Saturday, September 24, 2011

Bauxite

BÁO "TUỔI TRẺ" KHÔNG ĐƠN THƯƠNG ĐỘC MÃ TRONG VỤ "RÒ RỈ HÓA CHẤT Ở NHÀ MÁY BAUXITE TÂN RAI LÂM ĐÔNG"... Sep 24, '11 4:26 AM for everyone Phamvietdao.net: Sau khi Tuổi trẻ đưa tin về về vụ rò rỉ hóa chất tại nhà máy bauxite Tân Rai Lâm Đồng, bài lên vào ngày 22/9, được nửa ngày sau đó không rõ lý do gì đã bị hạ xuống. Bây giờ nếu vào mục Chính trị-Xã hội của Tuổi trẻ, mục đăng bài "Công trình bôxit Tân Rai: Rò rỉ hóa chất ra môi trường..." thì không tìm thấy bài này? Vào mục tìm kiếm của báo này cùng không tìm được; bài chỉ còn lưu trên google?Điều đáng hoan nghênh là Tuổi trẻ đã không bị đơn độc trong vụ này; Cùng với Tuổi trẻ, Báo Nông nghiệp Việt Nam cũng đã có bài Dân hoang mang vì rò rỉ "hóa chất bauxite" vào ngày 22/9; Báo Đất Việt có bài Công trình bôxit Tân Rai rò rỉ hóa chất; Tinnhanhviet.com có bài:VỤ RÒ RỈ HÓA CHẤT Ở BAUXITE TÂN RAI ( LÂM ĐỒNG ); Báo Lao động đưa lại bài của Tuổi trẻ...Và hôm nay Sài Gòn Tiếp thị tiếp tục vào cuộc...Trên đây là sơ sơ mấy báo chủ blog đọc được, quý vị nào phát hiện thêm đề nghị bổ sung. Hoang nghênh các báo đã không để Tuổi trẻ đơn thương độc mã trong việc đưa lên báo vụ rò rỉ hóa chất tại nhà máy bauxite Tân Rai Lâm Đồng...Nếu các báo đồng lòng thì chắc Ban Tuyên giáo và Bộ 4 T có ý định " khủng bố " hay kỷ luật các Tổng Biên tập cũng khó, vì tìm người thay không kịp như lời của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng từng có lần chỉ bảo....   Hoá chất tràn ra môi trường tại công trình bôxít Tân RaiSự cố nhỏ, thiệt hại lớn!Sự cố hoá chất tràn ra môi trường bên ngoài tại công trình bôxít Tân Rai được xác định là do nơi để các bao chứa hoá chất không được che chắn kỹ, nên nước mưa tạt vào làm hoá chất tan chảy và trôi theo dòng nước qua cống ngầm, thoát ra ngoài khu dân cư. Bể pha trộn xút của công trình bôxít Tân Rai có nhiều vị trí bị hư hỏng nặng. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọngMặc dù đây được xem là sự cố nhỏ và đang được ngành chức năng tích cực xử lý, khắc phục nhưng thực chất đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong vùng dự án. Theo báo cáo kết luận số 7, ngày 8.9.2011 của sở Tài nguyên và môi trường Lâm Đồng, sau khi nhận được thông tin về sự cố môi trường xung quanh nhà máy alumin, sở này đã khẩn trương thành lập đoàn thanh tra. Kết quả cho thấy, mẫu nước thử nghiệm tại cống nước thải của nhà máy tổ hợp bôxít nhôm Tân Rai có độ pH bằng 10,53, vượt quá quy định cho phép; nhiệt độ trong nước tại cống thải của công trường bôxít Tân Rai lên đến 31,20C. Nguyên nhân được xác định do nơi để các bao chứa xút (lỏng và rắn) tại khu vực tập kết nguyên liệu đã không được che chắn kỹ, các bao bì chứa xút, sau khi pha trộn không được thu gom, xử lý, vứt bừa ra môi trường bên ngoài. Lượng xút còn dính trong bao theo nước mưa thẩm thấu vào đất và một phần trôi theo dòng nước chảy vào mương thoát nước chung của khu vực nhà máy, sau đó chảy ra môi trường bên ngoài. Mặt khác, tại thời điểm kiểm tra, bể pha trộn xút của công trình bôxít Tân Rai có một số vị trí bị hư hỏng, gạch bao tường bị sạt lở, đáy nền bị ăn mòn, tạo ra nhiều khe hở, không có biển báo nguy hiểm nơi kho chứa xút và bể pha trộn. Những hành vi này đã vi phạm khoản 3, điều 8, nghị định 117 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.Theo ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng, đây chỉ là sự cố đáng tiếc và đơn vị đã tích cực khắc phục xong lâu rồi. Ông Nguyễn Đình Trí, trưởng phòng tổ chức hành chính, ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng, khẳng định: “Đã khắc phục xong lâu rồi, không có vấn đề gì nữa. Không hiểu vì sao sáng nay (22.9) lại có bài báo đăng tin vấn đề này. Tuy nhiên, lãnh đạo của ban sẽ xem xét lại, nếu có gì, sẽ thông tin sau”.Theo thống kê bước đầu của UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), có khoảng trên 200ha càphê, trà và ao nuôi cá của người dân nằm giáp ranh với công trình bôxít Tân Rai nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường này, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa xác định cụ thể mức độ thiệt hại do sự cố này gây ra. Ông Nguyễn Văn Triệu, chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm xác nhận, đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được bất kỳ đơn phản ánh nào từ phía người dân, cũng như các doanh nghiệp đóng trên địa bàn về mức độ thiệt hại, đồng thời khẳng định đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực này đều bình thường. Hoá chất dùng để pha trộn để tràn lan tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Cư dân địa phương còn lo lắngTuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, hiện người dân ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm – khu vực dân cư nằm liền kề với công trình bôxít Tân Rai vẫn tỏ ra lo lắng, chưa dám sử dụng nguồn nước giếng để phục vụ sinh hoạt. Ông Nguyễn Quang Minh, ở khu 6A, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, nói: “Người dân chúng tôi thấy vụ ô nhiễm này rất nghiêm trọng, bà con đang rất lo lắng, nhất là ô nhiễm môi trường về lâu dài. Hiện nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động nhưng hồ chứa bùn đỏ mới chỉ làm được một phần nhỏ thì nguy hại không biết còn đến mức độ nào nữa”.Không chỉ có nỗi lo về ô nhiễm môi trường nước. Tiếng ồn từ động cơ của nhà máy alumin Tân Rai trong quá trình thực hiện chạy thử, cũng đang trở thành mối lo ngại lớn của người dân trong khu vực. Anh Vũ Ngọc Long, ở khu 6, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, nói: “Nhà tôi nằm cách nhà máy 1km nhưng nói chuyện với nhau thì phải hét vào tai mới nghe được. Còn ở khu vực gần đó, bà con nói chuyện chẳng nghe được gì luôn”.Rõ ràng, tuy nhà máy bôxít Tân Rai chưa chính thức đi vào vận hành khai thác nhưng thực tế cho thấy đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Theo sở Tài nguyên và môi trường Lâm Đồng, hiện nồng độ pH đo được tại cống thoát nước của nhà máy alumin Tân Rai vẫn còn ở mức cao.Liên quan đến sự cố để một lượng hoá chất đáng kể chảy ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngày 15.9, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng thực hiện nghiêm túc các nội dung, như: tổ chức khắc phục sự cố sạt lở gạch và đáp nền tại bể pha trộn xút; thu gom tất cả các bao bì, rác thải nguy hại để xử lý đúng theo quy định; nghiêm cấm để các hoá chất độc hại rơi vãi, thẩm thấu xuống đất hoặc trôi theo nước ra khu vực xung quanh dự án.Tỉnh cũng đề nghị ban quản lý dự án phải thường xuyên giám sát kiểm tra, đo đạc, phân tích các thông số chỉ tiêu hoá, lý về môi trường từ các nguồn nước trong khu vực dự án trước khi xả thải ra môi trường xung quanh. Nếu các thông số kiểm tra vượt các tiêu chuẩn cho phép, đơn vị phải báo cáo ngay về UBND tỉnh Lâm Đồng, sở Tài nguyên và môi trường cùng các đơn