Sunday, February 27, 2011

ĐỌC MÀ XÓT XA !

XÓT LÒNG NHÌN NHỮNG ĐỨA TRẺ LƯỢM ĂN TRÁI CÂY THỐI
http://dantri.com.vn/c20/s20-458491/xot-long-nhin-nhung-dua-tre-luom-an-trai-cay-thoi.htm
(Dân trí) - Chúng tôi gặp các em ở Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Cứ khoảng 3 lần một ngày, vào đầu buổi sáng, trưa và chiều muộn, các em lao vào những đống rác thải đổ giữa khu thương mại, bới tung rác để tìm nhặt những trái cây đã thối rữa…
Mỗi khi kiếm được “chiến lợi phẩm”, các em đưa ngay lên miệng ăn, thậm chí hồn nhiên tranh giành nhau, bất chấp thứ quả đó đã thối ủng, mốc đen...
Khoái chí tận hưởng một quả xoài đã mốc đen vỏ 

Ra khỏi khu chợ rẽ lên hướng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị (cách đó khoảng vài trăm mét), một nhóm các em nhỏ khác đang vui mừng trở về bản với những bao ni lông đựng đầy táo, xoài, cam cũng đã nham nhở thối…

Hầu hết các em là con em bà con Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị.

Những tiểu thương ở khu chợ này cho biết, nhiều em trong số đó đang là học sinh thuộc trường tiểu học số 2 Lao Bảo (điểm trường Ka Tăng). Mỗi ngày ít nhất cũng có hàng chục em đi lại quanh khu vực bán hoa quả này để bới rác tìm trái cây thối ăn.

Tôi hỏi chuyện một vài em, có em Hồ Văn Hương, Hồ Văn Hên, Hồ Văn Hứa, đều đang học lớp 2 trường tiểu học số 2 Lao Bảo; em gái Hồ Thị Loi đang học lớp 1 cũng tại trường này. Hương hồn nhiên: “Thấy mấy bạn đi nhặt quả ăn, vừa không mất tiền lại vừa được ăn nên đi theo. Ở bản em nhiều đứa đi nhặt lắm nên phải đi sớm và nhiều khi phải tranh giành mới có ăn”.

Chị Hồ Thị Xa, mẹ Hương, cho biết Hương có đến 5 anh em, em là con thứ 3. Chị có nói Hương đừng đi “mót” trái cây thối nữa nhưng em không nghe nên chị cũng… đành chịu.

Đối nghịch lại với sự hồn nhiên của các em nhỏ là sự thản nhiên của hàng trăm lượt người lớn qua lại mua bán trong khu chợ. Tất cả họ đều thấy nhưng không ai lên tiếng nhắc nhở hay khuyên răn đám trẻ. Cứ như vậy, đám trẻ đó đã ăn trái cây thối ở khu chợ này suốt cả năm trời.

Bới bãi rác...


... bới thùng xốp...


... hay lục tung thùng rác...








... để tìm kiếm và tận hưởng những trái cây đã thối rữa, bị những người bán hàng vứt bỏ

Chia nhau ngay tại "hiện trường"


Tranh giành nhau
"Chiến lợi phẩm" mang về cho gia đình.


Nghèo khó và đông con là cảnh chung của những gia đình ở bản Ka Tăng. Đó chính là nguyên nhân khiến các em phải lao ra chợ kiếm hoa quả thối rữa về ăn.

Tuấn Phong

21 comments:

  1. Có một bộ máy rất lớn bảo vệ quyền trẻ em....

    ReplyDelete
  2. Hôm trước đọc báo cũng thấy xót xa lắm rồi. Đưa vào đây thêm buồn BT ơi!
    Bao mảnh đời, chẳng biết bao giờ thoát ra cảnh này, thật ra nếu cha mẹ dạy dỗ con cái thì dù có nghèo đến đâu chắc cũng sẽ không còn có cảnh này nữa.

    ReplyDelete
  3. những người sắc tộc thiểu số này rất khổ chị ơi.

    ReplyDelete
  4. Nhiều em phải đi bộ xa lắm từ trong bản để ra đến chợ đó.

    ReplyDelete
  5. thấy thương và xót xa quá, mình nghĩ mình cầm chai beer ken ún 18 ngàn k tiếc mà thấy mấy em đó lai đau lòng

    ReplyDelete
  6. Có người vì no quá mà chết, trong khi có người vì đói quá mà chết!

    ReplyDelete
  7. da, nhớ lại cái nạn đói 1945 ...

    ReplyDelete
  8. Lạm phát kiểu này không biết có ai cầm cự thêm mấy tháng nữa đây?

    ReplyDelete
  9. Yên chí. Việt Nam là nước hạnh phúc nhứt thế giới. Đời sống nhân dân ổn định, an ninh được giữ vững, kinh tế phát triển.

    ReplyDelete
  10. Tự hào nhỉ? AQ tự truyện..

    ReplyDelete
  11. Điều huyntran nói chỉ đúng khi cha mẹ các cháu kiếm được đủ tiền để sống mà vẫn còn thời gian để giáo dục , dạy bảo các cháu !

    Vấn nạn này [nhất là đối với những sắc dân thiểu số ] chỉ có thể giải quyết được khi đất nước thật sự ổn định , thái bình , khi nhà cầm quyền thực sự lo cho phúc lợi người dân , khi con ngưòi tự ý thức phải trả công xứng đáng cho sức lao động dù là trí óc hay chân tay , khi cơ sở giáo dục thực sự giáo dục những giá trị nhân văn thay vì chỉ chú trọng đến việc đào tạo cán bộ kỹ thuật vô nhân bản .

    NHƯNG KHI MÀ
    1. cơ sở giáo dục ở các bản kém phẩm chất , cac cháu dù có “tốt nghiệp” THPT nhưng cũng không được nhận vào học các Đại học tốt –dù có ai đó cho học bổng
    2. lương khuân vác đá lên xuống dốc hằng chục lần / ngày chỉ 40 ngàn VN , về đến nhà họ còn sức đâu mà dạy dỗ các cháu !
    3. những trái cây do họ trồng không dùng hóa chất độc hại [organically grown] tuy tinh khiết, nhưng nhỏ , trông không đẹp mắt bị giới tiêu thụ chê, trả rẻ
    ….. CÒN NHIỀU NỮA ….

    Xin lỗi quý họa sĩ trước nha , một bức họa cảnh hoàng hôn được bán với gía gấp ngàn lần 1 bức ảnh hoàng hôn tương tự vì nó là sản phẩm nghệ thuật tự tạo ! Vậy thời , một trái táo , trái chuối được trồng tự nhiên , không hóa chất , không thuốc sâu PHẢI ĐƯỢC trân trọng , trả gía tương xứng .

    Cũng vậy, một chiếc áo đan / dệt bằng tay phải được trả gía tương xứng với công nghệ nhân chứ không thể như hiện tại … cả 1 bộ quần áo , khăn , đai lưng của dân Sắc Tộc… được thâu mua rẻ mạt bởi những con buôn thiếu lưong tâm , rồi bán lại gấp vài chục lần .

    Phải không quý bạn ?

    Ở Mỹ các hoa quả , rau cỏ , gia súc được nuôi / trồng “ tự nhiên “ không dùng thuốc sâu , hóa chất được bán với gía rất cao , gấp 2 tới 3 lần gía các thứ cùng loại trồng theo kiểu “ công nghiệp tân tiến “ CÁC VƯỜN NÀY CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN FDA [FOOD & DRUG ADMINISTRATION] !

    Quý bạn nào có óc thương mại có thể thử mở 1 cơ sở đi lượng gía các vườn trồng cây , nuôi gia súc “ tự nhiên “ [ organic meat & produce ], giúp họ co giấy chứng của cơ quan hữu trách thâu mua với gía công bằng để bán cho giới tiêu thụ với giá bán phải chăng …. vừa giúp cho các người Sắc Tộc có lợi tức tương xứng , vừa giáo dục giới tiêu thụ , vừa cung cấp thức ăn tinh khiết , vừa có lợi nhuận cao ..

    Chỉ khi nào con người đủ tự trọng để biết trân trọng sức lao động / giá trị nghệ thuật của người khác thì những người dân Sắc Tộc / các nghệ nhân mới có thu nhập đủ sống và có thời gian giáo dục con em , cũng như gìn giữ những nét văn hóa đặc thù .
    Mong thay .

    ReplyDelete
  12. Buồn quá chị nhỉ và thấy sợ...

    ReplyDelete
  13. Ăn bậy rồi đau bụng, tiêu chảy. Cha mẹ không có tiền đem con tới bệnh viện, chữa bằng lá lay , sống thì nuôi, chết thì thôi!!!

    ReplyDelete
  14. trăm tội chẳng qua cái tội nghèo .

    ReplyDelete
  15. Bức tranh xã hội VN vô cùng bi thảm, lạc hậu, tăm tối!

    ReplyDelete
  16. Cuộc sống vẫn còn đó những con người nghèo khổ ?

    NHững đứa trẻ không may vừa sinh ra đã phải ở đầu đường góc chợ ... tại sao lại sinh ra em? Để rồi em phải khổ cực?

    ReplyDelete
  17. "Hồ Văn Hương, Hồ Văn Hên, Hồ Văn Hứa, đều đang học lớp 2 trường tiểu học số 2 Lao Bảo; em gái Hồ Thị Loi đang học lớp 1 cũng tại trường này. ..." Toàn là các cháu mang họ HỒ thôi !!!!!!

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG