Tuesday, September 27, 2011

Thu thập bằng chứng về linh hồn dưới góc nhìn khoa học


Các nhà khoa học ngày càng thu thập được nhiều bằng chứng về linh hồn và cuộc sống sau cái chết. Nhưng những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn thực sự tồn tại.>>> Giải mã hiện tượng hồn lìa khỏi xác
>>> Có thực sự tồn tại linh hồn?

Bên ngoài bộ não

Theo GS Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia (Mỹ), trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân ngừng tim. Khi tỉnh lại, người bệnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác cho thấy, não bệnh nhân không còn dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra.
Ông Pim van Lommel, chuyên gia về trải nghiệm cận tử tại Bệnh viện Rijnstate (Hà Lan) đồng tình về vấn đề này. Ông cho rằng, khi ở trạng thái cận tử, "người bệnh không những có ý thức, mà ý thức của họ còn mở rộng hơn bao giờ hết. Họ có thể suy nghĩ hết sức rõ ràng, hồi tưởng chi tiết về thời thơ ấu và cảm thấy sự liên hệ chặt chẽ với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh. Trong khi não họ hoàn toàn không có dấu hiệu hoạt động".

Theo GS Peter Fenwick, Viện Tâm thần học thuộc Đại học Kings (Anh): "Nếu có thể chứng minh rằng con người vẫn tiếp nhận thông tin khi họ bất tỉnh và thoát xác thì đó là bằng chứng không thể tranh cãi về việc ý thức tồn tại tách rời bộ não".
Có lẽ, ý tưởng về linh hồn cũng xuất phát từ hoàn cảnh này. Con người từ thời cổ xưa, khi trải qua trạng thái ảo thân, cho rằng khi đó phần tinh thần rời khỏi phần thể xác. Từ đó, họ bắt đầu tin vào sự tồn tại bên ngoài cơ thể.

Linh hồn ra đời từ đâu?

Bằng chứng khoa học đáng ngạc nhiên nhất về linh hồn xuất phát từ lĩnh vực cơ học lượng tử, hay nói cụ thể hơn là từ những nghiên cứu về các hiện tượng hạ nguyên tử tạo ra ý thức. Quan điểm truyền thống cho rằng, ý thức của chúng ta được hình thành từ mạng lưới hàng tỷ nơron. Nhưng hai giáo sư Stuart Hameroff (Đại học Arizona, Mỹ) và Roger Penrose (Đại học Oxford, Anh) đã xây dựng một lý thuyết, theo đó, ý thức còn là sản phẩm của quá trình tính toán lượng tử diễn ra ở vi ống, một dạng cấu trúc siêu nhỏ của tế bào não.

Trước đây, nhiều người cho rằng một cơ chế như vậy không thể tồn tại, vì các máy tính lượng tử được tạo ra ban đầu chỉ có thể hoạt động ở môi trường vô cùng lạnh chứ không phải ở mức nhiệt độ cao như ở não. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong 5 năm gần đây cho thấy, cơ học lượng tử tham gia vào khá nhiều quá trình sinh học không lạnh, trong đó có quang hợp.
Một công trình của Anirban Bandyopadhyay (Viện Khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản) còn hé mở khả năng các bít thông tin lượng tử có thể gắn kết trong môi trường nhiệt độ cao của các vi ống đơn lẻ ở tế bào.
Trạng thái gắn kết giữa các vi ống được tạo ra nhờ năng lượng sinh học. Khi quá trình cung cấp máu và oxy ngừng lại, sự gắn kết không còn, nhưng thông tin lượng tử không mất đi. Nó có thể phát tán vào vũ trụ, tồn tại và tiếp tục hoạt động dưới một hình thức nào đó. Nếu bệnh nhân được cứu sống, thông tin sẽ được não tiếp nhận trở lại. Có lẽ vì thế mà những người từng có trải nghiệm cận tử có thể nhận biết thế giới xung quanh khi họ bất tỉnh.
Nếu như giả thuyết này là đúng, thì câu hỏi đặt ra là: Quá trình lượng tử tạo thành ý thức xuất hiện từ đâu? Câu trả lời, theo GS Penrose và một số nhà khoa học, là từ vụ nổ lớn Big Bang. Theo quan điểm này, mọi dạng ý thức đều được tạo ra cùng thời điểm với vũ trụ. Và nếu linh hồn có tồn tại thì nó cũng gắn với khởi nguồn của vũ trụ.

Sự đầu thai của linh hồn

Ý tưởng của GS Penrose ám chỉ đến một cơ chế để ý thức tiếp tục tồn tại sau khi thân thể con người đã chết. Nhưng nó sẽ đi về đâu? Theo GS Hameroff: "Nếu người bệnh không được cứu sống, ý thức sẽ đi vào vũ trụ và biết đâu có thể một ngày nào đó sẽ được một cơ thể khác tiếp nhận trở lại".
DOPS hiện đang lưu giữ khoảng 1.400 hồ sơ về các trường hợp được cho là thuộc dạng này. Phần lớn đó đều là những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp. Các em có thể kể vanh vách trước đây mình là ai, sống ở đâu, làm gì, trông như thế nào và nhiều chi tiết khác.
Ian Stevenson, một trong những chuyên gia tâm thần học hàng đầu nước Mỹ, người sáng lập DOPS bắt đầu thu thập những câu chuyện về tiền kiếp từ năm 1960. Trong số các tài liệu ông ghi nhận được, có nhiều trường hợp một đứa trẻ được sinh ra có bớt ở đúng vị trí vết thương mà các em đã bị trong kiếp trước. Một số luôn bị ám ảnh sợ những sự vật, hiện tượng đã gây ra cái chết trong tiền kiếp.
Stevenson và các đồng nghiệp của ông chưa bao giờ khẳng định rằng hiện tượng đầu thai thực sự xảy ra. Họ chỉ cố gắng thu thập các bằng chứng về nó. Trong khoa học, những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn con người tồn tại sau cái chết về thân xác và sau đó tái sinh trở lại trong một cơ thể mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể khẳng định rằng không có linh hồn.

33 comments:

  1. lam sao co the thu nhan nhung bang chung ve linh hon cai dieu ma chi co niem tin moi co the nhan ra va song, em tin co linh hon va em song cho cai doi sau cua linh hon minh thoi chi a. Linh hon lam sao co the giai thich bang khoa hoc

    ReplyDelete
  2. Các nhà khoa học chứng minh như thế nào thì Ckim không rõ. Nhưng hồi đó Mẹ Ckim bịnh nặng lắm sau khi Mẹ Ckim bị hôn mê vài ngày. Mẹ Ckim tỉnh dậy đi đứng ăn uống rất bình thường như người chưa bao giờ binh. Cả nhà ai cũng mừng hết nói Mẹ khỏe. Nhưng Mẹ thì nói không . Mẹ nói như vầy : Má hồi dương đó. Má thấy ông Ngoại , bà Ngoại và các Câu. Dì đứng đón Má đi. Má kêu tất cả ah chị em và Ba đến Má hun từng người Má trăn trối trườc khi Má mất. Ckim nói Má đừng có nói bậy Má khỏe đó . Má nói Má biết trong người Má. Con có biết cây đèn dầu , đèn cầy không. Khi nó xấp tắc nó phực cháy sáng lắm sau đó nó tắc. Má giờ đang như vậy đó. Má chỉ khi mất để hình nào thờ Má và Má nói tại sao để hình đó Má kể kỷ niệm cái hình đó . Rồi Má nói về cuộc đời của hai người chị của Má sau này ( vì hai người chị của má còn sống ) . Lúc đó ai cũng nói Má bịnh mê sãng nói nhảm Ba cười nói Má tếu lâm. Nhưng sau khi Má mất và kết quả cuộc đời của hai người dì của Ckim có kết cuộc y chan như Má nói vì Má nói Má thấy cuộc đời hai người dì của Ckim về sau. Lúc đó Ckim còn tới 3 người dì còn sống. Nhưng thâm tâm Má chỉ lo cho hai người dì sống gần Má thôi. Còn người dì bên Pháp thì Má không có thấy.( Ckim nghĩ có lẻ tai dì bên Pháp khá giã hơn cho nên Má không có lo nên Má không có thấy ) Má Ckim thấy cuộc đời sau này của mấy anh chị em và Ba Ckim. Má Ckim dặn Ckim sau này lo hết cho mọi người
    Mỗi lần Ckim có chuyện gì không may đến thì Ckim ngủ sẽ thấy Má Ckim. Thì Ckim biết có chuyện chẳng lành đến quả là y chan. Nhưng Ba Ckim mất. Ckim ngủ thấy Ba thì có chuyện may mắn đến. Vì vậy Ckim thuơng Má lắm nhưng rất sợ ngủ thấy Má vì Ckim biết Má về báo cho Ckim biết chuyện chẳng lành nhưng cái gì đến thì đến thôi đâu có tránh được. Ckim thấy lần cuối Ckim bị xất bất sang bang luôn. Ckim sợ quá Ckim nói Má đừng cho con thấy nữa con sợ quá. Thì từ đó đến nay 3 năm Ckim không thấy Má nữa nhưng ngược lại Ckim thấy điềm khác. Cũng như trước khi Ba CKim vào bịnh viện. Ckim thấy 1 bầy nhện đen trước mặt và có 1 con to lắm rơi xuống trước mặt Ckim thức dậy rất sợ thì mấy ngày sau Ba vào bịnh viện là CKim biết không xong rồi thật tình y chan.
    | Nhưng sau khi Ba mất gần 49 ngày Ckim thấy Ba mấy lần và lần nào Ba cũng vui vẻ hết có lần Ba kêu Ckim đi theo Ba. Ckim hỏi đi đâu Ba nói đi bảo vệ Ba Ckim đi liền ihihhiih. Đi 1 hồi có chuyện thì Ba biến mất ihhiih. Ckim gọi phone kể cho dì Ckim nghe dì la quá ahahaah nói mai mốt thấy nói Ba đi đi để con lo cho con của con chừng nào đến ngày giờ của con thì con sẽ đi theo Ba rồi nhờ đừng có đi nghe chưa hahahah nghe dì nói thấy thương và tội dì thì thôi luôn hahahahahah. Giờ nhắc đến dì. Thôi đi gọi phone thăm dì 1 chút nhớ dì rồi :)

    ReplyDelete
  3. Hi hi..thị chị cũng như em. Nhưng hãy nghe kết luận của bài báo:
    "Stevenson và các đồng nghiệp của ông chưa bao giờ khẳng định rằng hiện tượng đầu thai thực sự xảy ra. Họ chỉ cố gắng thu thập các bằng chứng về nó. Trong khoa học, những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn con người tồn tại sau cái chết về thân xác và sau đó tái sinh trở lại trong một cơ thể mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể khẳng định rằng không có linh hồn."

    ReplyDelete
  4. da, em co doc, thi ho van viet chung chung the thoi, minh tin thi minh song

    ReplyDelete
  5. Nên xem phần kết luận giúp chứng minh cho ta thấy các công trình miệt mài nghiên cứu của vài nhà khoa học đều hoài công vô ích, khi họ nhắm vào chủ đích tìm cho ra những chứng cứ khoa học về sự hiện hữu hay không của linh hồn

    ReplyDelete

  6. Nghĩ đến việc não ngưng hoạt động mà con người vẫn còn ý thức, vậy mà bị đem chôn hay hỏa thiêu thì em nổi da gà chị ạ.

    ReplyDelete
  7. Chứng minh có hay không có linh hồn sau đó làm gì nữa nhỉ?

    ReplyDelete
  8. Những linh hồn ... đôi lúc làm em sợ ...

    ReplyDelete
  9. Mình cũng tin rằng có linh hồn, nhưng chưa có lời giải thích nào làm thỏa mãn trí tò mò của mình cả.

    ReplyDelete
  10. Các nhà khoa học nêu trên đã từng nhọc công nghiên cứu và đã không tìm thấy được sự hiện hữu của linh hồn qua những chứng cứ khoa học duy vật vì linh hồn thuộc lãnh giới thiêng liêng bất tử. Họ có chủ đích muốn dùng khoa học để chứng minh rằng con người không có linh hồn để đi tới kết luận là không có sự hiện hữu của thế giới siêu nhiên vĩnh tồn như thiên đàng hay niết bàn, hỏa ngục hay âm phủ, không có thưởng, phạt.... Xin được gọi chung những người không có niềm tin vào sự hiện hữu của linh hồn và thế giới siêu nhiên vô hình là những người vô thần. Có thể họ đã và đang có niềm tin rằng họ không có linh hồn, và không thể nào có một cuộc đời mới thiêng liêng bất tử ngay sau cái chết của thân xác. Do vậy, trong cuộc sống hiện tại, họ chỉ biết trau chuốt sao cho thân xác của mình được vinh sang phú quý, sung sướng hạnh phúc mà không quan tâm đến việc tu luyện lương tâm, nâng cao đời sống đạo đức bản thân và cộng đồng xã hội.Cái Chết của thân xác đối với họ là một dấu chấm hết cho cả cuộc đời nơi trần thế này, giống như bao thú vật khác.
    Nhưng cũng có rất nhiều khoa học gia nổi tiếng của thế giới xác tín niềm tin vào sự hiện hữu bất diệt của linh hồn, vào một thế giới thiêng liêng vĩnh hằng gồm cõi hạnh phúc trường cửu dành cho những người lương thiện tốt lành và cõi bất hạnh muôn đời, nơi đày ải những kẻ độc ác, tàn bạo, bất lương...

    ReplyDelete
  11. Để ...nhát ma người khác . heheheh

    ReplyDelete
  12. Em đọc sach1 thấy nói là mấy người bị chết chém khi hồn lìa khỏi cổ não vẫn hoạt động thêm mấy giây nên người bị chém có thể nói , cười nguyền rủa thêm chút nữa trước khi chết hẳn . Sợ chưa ?

    ReplyDelete
  13. Chị ..tin có linh hồn. Còn nghĩ sợ linh hồn về trừng phạt thì không!

    ReplyDelete
  14. kd luôn dừng ở blog bạn thật lâu để xem cám ơn bạn :)

    ReplyDelete
  15. Con người quả là một loài hay tò mò. Bao nhiêu năm nó cứ hay tự hỏi và lại tự trả lời vì nó chẳng hỏi ai khác được ngoài nó. Từ lâu nó đã hỏi trời cao bao nhiêu và hì hục lấy thước ra đo, không thỏa nó lấy tốc độ và năm ánh sáng ra đo. Đo, đo mãi cũng không xuể nên nó tự an ủi rằng : trời cao vô cùng tận.
    Có một loài cũng hay tò mò như con người. Đó là loài bò làm nghề kéo cày ở làng tôi. Đã bao năm nay nó nhìn loài người và tự hỏi: Sao bọn kia lại chỉ có hai chân mà mình thì 4 chân. Mình ăn cỏ ngon lành mà bọn kia không biết ăn như mình. Và chúng cũng tự trả lời : Cỏ ngon thế mà chúng cũng không biết ăn, chắc là chúng vẫn còn còn dốt.

    ReplyDelete
  16. Nếu đúng như kết quả phân tích thì.con vật cũng phải có linh hồn,vậy linh hồn của con vật và con người có điểm gì khác biệt khi đầu thai ?có thể lẫn lộn qua lại chứ phải không?

    ReplyDelete
  17. Con người không hiểu được ngôn ngữ của loài vật, chưa nghiên cứu xem con con vật nào thoát chết kể lại những giây phút đã đứng bên bờ sự chết!!! Cũng không có con vật nào nói cho biết nó sợ cái gì, thích cái gì và nhớ cái gì để có thể đoán kiếp trước nó là gì.

    ReplyDelete
  18. Linh hồn là gì khó có lời đáp rõ ràng, và con người cứ phải tưởng tượng ra hình thù của nó. Mà đã là tưởng tượng thì ít nhiều không giống nhau. Người tưởng tượng là hình vuông ngưới khác lại tưởng nó hình tròn. Người cho linh hồn nhẹ lắm (chỉ vài gờ-ram và lý sự rằng có nhẹ như thế nó mới bay được như sương như khói ) . Người khác nghe vậy mới ngẩn tò te : "hóa ra linh hồn lại biết bay" và tưởng tượng tiếp: thế thì có thể nó bay nhanh lắm tốc độ hàng ngàn cây số/giây chứ chẳng bỡn đâu. Tưởng tượng cũng có nghĩa là "tưởng", tưởng thế thôi chứ có giáp mặt linh hồn bao giờ....

    Thuở nhỏ tôi là người thích nhìn thấy linh hồn, nên mỗi lần đêm tối đi qua bãi tha ma tôi đi rất chậm căng mắt căng tai để nhìn để nghe xem có linh hồn hiện lên không ? Nhiều lần tôi không đạt được mong ước nên lần đó khi bước tới chinh giữa bãi tha ma tôi quyết định ngồi thụp xuống. Đêm ấy tuy là đêm không trăng chỉ vài vì sao lấp lánh cuối trời , vậy mà tôi thấy trong mắt lờ mờ ẩn hiện những tà áo trắng lượn quanh. Hì, tôi mừng quá, chắc là những linh hồn đang hiển hiện. Tôi đổi tư thế sang nằm phủ phục xuống cỏ hai tay chống cằm và căng mắt nhìn. Lạ thay tôi lại chỉ thấy đêm đen thui và gió từng cơn lướt qua những lùm cây đâu đó rồi làm rung mái tóc của tôi. Vậy là sự quan sát cẩn thận của tôi cũng chưa đủ để chứng minh rằng tôi đã giáp mặt những linh hồn.
    Ghi chú:: Bãi tha ma này thuộc xã Thống Nhất, huyện Quỳnh Phụ - gần nhà thờ xứ Quỳnh Lang - thuộc tỉnh Thái Bình - Việt Nam.

    ReplyDelete
  19. "...Một công trình của Anirban Bandyopadhyay (Viện Khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản) còn hé mở khả năng các bít thông tin lượng tử có thể gắn kết trong môi trường nhiệt độ cao của các vi ống đơn lẻ ở tế bào."Được đấy ông "vật liệu" thân mến. Tuy nhiên nếu ông nói rằng:" tôi đã bao năm leo trèo hết ngóc ngách trong não bộ của tôi" nên tôi thấy bao nhiêu là "bịt" thì sẽ lọt tai tôi hơn (ôi xin lỗi " bit , bit, bit " ) (!)

    ReplyDelete
  20. Tóm lại, theo yeuhanoi linh hồn cũng chỉ là sản phẩm của con người mà thôi?

    ReplyDelete
  21. @lylinalol: Không ! Linh hồn theo YHN ngẫm thì cũng như mọi thứ chẳng hạn như người, vật: cái nhà, hòn núi, con sông, cho đến bài ca, ý niệm về hư và thực, triết lý, tôn giáo, cả các vì sao lấp lánh trên bầu trời.... tuốt tuốt đều thuộc về vũ trụ không ngừng vận động, không có giới hạn về 4 chiều (3d và Time). Bigbang cũng chỉ là một sự kiện nếu có thực thì vẫn tính ra thời điểm khởi sự (theo cách tính của con người) ....và cũng chỉ nằm trong sự không giới hạn của 4 chiều (cũng theo quan niệm của con người) mà thôi. Con người luôn tò mò về mọi thứ và nhận thức ngày càng phong phú, nhưng chắn chắn không bao giờ đi đến được sự tận cùng vì không có cái tận cùng để kịch tường của mọi thứ. Anh đi tìm nguồn gốc của ý thức, linh hồn bằng cách khảo cứu não bộ (với phương tiện trong tay), còn người khác lại đi tìm linh hồn bằng cách suy tư, chiêm nghiệm. Cả hai đều nhận ra cái hữu hạn của mình trong cái vô hạn của vũ trụ và đó là nghịch lý dù muốn hay không, nhưng tôi quả quyết rằng : dùng cái hữu hạn để nhận thức cái vô hạn thì chắc chắn sẽ luôn luôn là hữu hạn (con người có thể biết được có cái rất nhỏ hoặc rất lớn chứ không bao giờ biết được cái vô cùng nhỏ hoặc vô cùng lớn).

    ReplyDelete
  22. Đồng ý với anh điều này.

    ReplyDelete
  23. Ghi thêm về hai cách nhìn vũ trụ:
    Lịch sử diễn ra trên hành tinh của chúng ta đã từng có những đại biểu lừng danh về cách nhìn sâu vào vũ trụ. Đại biểu cho cách suy tư chiêm nghiệm là ông Thích Ca. Đại biểu cho cách quan sát và suy luận bằng các phương tiện có trong tay là ông Alber Enstein (sinh sau ông Thích Ca). Theo sử sách ghi lại thì hai ông đã dày công nhìn vào thế giới và thấy thế giới nhiều hơn và cũng nhiều thứ khác hơn đa số chúng ta đã thấy. Lạ lùng thay về cuối đời ông Eustein đã nhìn thấy một vạt tà áo của ông Thích Ca dù cả hai còn xa nhau hàng vạn dặm.

    ReplyDelete
  24. Vậy cách nhìn nhận vũ trụ qua Phúc Âm?

    ReplyDelete
  25. Phải chăng "Phúc âm" suy ngẫm vũ trụ có một người cha đẻ đó là Thượng đế toàn năng. Nhưng ai sinh ra ông ta (ông Thượng Đế đó cũng phải có nguồn chứ ?) vả lại toàn năng ở đây chỉ là con người tưởng tượng mà phú cho ông ấy thôi chứ ai đã đào tạo giảng dậy ông ta giỏi đến vậy ?

    ReplyDelete
  26. Đã thừa nhận Thượng Đế toàn năng rồi, siêu việt thì còn đặt vấn đề ai sinh ra gì nữa? Thượng Đế được hiểu là điều toàn năng tuyệt đối rồi, cái vô giới hạn không thể chạm đến được rồi cũng giống như nói về vũ trụ bao la không giới hạn rồi.

    ReplyDelete
  27. Đã thừa nhận có toàn năng tức thừa nhận sự vô hạn. Hai khái niệm này chỉ là một.

    ReplyDelete
  28. Đúng vậy đó, thừa nhận sự tuyệt đối vô hạn để thấy cái hạn hữu bé nhỏ của mình.

    ReplyDelete
  29. Phật giáo khẳng định chư hành vô thường chư pháp vô ngã. Con người thực ra được cấu tạo bởi ngũ uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Kinh Phật nói ngũ uẩn giai không, tức năm thứ đó có mà không thật. Vậy khi người ta chết đi thì cái gì còn lại vĩnh viễn để gọi là linh hồn??
    Ngay hiện tượng ngoại cảm Phật giáo vẫn không cho là do linh hồn tồn tại ( Trưởng Lão Thích Thông Lạc, Tu viện Chơn Như Trảng Bàng, Tây Ninh)

    ReplyDelete
  30. Nếu như không có linh hồn, vậy giải thích thuyết luân hồi trong Phật giáo như thế nào? Mục Kiền Liên tìm mẹ ở chín tầng địa ngục thì tìm thân xác bà ư?

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG