Thursday, September 22, 2011

Xây nhà bằng bê tông làm từ gáo dừa

Xây nhà bằng bê tông làm từ gáo dừa
Tiasang đưa tin theo Sài Gòn Tiếp Thị


Nhiều người tham quan
ngôi nhà làm từ bêtông gáo dừa.


Với gần bốn tấn nguyên liệu chính là gáo dừa phế thải, qua các công đoạn xử lý, chủ dự án “Bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa”, anh Nguyễn Tấn Khoa, tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP.HCM, đã hoàn thiện một ngôi nhà ở xã Thanh Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

Dự án “Bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa” đạt một trong ba giải thưởng cao nhất của cuộc thi Ý tưởng Xanh 2009 và được công ty Toyota Việt Nam (TMV) hỗ trợ 250 triệu đồng để triển khai vào thực tế.


Nguyễn Tấn Khoa triển khai dự án từ tháng 7/2010, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp từ ThS Lê Anh Tuấn, giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM. Sau khi Khoa nhận được học bổng du học Hàn Quốc, ThS Tuấn đã trực tiếp đảm nhận việc thi công và hoàn thành dự án.
Với nguyên liệu chính là gần bốn tấn gáo dừa phế thải, các thành viên tham gia dự án đã cho triển khai sản xuất thử nghiệm các tấm bê tông nhẹ - nguyên liệu chính để xây dựng nhà. Gáo dừa được thu gom từ các nhà máy cơm dừa nạo sấy của tỉnh Bến Tre. Sau khi sơ chế, gáo dừa được gia công, đập nhỏ thành cỡ hạt nguyên liệu có kích thước tương đương với đá xây dựng 1x2cm và được xử lý bằng dung dịch NaOH để tách các thành phần có hại của gáo dừa. Sau đó, gáo dừa sơ chế lại được nhào trộn với xi măng, cát, nước và tạo hình với các kích thước 30x60cm, 40x80cm và 50x100cm, tùy theo yêu cầu của công nghệ nhà lắp ghép. Bê tông được xây dựng như quy trình xây dựng một căn nhà bình thường.

Ưu điểm của nhà được xây bằng bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa là khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt tốt, khả năng chịu va đập cũng như chịu ăn mòn trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn. Sản phẩm có thể sử dụng để thay thế hoàn toàn nguyên liệu đá tự nhiên vừa tận dụng nguyên liệu phế thải của địa phương, giảm trọng lượng vật liệu, góp phần bảo vệ môi trường từ việc giảm phá núi để lấy đá. Chi phí thi công căn nhà bằng bê tông nhẹ cốt liệu gáo dừa chỉ bằng 80% so với nguyên liệu đá tự nhiên.

BT: Nếu có thể làm bê tông từ gáo dừa, vậy cũng có thể nghĩ đến làm bê tông cốt tre hay cốt bã mía được không nhỉ?



28 comments:

  1. Không có gì phải bỏ đi ! Vấn đề là biết sử dụng cho có ích !

    ReplyDelete
  2. Nếu làm những tấm vách có sử dụng bã mía làm cốt chắc sẽ nhẹ và đỡ tốn anh CPS nhỉ?

    ReplyDelete
  3. Có lẽ vậy,nhưng các vị có chuyên môn phải nặn óc nghiên cứu ! Nhưng chớ làm cầu bằng bê tông cốt tre đó nha ! Khà khà...

    ReplyDelete
  4. Cậu Khoa ni trước làm cùng công ty với e, nhưng sau đó đc học bổng du học HQ, nên cty mất đi 1 nhân tài! Tiếc thật. Dự án ni rất hay ạ! :)

    ReplyDelete
  5. Nhưng nguyên liệu này chắc khan hiếm lắm đây.

    ReplyDelete
  6. Và cả rơm dạ của tui nữa, hic hic bỏ đi phí mà đốt thì gây ô nhiễm môi trường.

    ReplyDelete
  7. Không có khan hiếm đâu ngocyen ơi! Cây dừa thì lá làm vỏ bánh su sê, lợp nhà, trái non uống lước, trái gìa lấy dầu. Ngày xưa gáo dừa làm gáo múc nước, bây giờ toàn dùng ca nhựa.
    Người ta dùng gáo dừa làm đồ mỹ nghệ nhưng không sử dụng hết! Làm chậu trồng hoa..Nếu có cung ắt sẽ có cầu mà.
    Thân dừa thì người ta xay, xử lý để làm giá thể trồng cây đó.

    ReplyDelete
  8. Quên, thân dừa cũng làm nhiều đò dùng rất là hay đó như là muôi, muỗng, đũa, và mình thích nhất là dùng lược từ gỗ dừa ngocyen à. Lâu lâu lại gửi mua ở Bến Tre 10 cái lược bằng gỗ dừa chải đầu để khỏi hai tóc.

    ReplyDelete
  9. Tiếc nhỉ? Nhưng cậu ấy học xong thì sẽ về với nhiều dự án hay hơn và thiết thực hơn nữa, ví dụ làm tấm ép từ bã mía chẳng hạn.

    ReplyDelete
  10. UI rơm rạ thì ngày xưa đã dùng để bện làm vách đất rồi aqua à. Mà rơm thì có thể làm nấm rơm ăn ngon quá gì nữa?

    ReplyDelete
  11. Anh CPS ơi! Vô trường Quốc học và trường Hai bà Trưng ( trường Đồng Khánh cũ) thấy mấy tấm plafond bằng cốt tre còn nguyên mà vôi vữa xi măng thì đã rơi rụn lả tả đó!
    Chắc cũng cần nghiên cứu lại đó chứ chẳng đùa.
    Nghe nói mấy cọc tre Hưng Đạo Vương đóng trên sông Bach Đằng cả trăm năm sau vẫn còn mà?

    ReplyDelete
  12. Dừa ngày càng khan hiếm . TQ qua mua hết trọi hết trơn . Dự án này hay thiệt , nhưng chẳng biết được bao lâu khi dừa xứ mình sắp kiệt cạn .http://thethaovanhoa.vn/132N20110420070745287T0/vi-dau-xu-dua-thieu-dua.htm

    ReplyDelete
  13. Mình trồng thì lên lại thôi B nờ, nhiều vùng trồng được dừa lắm!

    ReplyDelete
  14. Cọc của Đức THĐ đóng bằng gỗ lận á !

    ReplyDelete
  15. Bằng gỗ chứ không phải bằng tre à?

    ReplyDelete
  16. Nhiều thứ các nước tiên tiến đã áp dụng thật lâu rồi. Họ phá một căn nhà cũ mà đem đi tái chế lại hết. Mình đập xuống là thành xà bần đi lấp ao, sông!

    ReplyDelete
  17. Họ tái chế như thế nào anh minht?
    Ở VN, BT thấy nhiều vùng như rơm, bã mía không biết làm gì cho hết! Cứ đem đốt khói um lên thôi!

    ReplyDelete
  18. Hình như có nhà máy sử dụng trấu làm nguyên liệu đầu để sản xuất chất đốt và năng lượng rồi.

    ReplyDelete
  19. Bê tông họ để riêng mang về xay ra lấy cát đá để đúc các công trình nhẹ hơn hay làm gạch. Gạch nung về soạn lại bán cho các công trình xây mà có tô bên ngoài, sắt thép để riêng đưa đi tái chế. Gỗ nếu vụn thì đem xay lại làm nguyên liệu cho ván ép. Cùng lắm mới cho thành rác. Mai mốt khoẻ sẽ viết kể về xây một căn nhà mới thay nhà cũ.

    ReplyDelete
  20. Nước họ còn tái chế nưã đó.

    ReplyDelete
  21. Nhà cất có mấy cây cột bằng thân cây dừa thì Ckim thấy cách đây 25 năm ở cợ đệm có nhà ông tám chè. Nhà cất to lắm ba giang có mấy cây cột đều bằng thân cây dừa bóng loáng.
    Còn nhà vách đất bện với rơm Ckim cũng đã thấy luôn ở Bà Rịa Vũng-Tàu cách đây 30 năm lúc Ckim đi vượt biên có ở qua nhà vách đất bện rơm hiihhihihihi

    ReplyDelete
  22. Ở VN bây giờ thì họ đập nhà cũ, lấy gạch dùng lại, các cánh cửa nếu còn dùng được thì dùng lại hoặc bán cho cửa hàng bá vật liệu xây dựng cũ, sắt thép cũng bán. Chưa có ký thuật tái chế gỗ vụn. Các vôi vữa cát đán còn lại được bán hoặc tái sử dụn làm nền nhà, làm đường..Tuy nhiên ở thành phố, thường thì không tái sử dụng được nên có hiện tượng đổ trộm ra đường gây ô nhiễm.

    ReplyDelete
  23. Hiện tại ở vùng sâu vùng xa của VN vẫn có những nhà vách đất bện rơm đó.

    ReplyDelete
  24. Cho lắng nước phèn hay tái chế nước ô nhiễm thành nước sạch?

    ReplyDelete
  25. Nước thải tái chế thành nước sạch như bên Singapore

    ReplyDelete
  26. Tuyệt nhỉ! Chỉ cần VN mình làm thế nào tái chế sạch trước khi đổ ra sông hồ là mừng lắm lắm!

    ReplyDelete
  27. Ở Đức cũng vậy thôi anh ơi .
    Nguồn nước thải bên em phân chia rỏ ràng lắm ,không có loạn xà ngầu và bị kiểm tra rất gắc ,Phạt nặng lắm .Đặc biệt là những khu hảng xưởng ,những trung tâm nước thảy có độc nặng ,đều nằm riêng phần khu của dân .
    Bù lại tiền nước hằng tháng trả cũng cao hehehe chịu thôi hổng có o e gì cả hihi

    ReplyDelete
  28. Tất cả những phát minh mới bên em thì hình như là bị kiểm tra 100% rồi mới cho ra thị trường .
    Chớ hổng có phải là hể có phát minh (như ờ xứ mình) thì làm trước rồi chờ theo thời gian mà xem sau ,coi như hên xui hehehe

    Thí dụ :Nhà bê tông gáo dừa ,tới một thời gian nào đó sau này mà phát ra chất độc hại gì đó thì sao ? Ở thì người ta đã ở bao lâu trong đó rồi .Tới lúc đó ai chịu trách nhiệm ?

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG