 ngày trước
    Những thương hiệu kiểu như "Hương chồn" trên đây, khi người tiêu dùng để ý một chút thì chết thảm hơn thôi.

2 comments:

  1. Đúng quá ! Giờ làm gì mà còn chồn nhiều đến cả bầy trong mấy vuờn cafe để ăn hạt? Thế nhưng ghé vào mấy tiệm cafe cao cấp trong Menu họ vẫn treo giá cho khách chọn thức uống có loại cafe này,mà thiệt tình là mình có nghe tiếng loại cafe này đã lâu nhưng hình như trong đời chỉ mới có một hai lần chọn loại cafe này,mà uống thì cũng đúng là ngon thật bởi vì nó thơm và đậm đà hơn tí thôi nhưng không dám chắc là mình đang thuởng thức đúng loại cafe chồn như họ quảng cáo,uống cho biết mùi vị vậy mà,giờ ngẫm nghĩ lại sau khi đọc bài viết này thì chắc là mình cũng bị quả lừa rồi.Hi Hi ! "Chồn ơi là Chồn"

    ReplyDelete
  2. Lên Đắc Lắc, Đắc Nông, Kontum uống cà phê rồi về đồng bằng uống cà phê thấy dở tệ!

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG