Theo bạn Ducdam giới thiệu từ baocongthuong
Ảnh: Nguồn Internet
Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên mở cửa du nhập văn hóa văn minh phương Tây ngay từ năm1868 với cuộc cải cách Duy Tân mang tên Thiên Hoàng Minh Trị. Cũng do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên đán theo thời gian âm lịch như những nước châu Á khác, mà đón Tết theo dương lịch. Tuy nhiên, dù cuộc sống rất hiện đại và thời gian ngày Tết cũng như các lễ hội được điều chỉnh theo lịch dương nhưng họ vẫn giữ nguyên vẹn những phong tục truyền thống.
Thông thường, người Nhật Bản làm việc đến ngày 30/12. Ngày đó, các công sở thường tổ chức ăn uống tiễn năm cũ. Những bữa tiệc như vậy gọi là Bounenkai (bữa tiệc để quên đi những vất vả, khó khăn trong năm cũ). Trên thực tế, Bounenkai thường diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng tháng 12. Cuối năm cũng là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thoải mái. Các bữa Bounenkai theo đó trở nên rất thịnh soạn và các nhà hàng thường rất đông khách. Sau bữa tiệc ai về nhà nấy. Người thì đi du lịch, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà. Vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.
Lau rửa nhà cửa, trang trí đón năm mới:
Người Nhật có tục lệ gọi là susuharai, lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài sạch sẽ để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ để đón năm mới. Cũng như vậy vào ngày cuối cùng ở trường học trước khi nghỉ đông, học sinh cũng phải làm tổng vệ sinh để trường sẵn sàng đón năm mới và hầu hết các công ty cũng dành ngày làm việc cuối năm để dọn dẹp. Mục đích của công việc này là để sẵn sàng đón năm mới với mọi thứ, cả về tinh thần và thể chất trong trạng thái tươi mới sạch sẽ. Sau khi dọn dẹp xong người Nhật trang trí kadomatsu ở hai bên cửa nhà để đón may mắn.
Kadomatsu là 3 ống tre tươi được vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông phải lẻ, chứ không được chẵn bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi được duy trì, chỉ có nối bất hạn mới được chia để chấm dứt Ngoài ra lý do dùng cành thông để trang trí là vì trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống. Đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ. Kadomatsu có hình giống cái thang để các vị thần của năm mới –Toshigami xuống hạ giới đem may mắn đến cho mọi nhà, mọi người.
Ăn mỳ, đi lễ trong đêm tất niên
31/12 là ngày tất niên nên rất quan trọng trong truyền thống của người Nhật Bản vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa khoảng 22 giờ hay 23 giờ người Nhật sẽ ăn một bữa tối cực kỳ thịnh soạn so với những bữa ăn tối khác trong năm. Mọi người quây quần cùng nhau ăn tosshikoshi-soba.
Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mỳ dài có ý nghĩa chuyển giao từ năm cũ sang năm mới –ý nghĩa của từ toshikoshi-soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới. Kết thúc bữa ăn tối tất niên, gần thời điểm giao thừa, rất nhiều người đổ về các ngôi chùa, hay điện đền gần nhà để thực hiện nghi lễ ninenmairi (ninen có nghĩa là 2 năm còn mairi có nghĩa là đi để cầu nguyện).
Ở khắp nước Nhật các đền thờ Shinto đều chuẩn bị amazake –một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt để phát cho các đám đông vào lúc nửa đêm. Lúc này chuông lớn ở các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau đổ hồi, ngân nga cất tiếng.
Lễ mừng năm mới
Sáng mùng một các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Trước tiên là uống rượu trừ tà khí cho năm mới và để kéo dài tuổi thọ. Tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni
Món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai tây và bánh dày omochi… những thứ này được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. Người Nhật quan niệm ăn những thứ các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ tăng thêm sức mạnh. Một đồ ăn không thể không nhắc tới trong ngày Tết đó là osechi (đồ ăn nguội để trong hộp lớn, được làm sẵn từ trước với lượng thức ăn đủ cho cả nhà trong ba ngày Tết.
Các món ăn osechi có vị khá đặc biệt: vừa mặn vừa ngọt và thông thường là lạnh). Dùng osechi vì một phần theo quan niệm của người Nhật Bản từ xa xưa cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới sẽ không tốt cho các vị thần bếp, phần khác là để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn. Ngày nay cuộc sống công nghiệp, hiện đại các siêu thị đều có bán những cái hộp osechi như vậy. Và cả gia đình cùng trò chuyện và đọc thiếp chúc mừng năm mới (nengajou) của bạn bè, người quen gửi đến–một phong tục không thể thiếu.
