MINH TỰ | 07/02/2013 20:11 (GMT + 7)
TTXuân -
Khi tôi bắt đầu chập chững biết Tết là gì thì đã thấy trên bàn thờ nhà mình hai nải chuối vàng tươi ngự trị hai bên chiếc lư đồng giống như hai con nghê đá đứng gác trước đền thờ.
Và cứ thế, Tết nào cũng vậy, nhà nào cũng vậy, cả từ đường dòng tộc cho đến đình chùa miếu mạo, không bao giờ thiếu nải chuối.
Ai là người Huế chắc đã quen thuộc với hình ảnh này. Quen thuộc đến mức nó trở thành một thứ quả phẩm đương nhiên phải có trên bàn thờ, trong bất cứ lễ nghi nào. Chuối không chỉ hiện diện trên bàn thờ ngày Tết mà luôn có mặt trong ngày giỗ kỵ, cúng bái (cúng đất, cúng tổ, cúng nhà mới, cơm mới…), đám cưới và cả đám tang.
Khoảng 20 tháng chạp mẹ tôi đã bắt đầu đi chợ Tết. Mỗi ngày mua dần vài thứ và có hai thứ quan trọng nhất không thể thiếu là thịt heo và chuối. Giáp Tết chuối đã bày la liệt trong nhà. Mẹ nói phải mua hai buồng chuối mới đơm đủ các bàn thờ: thờ Phật, thờ ông bà, thờ bà bổn mạng (của người phụ nữ), thờ ông Táo trên bếp, thờ vong linh cô hồn ngoài sân… Muộn một ngày là chuối tăng lên một giá. Đợi đến 30 thì có khi không mua nổi nải chuối hoặc phải mua chuối xấu mà giá trên trời. Những năm khó khăn chuối vẫn đắt như… chuối ngày Tết, mẹ tôi phải mua cam, bưởi, đào, mận… thay cho chuối mà nét mặt có vẻ không vui. Mẹ van vái ông bà: “Năm ni không có chuối, con xin cúng tạm mấy trái ni, mong ôn mệ vui lòng!”. Nhưng tại sao Tết Huế là phải có chuối? Tôi mang câu hỏi đó đến gặp ông Hồ Tấn Phan, một nhà nghiên cứu văn hóa ở Huế, ông cũng bất ngờ: “Không biết từ đâu ra cái tục cúng chuối. Trong các sách sử ghi chép điển lệ tế tự, cúng bái của triều Nguyễn, cũng như gia phả các dòng họ hay tài liệu của các làng cũng không nói cụ thể về thứ quả phẩm này”. Theo hướng dẫn của ông Phan, tôi tìm xem trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của triều Nguyễn (sách ghi chép các điển lệ, quy chuẩn và các sự kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của triều đình), trong phần ghi điển lệ về hệ thống tế lễ có nói rất rõ về những phẩm vật cúng tế (trâu, dê, lợn, ngỗng, gà, xôi, bánh…) nhưng hoa quả thì chỉ ghi: mười mâm quả phẩm hoặc mâm quả phẩm mười loại trái. Sách viết về việc thờ cúng của người Huế của các tác giả Trần Đại Vinh, Huỳnh Đình Kết, Lê Nguyễn Lưu… cũng không thấy nói gì về thứ quả phẩm không bao giờ thiếu trên bàn thờ Huế này. Tuy nhiên, trong một bài khảo cứu rất công phu của một vị giáo sĩ Hội Thừa sai hải ngoại Paris tên A. Chapuis về “Ngôi nhà An Nam theo quan điểm tôn giáo”, đăng trên tạp chí B.A.V.H tập 24 năm 1937, phần mô tả các lễ cúng trước, trong và sau khi hoàn thành ngôi nhà hầu như đều nhắc đến nải chuối. Lễ nào cũng có quả phẩm là nải chuối bên cạnh đĩa xôi, con gà, hương đèn, vàng mã... Một bức tranh khảo họa chi tiết gian chính ngôi nhà dành thiết bàn thờ tổ tiên, có một nải chuối nằm trên quả bồng (cái đĩa có chân đế dùng để đặt hoa quả thờ cúng). Xin nói thêm, ngôi nhà An Nam mà ông Tây này khảo tả là ngôi nhà rường ba gian hai chái của Huế. Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan cho biết thêm trong các tranh cổ về Huế cũng đã thấy nải chuối trên bàn thờ, bên trên nải chuối vàng có thêm trái bưởi xanh, tạo nên sự hài hòa, cân đối. Theo ông Phan, tục cúng chuối của người Huế có thể bắt đầu từ vẻ đẹp cân đối, hài hòa ấy. Nải chuối có hình dáng như một bàn tay xòe ra đều đặn, phủ kín quả bồng, bên trên có thể đặt thêm bất cứ trái gì: bưởi, cam, thanh long, thậm chí mận, đào, ổi… là có thể tạo ra một phẩm vật trang trọng để dâng cúng tổ tiên. Màu vàng trang nhã của chuối cũng là một lý do để chọn làm màu sắc chủ đạo của việc thiết trí bàn thờ. Người theo đạo Phật thì cho rằng nải chuối là bàn tay của Phật (phật thủ) xòe ra che chở nhân gian… Ông Phan nói cứ thế mà dần trở thành nếp và qua năm tháng thành như một tập tục: tục thờ cúng chuối. Nhưng không phải thứ chuối nào cũng đem cúng. Người Huế tối kỵ cúng chuối bà lùn (tức già lùn) vì cho là “tục”. Chuối tiêu cũng không cúng vì cái tên và cái dáng không đẹp. Chuối sứ (chuối hột) chỉ dành làm thuốc. Vì vậy, chuối cau, chuối mốc là hai thứ chuối được chuộng nhất. Đặc biệt, Huế có loại chuối như chuối cau nhưng trái to hơn, tròn trịa và hương thơm phức, xưa chỉ dành cho vua nên gọi là chuối ngự. Bàn thờ nhỏ thì bày một nải, bàn thờ nhỏ hơn thì chỉ cúng ba hoặc năm trái. Bàn thờ lớn thì xây hai nải trên một chiếc mâm. Với những bàn thờ đại trong các lễ lớn, người ta xây một lúc vài chục nải chuối, bên trên xếp hàng chục loại quả phẩm khác, trông như một đài hoa quả với đủ sắc màu. Một nếp sống đã quen thuộc với người Huế, quen đến mức họ không quan tâm nó ra đời từ bao giờ. Chỉ biết hễ có cúng bái, giỗ kỵ là đi chợ mua chuối. Mồng một, ngày rằm là chuối vàng rực cả chợ. Ngày Tết lại càng không thể thiếu nải chuối trên bàn thờ tổ tiên! Bài trí Trong ngôi nhà của người Huế, gian trung tâm luôn được dành cho bàn thờ tổ tiên. Theo đúng quy cách thì bàn thờ phải có ba án. Án trong cùng (án nội) là nơi đặt bài vị, di ảnh và bát hương người quá cố. Án ngoài cùng, thường gọi là hương án, là một cái bàn cao hơn, trên đặt các đồ thờ được bài trí: hai bên là hai cây đèn, ở giữa là chiếc lư đồng, xen giữa đèn và lư là hai bát đựng nước sạch; hàng tiếp sau là một chiếc bình hoa đối xứng với quả bồng để đặt quả phẩm. Phía sau lư đồng là chiếc kỉnh dựng (giống như bức bình phong, bằng gỗ khảm xà cừ), cạnh đó là chiếc lư nhỏ để xông trầm. Giữa hương án và án nội là bàn soạn, một chiếc bàn thấp hơn hai án thờ, là nơi soạn mâm cơm, khay trà để cúng ông bà. Nhà nào có thờ Phật thì trước hương án là bàn thờ Phật (nằm ở ngoài cùng). Ngày Tết, nhìn lên ba án thờ thấy cả một rừng chuối. (Theo sách Tín ngưỡng dân gian Huế - Trần Đại Vinh, NXB Thuận Hóa 1995
Khoảng 20 tháng chạp mẹ tôi đã bắt đầu đi chợ Tết. Mỗi ngày mua dần vài thứ và có hai thứ quan trọng nhất không thể thiếu là thịt heo và chuối. Giáp Tết chuối đã bày la liệt trong nhà. Mẹ nói phải mua hai buồng chuối mới đơm đủ các bàn thờ: thờ Phật, thờ ông bà, thờ bà bổn mạng (của người phụ nữ), thờ ông Táo trên bếp, thờ vong linh cô hồn ngoài sân… Muộn một ngày là chuối tăng lên một giá. Đợi đến 30 thì có khi không mua nổi nải chuối hoặc phải mua chuối xấu mà giá trên trời. Những năm khó khăn chuối vẫn đắt như… chuối ngày Tết, mẹ tôi phải mua cam, bưởi, đào, mận… thay cho chuối mà nét mặt có vẻ không vui. Mẹ van vái ông bà: “Năm ni không có chuối, con xin cúng tạm mấy trái ni, mong ôn mệ vui lòng!”. Nhưng tại sao Tết Huế là phải có chuối? Tôi mang câu hỏi đó đến gặp ông Hồ Tấn Phan, một nhà nghiên cứu văn hóa ở Huế, ông cũng bất ngờ: “Không biết từ đâu ra cái tục cúng chuối. Trong các sách sử ghi chép điển lệ tế tự, cúng bái của triều Nguyễn, cũng như gia phả các dòng họ hay tài liệu của các làng cũng không nói cụ thể về thứ quả phẩm này”. Theo hướng dẫn của ông Phan, tôi tìm xem trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của triều Nguyễn (sách ghi chép các điển lệ, quy chuẩn và các sự kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của triều đình), trong phần ghi điển lệ về hệ thống tế lễ có nói rất rõ về những phẩm vật cúng tế (trâu, dê, lợn, ngỗng, gà, xôi, bánh…) nhưng hoa quả thì chỉ ghi: mười mâm quả phẩm hoặc mâm quả phẩm mười loại trái. Sách viết về việc thờ cúng của người Huế của các tác giả Trần Đại Vinh, Huỳnh Đình Kết, Lê Nguyễn Lưu… cũng không thấy nói gì về thứ quả phẩm không bao giờ thiếu trên bàn thờ Huế này. Tuy nhiên, trong một bài khảo cứu rất công phu của một vị giáo sĩ Hội Thừa sai hải ngoại Paris tên A. Chapuis về “Ngôi nhà An Nam theo quan điểm tôn giáo”, đăng trên tạp chí B.A.V.H tập 24 năm 1937, phần mô tả các lễ cúng trước, trong và sau khi hoàn thành ngôi nhà hầu như đều nhắc đến nải chuối. Lễ nào cũng có quả phẩm là nải chuối bên cạnh đĩa xôi, con gà, hương đèn, vàng mã... Một bức tranh khảo họa chi tiết gian chính ngôi nhà dành thiết bàn thờ tổ tiên, có một nải chuối nằm trên quả bồng (cái đĩa có chân đế dùng để đặt hoa quả thờ cúng). Xin nói thêm, ngôi nhà An Nam mà ông Tây này khảo tả là ngôi nhà rường ba gian hai chái của Huế. Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan cho biết thêm trong các tranh cổ về Huế cũng đã thấy nải chuối trên bàn thờ, bên trên nải chuối vàng có thêm trái bưởi xanh, tạo nên sự hài hòa, cân đối. Theo ông Phan, tục cúng chuối của người Huế có thể bắt đầu từ vẻ đẹp cân đối, hài hòa ấy. Nải chuối có hình dáng như một bàn tay xòe ra đều đặn, phủ kín quả bồng, bên trên có thể đặt thêm bất cứ trái gì: bưởi, cam, thanh long, thậm chí mận, đào, ổi… là có thể tạo ra một phẩm vật trang trọng để dâng cúng tổ tiên. Màu vàng trang nhã của chuối cũng là một lý do để chọn làm màu sắc chủ đạo của việc thiết trí bàn thờ. Người theo đạo Phật thì cho rằng nải chuối là bàn tay của Phật (phật thủ) xòe ra che chở nhân gian… Ông Phan nói cứ thế mà dần trở thành nếp và qua năm tháng thành như một tập tục: tục thờ cúng chuối. Nhưng không phải thứ chuối nào cũng đem cúng. Người Huế tối kỵ cúng chuối bà lùn (tức già lùn) vì cho là “tục”. Chuối tiêu cũng không cúng vì cái tên và cái dáng không đẹp. Chuối sứ (chuối hột) chỉ dành làm thuốc. Vì vậy, chuối cau, chuối mốc là hai thứ chuối được chuộng nhất. Đặc biệt, Huế có loại chuối như chuối cau nhưng trái to hơn, tròn trịa và hương thơm phức, xưa chỉ dành cho vua nên gọi là chuối ngự. Bàn thờ nhỏ thì bày một nải, bàn thờ nhỏ hơn thì chỉ cúng ba hoặc năm trái. Bàn thờ lớn thì xây hai nải trên một chiếc mâm. Với những bàn thờ đại trong các lễ lớn, người ta xây một lúc vài chục nải chuối, bên trên xếp hàng chục loại quả phẩm khác, trông như một đài hoa quả với đủ sắc màu. Một nếp sống đã quen thuộc với người Huế, quen đến mức họ không quan tâm nó ra đời từ bao giờ. Chỉ biết hễ có cúng bái, giỗ kỵ là đi chợ mua chuối. Mồng một, ngày rằm là chuối vàng rực cả chợ. Ngày Tết lại càng không thể thiếu nải chuối trên bàn thờ tổ tiên! Bài trí Trong ngôi nhà của người Huế, gian trung tâm luôn được dành cho bàn thờ tổ tiên. Theo đúng quy cách thì bàn thờ phải có ba án. Án trong cùng (án nội) là nơi đặt bài vị, di ảnh và bát hương người quá cố. Án ngoài cùng, thường gọi là hương án, là một cái bàn cao hơn, trên đặt các đồ thờ được bài trí: hai bên là hai cây đèn, ở giữa là chiếc lư đồng, xen giữa đèn và lư là hai bát đựng nước sạch; hàng tiếp sau là một chiếc bình hoa đối xứng với quả bồng để đặt quả phẩm. Phía sau lư đồng là chiếc kỉnh dựng (giống như bức bình phong, bằng gỗ khảm xà cừ), cạnh đó là chiếc lư nhỏ để xông trầm. Giữa hương án và án nội là bàn soạn, một chiếc bàn thấp hơn hai án thờ, là nơi soạn mâm cơm, khay trà để cúng ông bà. Nhà nào có thờ Phật thì trước hương án là bàn thờ Phật (nằm ở ngoài cùng). Ngày Tết, nhìn lên ba án thờ thấy cả một rừng chuối. (Theo sách Tín ngưỡng dân gian Huế - Trần Đại Vinh, NXB Thuận Hóa 1995
No comments:
Post a Comment