Bởi nengajou giống như bưu thiếp và có số seri ở trên, những ngày đầu năm mới nhà nước tổ chức quay số xổ số và những ai nhận được nhiều nengajou thì có cơ hội trúng thưởng nhiều hơn. Bưu diện thường quy định ngày gửi nengajou. Những nengajou gửi đúng thời gian quy định sẽ được chuyển tới người nhận đúng ngày mồng một Tết bất kể người đó ở nơi nào trên đất nước Nhật Bản khách đến chơi nhà chủ dịp Tết thường là họ hàng, người thân trong gia đình. Bạn bè, đồng nghiệp nhân viên không đến thăm chúc mừng gia chủ trong ngày dịp Tết trừ phi rất hãn hữu được hẹn ngày giờ rõ ràng
Bán hàng giá rẻ
Sau ngày mùng Tết rất nhiều cửa hàng, siêu thị mở cửa trở lại để phục vụ khách mua sắm lấy may. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong túi to bên ngoài in chữ Fukubukuro được gọi là túi phúc và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người xếp hàng từ sáng sớm để mua cho bằng được.
Tặng hoa
Một thói quen tốt, lãng mạn của người Nhật Bản, vào dịp Tết người ta thường mua hoa để tăng người thân bạn bè và đồng nghiệp nên nhu cầu tiêu thụ hoa những ngày này rất cao. Hoa ở Nhật Bản được hiểu bao gồm hao cắt cành, nụ hoa, lá hoa, cành, cây cỏ, rêu, cây sống và hoa khô dùng để trang trí. ở Nhật Bản cũng trồng hoa song không đủ thỏa mãn nhu cầu nên phần lớn dựa vào hoa nhập khẩu từ Hà Lan, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Tokyo là thành phố tiêu thụ nhiều hơn nhất và có tới 16 chợ hoa bán buôn, trong đó có hai chợ lớn nhất là chợ Ohata và chợ Setagaya
Ảnh: Nguồn Internet
Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên mở cửa du nhập văn hóa văn minh phương Tây ngay từ năm1868 với cuộc cải cách Duy Tân mang tên Thiên Hoàng Minh Trị. Cũng do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên đán theo thời gian âm lịch như những nước châu Á khác, mà đón Tết theo dương lịch. Tuy nhiên, dù cuộc sống rất hiện đại và thời gian ngày Tết cũng như các lễ hội được điều chỉnh theo lịch dương nhưng họ vẫn giữ nguyên vẹn những phong tục truyền thống.
Thông thường, người Nhật Bản làm việc đến ngày 30/12. Ngày đó, các công sở thường tổ chức ăn uống tiễn năm cũ. Những bữa tiệc như vậy gọi là Bounenkai (bữa tiệc để quên đi những vất vả, khó khăn trong năm cũ). Trên thực tế, Bounenkai thường diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng tháng 12. Cuối năm cũng là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thoải mái. Các bữa Bounenkai theo đó trở nên rất thịnh soạn và các nhà hàng thường rất đông khách. Sau bữa tiệc ai về nhà nấy. Người thì đi du lịch, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà. Vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.
Lau rửa nhà cửa, trang trí đón năm mới:
Người Nhật có tục lệ gọi là susuharai, lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài sạch sẽ để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ để đón năm mới. Cũng như vậy vào ngày cuối cùng ở trường học trước khi nghỉ đông, học sinh cũng phải làm tổng vệ sinh để trường sẵn sàng đón năm mới và hầu hết các công ty cũng dành ngày làm việc cuối năm để dọn dẹp. Mục đích của công việc này là để sẵn sàng đón năm mới với mọi thứ, cả về tinh thần và thể chất trong trạng thái tươi mới sạch sẽ. Sau khi dọn dẹp xong người Nhật trang trí kadomatsu ở hai bên cửa nhà để đón may mắn.
Kadomatsu |
Kadomatsu là 3 ống tre tươi được vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông phải lẻ, chứ không được chẵn bởi theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi được duy trì, chỉ có nối bất hạn mới được chia để chấm dứt Ngoài ra lý do dùng cành thông để trang trí là vì trong mùa đông, thông vẫn xanh tươi, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống. Đồng thời lá thông sắc nhọn có thể diệt trừ ma quỷ. Kadomatsu có hình giống cái thang để các vị thần của năm mới –Toshigami xuống hạ giới đem may mắn đến cho mọi nhà, mọi người.
Ăn mỳ, đi lễ trong đêm tất niên
31/12 là ngày tất niên nên rất quan trọng trong truyền thống của người Nhật Bản vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, vào đêm giao thừa khoảng 22 giờ hay 23 giờ người Nhật sẽ ăn một bữa tối cực kỳ thịnh soạn so với những bữa ăn tối khác trong năm. Mọi người quây quần cùng nhau ăn tosshikoshi-soba.
toshikoshi-soba |
Đây là phong tục truyền thống dựa trên liên tưởng về việc ăn những sợi mỳ dài có ý nghĩa chuyển giao từ năm cũ sang năm mới –ý nghĩa của từ toshikoshi-soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới. Kết thúc bữa ăn tối tất niên, gần thời điểm giao thừa, rất nhiều người đổ về các ngôi chùa, hay điện đền gần nhà để thực hiện nghi lễ ninenmairi (ninen có nghĩa là 2 năm còn mairi có nghĩa là đi để cầu nguyện).
ninenmairi |
Ở khắp nước Nhật các đền thờ Shinto đều chuẩn bị amazake –một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt để phát cho các đám đông vào lúc nửa đêm. Lúc này chuông lớn ở các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau đổ hồi, ngân nga cất tiếng.
amazake |
Lễ mừng năm mới
Sáng mùng một các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Trước tiên là uống rượu trừ tà khí cho năm mới và để kéo dài tuổi thọ. Tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni
Món canh này sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai tây và bánh dày omochi… những thứ này được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa. Người Nhật quan niệm ăn những thứ các vị thần hay tổ tiên đã ăn sẽ tăng thêm sức mạnh. Một đồ ăn không thể không nhắc tới trong ngày Tết đó là osechi (đồ ăn nguội để trong hộp lớn, được làm sẵn từ trước với lượng thức ăn đủ cho cả nhà trong ba ngày Tết.
Osechi |
Các món ăn osechi có vị khá đặc biệt: vừa mặn vừa ngọt và thông thường là lạnh). Dùng osechi vì một phần theo quan niệm của người Nhật Bản từ xa xưa cho rằng nấu nướng trong ba ngày đầu năm mới sẽ không tốt cho các vị thần bếp, phần khác là để giải phóng cho các bà nội trợ khỏi công việc nấu nướng bận rộn. Ngày nay cuộc sống công nghiệp, hiện đại các siêu thị đều có bán những cái hộp osechi như vậy. Và cả gia đình cùng trò chuyện và đọc thiếp chúc mừng năm mới (nengajou) của bạn bè, người quen gửi đến–một phong tục không thể thiếu.
nengajou |
Bởi nengajou giống như bưu thiếp và có số seri ở trên, những ngày đầu năm mới nhà nước tổ chức quay số xổ số và những ai nhận được nhiều nengajou thì có cơ hội trúng thưởng nhiều hơn. Bưu diện thường quy định ngày gửi nengajou. Những nengajou gửi đúng thời gian quy định sẽ được chuyển tới người nhận đúng ngày mồng một Tết bất kể người đó ở nơi nào trên đất nước Nhật Bản khách đến chơi nhà chủ dịp Tết thường là họ hàng, người thân trong gia đình. Bạn bè, đồng nghiệp nhân viên không đến thăm chúc mừng gia chủ trong ngày dịp Tết trừ phi rất hãn hữu được hẹn ngày giờ rõ ràng
Bán hàng giá rẻ
Sau ngày mùng Tết rất nhiều cửa hàng, siêu thị mở cửa trở lại để phục vụ khách mua sắm lấy may. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong túi to bên ngoài in chữ Fukubukuro được gọi là túi phúc và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người xếp hàng từ sáng sớm để mua cho bằng được.
Fukubukuro |
Tặng hoa
Một thói quen tốt, lãng mạn của người Nhật Bản, vào dịp Tết người ta thường mua hoa để tăng người thân bạn bè và đồng nghiệp nên nhu cầu tiêu thụ hoa những ngày này rất cao. Hoa ở Nhật Bản được hiểu bao gồm hao cắt cành, nụ hoa, lá hoa, cành, cây cỏ, rêu, cây sống và hoa khô dùng để trang trí. ở Nhật Bản cũng trồng hoa song không đủ thỏa mãn nhu cầu nên phần lớn dựa vào hoa nhập khẩu từ Hà Lan, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Tokyo là thành phố tiêu thụ nhiều hơn nhất và có tới 16 chợ hoa bán buôn, trong đó có hai chợ lớn nhất là chợ Ohata và chợ Setagaya
Cách trình bày món ăn của người Nhật thật tinh tế!
ReplyDeleteCó thể vẫn giữ Tết Âm lịch nhưng làm thế nào giữ gìn được nét văn hóa tốt đẹp và bỏ đi những thói quen cờ bạc không tốt.
ReplyDeleteBổ sung: ở nước ta!
Delete