vị liên quan để kịp thời xử lý, khắc phục. Đồng thời, giao sở Tài nguyên và môi trường Lâm Đồng lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng theo quy định của pháp luật.Bài và ảnh Quang Hà(http://sgtt.vn/Thoi-su/153257/Su-co-nho-thiet-hai-lon.html )----------------------------------------------Công trình bôxit Tân Rai rò rỉ hóa chấtCập nhật lúc :11:36 AM, 22/09/2011Ông Trần Dương Lễ - phó giám đốc Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng - hôm qua thừa nhận: “Có việc để lượng xút tàn dư từ công trình bôxit Tân Rai chảy ra môi trường, đây là một sơ suất. Hiện đã khắc phục được vấn đề này”. Tuy nhiên, đến nay người dân ở khu vực quanh công trình bôxit Tân Rai thuộc khu 6, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng vẫn không dám sử dụng nước giếng để sinh hoạt cũng như nước ao hồ để tưới trà và cà phê...Dân kêuÔng Bùi Công Liên, phó giám đốc Công ty TNHH trà giống Cao Nguyên (khu 6, thị trấn Lộc Thắng), cho biết: “Cuối tháng 7, nguồn nước từ nhà máy alumin chảy ra có mùi hắc, sủi bọt và có độ nhờn. Nguồn nước này đổ vào hồ nước rộng khoảng 20ha của công ty, khiến cá chết nổi trắng hồ và không thể dùng nước để tưới cho hơn 100ha trà và cà phê. Công ty đã kiến nghị việc này với lãnh đạo huyện Bảo Lâm, Ban quản lý dự án bôxit nhôm nhưng đến nay vẫn chưa thấy giải quyết. Hiện mỗi ngày Công ty Cao Nguyên phải dùng xe máy cày chở nước máy để tưới và phun xịt thuốc cho trà. Mùa khô sắp tới, nếu nguồn nước hồ không được khắc phục sẽ ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn cho sản xuất của công ty”. Có khoảng mười hồ nuôi cá của các hộ dân xung quanh nhà máy bôxit cũng gặp tình trạng tương tự. Bà Nguyễn Thị Việt (khu 6, thị trấn Lộc Thắng), phản ảnh: “Cá trắm tôi nuôi ở cả ba hồ đều chết hết, phần lớn cá nặng trên 2kg. Vớt cá lên đem bán cũng chẳng ai dám mua. Bơm nước hồ để tưới chanh dây và rau thơm, cây chết hết. Ba hồ này mỗi năm gia đình tôi thu được khoảng 60 triệu đồng từ tiền bán cá và bơm nước tưới vườn cà phê cho các hộ dân vào mùa khô. Gia đình tôi hiện cũng chẳng dám sử dụng nước giếng mà phải mua nước bình về dùng”. Người dân trong khu vực đang rất lo ngại, không biết mức độ ô nhiễm của nguồn nước đến đâu và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Cẩu thả Ông Nguyễn Hoài Anh, trưởng Phòng TN-MT huyện Bảo Lâm, cho biết: “Ước tính có khoảng 200ha đất trồng cà phê, trà và ao nuôi cá của người dân bị ảnh hưởng. Khi nhận được tin báo của người dân, chúng tôi đã đến kiểm tra. Lần theo nguồn nước thì xác định được nước chảy ra từ cửa xả nước của đường cống ngầm khu vực nhà máy. Qua kiểm tra bước đầu, độ pH trong mẫu nước lấy tại miệng cống cao vượt tiêu chuẩn cho phép (pH=12,6 so với quy chuẩn Việt Nam là từ 6-9). Cũng may nhiều ngày qua trên địa bàn luôn có mưa nên nguồn nước nhiễm độc đã được pha loãng đáng kể”. Sau khi nhận được thông tin về sự cố môi trường xung quanh nhà máy alumin, thanh tra của Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng vào cuộc ngay. Kết luận của thanh tra cho thấy mẫu nước thử nghiệm có độ pH vượt ngưỡng cho phép (pH=10,53). Cơ quan này chỉ ra nguyên nhân là do nơi để các bao chứa hóa chất (xút) không được che chắn kỹ, khiến nước mưa tạt vào làm tan chảy và thẩm thấu xuống đất. Các bao bì chứa xút sau khi pha trộn (từ rắn sang lỏng) chưa được thu gom vào nơi quy định mà vứt ngoài trời. Lượng xút còn dính trong bao theo nước mưa thẩm thấu vào đất và một phần theo dòng nước chảy ra môi trường bên ngoài. Hiện tại, bể pha trộn xút có một số vị trí bị hư hỏng. Hành vi không thu gom, không che phủ và bảo quản rác thải của Ban quản lý dự án bôxit nhôm Lâm Đồng không đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.Ông Trần Dương Lễ thừa nhận những kết luận này là đúng. Ông cho biết thêm: “Đây là một sự cố nhỏ nhưng là bài học lớn trong công tác quản lý, đảm bảo vấn đề môi trường. Để chuẩn bị cho nhà máy đi vào hoạt động, chúng tôi đang tiến hành hòa tan xút rắn dạng bột thành xút lỏng”. Cần bồi thường cho dânSở TN-MT tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Ban quản lý dự án bôxit nhôm Lâm Đồng khắc phục sự cố, đồng thời nghiêm cấm không để sự việc trên tái diễn. Sở cũng đang tiến hành lập thủ tục xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng.Ông Vương Khả Kim, phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết: “Huyện đang xem xét để yêu cầu Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng bồi thường thiệt hại cho người dân”. Về phía Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng, ông Lễ cho rằng: “Hiện ban chưa nhận được đơn phản ảnh của người dân về những thiệt hại do sự cố gây ra. Tuy nhiên, thời gian tới ban cùng với cơ quan chức năng của địa phương xác định những thiệt hại của dân. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ để giảm bớt thiệt hại cho dân. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với cơ quan chuyên môn để kiểm tra lại nguồn nước giếng sinh hoạt của các hộ dân tại khu vực này”. ( Nguồn : Báo đất Việt)  ------------------------------------------------------------------------------------ Dân hoang mang vì rò rỉ "hóa chất bauxite"Khắc Dũng   -Thứ Năm, 22/09/2011, 18:29 (GMT+7) Cán bộ chuyên môn của BQL Dự án tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng và Sở Tài nguyên nà môi trường Lâm Đồng đã công nhận việc rò rỉ “hóa chất bauxite” là đúng nhưng việc đền bù cho dân thì còn đang… tính toán Cả tháng qua, người dân thị trấn Lộc Thắng vô cùng hoang mang vì một thứ nước thải của công trình bauxite Tân Rai (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) có mùi hắc, nhiều bọt và nhờn nhờn tuồn ra bên ngoài khiến cho không chỉ tôm cá trong ao hồ chết hàng loạt mà nhiều vườn cà phê cũng úa lá khi tưới phải nguồn nước này. Sự cố nước thải bẩn từ Nhà máy alumin Tân Rai “rò rỉ” ra môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương đã xảy ra suốt tháng qua. “Tuy nhiên, người dân địa phương chúng tôi không dám “kêu”, vì nếu kêu ca, nhỡ bị người khác quy chụp này nọ thì người dân chúng tôi càng khổ” – một hộ dân ở thị trấn Lộc Thắng bộc bạch. Còn ông Nguyễn Tất Trăng, ở khu 6 thị trấn Lộc Thắng, cho chúng tôi biết một cách dè dặt: “Tôi có vài ao cá nuôi cá rô và trắm. Cả tháng nay tôi phải be bờ chặn dòng để nước thải của nhà máy bauxite Tân Rai không tràn vào ao. Thời gian đầu, vì chưa biết nên cá trong ao của gia đình tôi chết hàng loạt”. Tương tự, theo khảo sát của Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Bảo Lâm, hiện có trên 10 hộ dân nuôi cá ở xung quanh nhà máy alumin Tân Rai bị ảnh hưởng xấu bởi nước thải của nhà máy. Những hộ này phản ánh: Bởi nguồn nước nhiễm độc nên cá nuôi trong ao hồ bị chết hàng loạt. Lúc đầu, người dân không biết nên đã rất tốn kém tiền của để thay nước trong ao. Không chỉ thế, về sau, khi thông tin “nước độc” từ nhà máy bauxite thải ra ngấm vào ao cá được nhiều người biết đến, không còn ai dám mua cá của những hộ dân này về để ăn. “Đúng là thiệt hại chồng lên thiệt hại” – bà Nguyễn Thị Việt (khu phố 6 thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) tiếp tục than phiền. Bà Việt nói: “Ngoài ao cá, gia đình tôi còn sống bằng nghề bơm nước tưới cà phê thuê cho những hộ dân xung quanh. Thời gian gần đây, vì có mưa nên không những người trồng cà phê ít có nhu cầu tưới mà họ còn không dám tưới nguồn nước lấy từ ao hồ trong vùng. Bởi thế, một trong những nguồn thu nhập của gia đình tôi từ việc tưới nước thuê bị triệt tiêu”.Một cán bộ của Cty TNHH Trà giống Cao Nguyên (khu 6, thị trấn Lộc Thắng) cho biết: “Từ hơn tháng qua, cá trong hồ rộng hơn 20ha của Cty chết trắng đã là một thiệt hại lớn cho đơn vị; ngoài ra, diện tích trà của đơn vị cả mấy chục hecta cũng đang bị đe dọa bởi nguồn nước tưới bị ô nhiễm”. “Bồi thường thiệt hại cho người dân do sự cố “nước thải độc” của nhà máy sản xuất alumin Tân Rai thải ra môi trường là việc phải làm” – ngày 22/9, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Vương Khả Kim khẳng định. Theo thông tin từ Ban quản lý Dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng, hiện đơn vị cùng chính quyền và các cơ quan, ban ngành địa phương tiến hành khảo sát, tính toán những thiệt hại do “chất độc bauxite” thải ra môi trường để bồi thường cho dân. “Xung quanh khu vực nhà máy hiện có khoảng trên dưới 200ha cây trồng (cà phê, trà…) và ao cá bị thiệt hại bởi nguồn nước thải của nhà máy alumin Tân Rai. Chúng tôi đã báo cáo sự việc lên Sở TN-MT Lâm Đồng để tìm cách giải quyết”- một cán bộ của Phòng TN- MT huyện Bảo Lâm cho biết. Ông Lương Văn Ngự - Phó GĐ Sở TN- MT Lâm Đồng, nói: “Đây quả là một sự cố đáng tiếc và nhẽ ra không nên xảy ra ở một dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia. Tuy nhiên, ngay sau khi được phản ánh, Thanh tra Sở đã vào cuộc!”. Bước đầu, với sự “vào cuộc” của cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, sự cố môi trường ở dự án bauxite nhôm Tân Rai được xác định là đã có một lượng hóa chất độc hại trong sản xuất của nhà máy alumin Tân Rai rò rỉ ra bên ngoài làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Đại diện Ban quản lý Dự án tổ hợp bauxite nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) tuy có thừa nhận “đã xảy ra sự cố để một lượng xút tàn dư từ công trình bauxite Tân Rai ngấm vào môi trường bên ngoài” nhưng khi được hỏi cụ thể sự cố như thế nào và cách khắc phục ra sao thì vị đại diện này từ chối khéo: “Hiện vấn đề đã và đang được xử lý. Khi nào khắc phục một cách triệt để, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho báo chí”.( http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/85/85/84154/Dan-hoang-mang-vi-ro-ri-hoa-chat-bauxite.aspx)  -------------------------------------------------- /VỤ RÒ RỈ HÓA CHẤT Ở BAUXITE TÂN RAI ( LÂM ĐỒNG )VỤ RÒ RỈ HOÁ CHẤT Ở BAUXITE TÂN RAI (LÂM ĐỒNG) Xử phạt, buộc Vinacomin khắc phục vi phạm môi trường Đăng n Xem thêm tại: http://www.tinnhanhviet.com/Tin-nhanh/VU-RO-RI-HOA-CHAT-O-BAUXITE-TAN-RAI-LAM-DONG----Xu-phat-buoc-Vinacomin-khac-phuc-vi-pham-moi-truong/2469038 TinNhanhViet.com - Chuyên trang tin tức tổng hợphttp://www.tinnhanhviet.com/Tin-nhanh/VU-RO-RI-HOA-CHAT-O-BAUXITE-TAN-RAI-LAM-DONG----Xu-phat-buoc-Vinacomin-khac-phuc-vi-pham-moi-truong/2469038 Báo lao động và Vnexpress VỤ RÒ RỈ HOÁ CHẤT Ở BAUXITE TÂN RAI (LÂM ĐỒNG) Xử phạt, buộc Vinacomin khắc phục vi phạm môi trường Đăng ngày 23-09-2011 trong chuyên mục Đời sống [VỤ RÒ RỈ HOÁ CHẤT Ở BAUXITE TÂN RAI (LÂM ĐỒNG) Xử phạt, buộc Vinacomin khắc phục vi phạm môi trường] Đại diện Vinacomin: “Mức độ không như báo chí phản ánh”. Tỉnh Lâm Đồng: Xử phạt, buộc khắc phục sự cố. [534986866] Đại diện Vinacomin: “Mức độ không như báo chí phản ánh”. Tỉnh Lâm Đồng: Xử phạt, buộc khắc phục sự cố. Theo thông tin trên báo chí, sự cố rò rỉ hoá chất ra môi trường từ Nhà máy alumin Tân Rai (Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) hồi tháng 7-2011 đã làm cá nuôi của người dân bị chết, nước ao hồ cũng không thể dùng cho sinh hoạt và tưới cây… Vinacomin: Mức độ rò rỉ cực nhỏ Ngày 22-9, ông Dương Văn Hoà, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), tỏ ra khá bức xúc trước thông tin trên và cho biết những phản ánh đó hoàn toàn chưa chính xác về mức độ của vấn đề. Theo ông Hoà, Vinacomin đang cử cán bộ vào Lâm Đồng xác minh rõ sự việc. “Thực ra, rò rỉ xút đã được giải quyết dứt điểm xong từ lâu. Mức độ rò rỉ xút cực kỳ nhỏ, không gây ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước. Tại thời điểm xảy ra sự cố, bản thân tôi trực tiếp chỉ đạo giải quyết, thậm chí tôi ở đó suốt thời gian dài mà có thấy vấn đề gì đâu. Chúng tôi sẽ kiến nghị với một số báo thông tin lại cho chính xác” - ông Hoà khẳng định. Ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban Nhôm - Ti tan (Vinacomin), cũng cho biết việc rò rỉ xút là do một số bao đựng xút không sạch, công nhân sơ suất trong khâu bảo quản, che đậy nên khi có mưa, nước mưa thấm vào làm tan chảy xút rỉ ra ngoài. Đây là chất xúc tác dùng để hoà tan quặng, trong quá trình xử lý, nếu độ pH nhỏ hơn 9 thì sẽ không tác động nguy hại đến môi trường. “Việc này là lỗi sơ suất của công nhân và đã được Vinacomin xử lý ngay sau khi phát hiện rò rỉ cách đây đã lâu” - ông Liêm nói. Tỉnh Lâm Đồng: Xử phạt, buộc khắc phục sự cố Trong một diễn biến khác, ngày 15-9, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất với kết luận thanh tra của Sở TN&MT tỉnh này, yêu cầu BQL Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng thực hiện khắc phục các sự cố về môi trường. VỤ RÒ RỈ HOÁ CHẤT Ở BAUXITE TÂN RAI (LÂM ĐỒNG) Xử phạt, buộc Vinacomin khắc phục vi phạm môi trường Nước từ dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) chảy ra môi trường với bọt trắng xoá. Ảnh: TUỔI TRẺ Theo kết luận thanh tra của Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng, BQL dự án đã tập kết 60 tấn than đá, 18.000 tấn mầm Hydrat, dầu, vôi sống, xút, hoá chất… Trong quá trình tập kết đã không che đậy, không thu gom và quản lý chặt chẽ khiến một lượng hoá chất thấm xuống đất, trôi theo dòng nước ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy alumin, tiếp đó dẫn ra môi trường bên ngoài. Do đó mà nồng độ pH đến 10,53, vượt quá quy định cho phép (mức 5,5-9), vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Vì vậy, sở này đã đề xuất với UBND tỉnh về việc xử lý BQL dự án. Cụ thể là xử phạt hành chính và biện pháp khác như khắc phục sự cố sạt lở gạch, chống ăn mòn gạch tường bao xung quanh, chống thẩm thấu hoá chất ra bên ngoài; thu gom bao bì đựng xút, rác thải nguy hại, rác thải khác để xử lý đúng quy định, không để nước mưa chảy tràn vào khu vực để hoá chất. BQL dự án cũng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra, đo đạc, phân tích các thông số về môi trường của các nguồn nước trong khu vực, khi phát hiện vượt chuẩn quy định thì phải báo cáo ngay cho tỉnh để xử lý. Ngoài ra cũng phải đăng ký chủ nguồn thải nguy hại với Sở TN&MT trước ngày 30-11. Kế hoạch kiểm tra có thể thay đổi Hiện chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin chính thức về vụ việc này. Nhưng với những thông tin ban đầu có được, chúng tôi sẽ báo cáo ngay với cấp lãnh đạo có thẩm quyền. Việc quản lý hoá chất mà để xảy ra sự cố như vậy là đáng tiếc. Lỗi là do bản thân chủ dự án. Sau khi sự việc xảy ra, thanh tra của địa phương cũng đã vào cuộc ngay. Tuy nhiên, cần xác định cụ thể lượng hoá chất để thất thoát, rò rỉ ra môi trường là bao nhiêu, lượng tiếp nhận như thế nào, thiệt hại ra sao… Định kỳ chúng tôi vẫn vào kiểm tra ở dự án này và kế hoạch đợt kiểm tra tới là vào tháng 11. Nhưng với sự cố như thế, có thể kế hoạch sẽ thay đổi. Ông MAI THẾ TOẢN, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ TN&MT Không thể đùa với bauxite Tới mùa khô, bùn chứa xút ở các hồ ao bị ô nhiễm của người dân có thể khô đi và thành bụi bay. Những bệnh tật do bùn khô giàu xút là khá nhiều. Người hít phải bụi này có thể bị viêm phổi, bụi bay vào mắt có thể gây đau, thậm chí gây mù mắt. Nếu vụ ô nhiễm này liên quan đến nước từ sản xuất alumin thì còn có cả phóng xạ hoặc kim loại nặng khác. Sự tác động đến sức khoẻ của con người còn kinh khủng hơn nữa. Với sự cố này, cơ quan môi trường của tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra công trình bauxite Tân Rai. Nhưng nếu những tồn tại chưa được giải quyết rốt ráo, theo tôi cần có đoàn kiểm tra, trong đó chủ trì là Tổng cục Môi trường thuộc Bộ TN&MT vào cuộc. Khi nhà máy chưa hoạt động chính thức đã có sự cố. Vậy sau này nhà máy sản xuất hàng triệu tấn alumin thì sao? Rồi vấn đề bùn đỏ, kim loại nặng, phóng xạ trong bùn đỏ sẽ được xử lý thế nào? Là người tham gia phản biện về môi trường đối với dự án bauxite ở Tây Nguyên, tôi cho rằng dự án này phải thực hiện rất cẩn trọng, không thể chỉ vì lợi nhuận, nhất là trong giai đoạn thử nghiệm này. PGS-TS NGUYỄN ĐÌNH HOÈ, Trưởng ban Phản biện xã hội của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam NHÓM PV Chia sẻ bài viết Xem thêm tại: http://www.tinnhanhviet.com/Tin-nhanh/VU-RO-RI-HOA-CHAT-O-BAUXITE-TAN-RAI-LAM-DONG----Xu-phat-buoc-Vinacomin-khac-phuc-vi-pham-moi-truong/2469038 TinNhanhViet.com - Chuyên trang tin tức tổng hợpVỤ RÒ RỈ HOÁ CHẤT Ở BAUXITE TÂN RAI (LÂM ĐỒNG) Xử phạt, buộc Vinacomin khắc phục vi phạm môi trường Đăng ngày 23-09-2011 trong chuyên mục Đời sống [VỤ RÒ RỈ HOÁ CHẤT Ở BAUXITE TÂN RAI (LÂM ĐỒNG) Xử phạt, buộc Vinacomin khắc phục vi phạm môi trường] Đại diện Vinacomin: “Mức độ không như báo chí phản ánh”. Tỉnh Lâm Đồng: Xử phạt, buộc khắc phục sự cố. [534986866] Đại diện Vinacomin: “Mức độ không như báo chí phản ánh”. Tỉnh Lâm Đồng: Xử phạt, buộc khắc phục sự cố. Theo thông tin trên báo chí, sự cố rò rỉ hoá chất ra môi trường từ Nhà máy alumin Tân Rai (Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) hồi tháng 7-2011 đã làm cá nuôi của người dân bị chết, nước ao hồ cũng không thể dùng cho sinh hoạt và tưới cây… Vinacomin: Mức độ rò rỉ cực nhỏ Ngày 22-9, ông Dương Văn Hoà, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), tỏ ra khá bức xúc trước thông tin trên và cho biết những phản ánh đó hoàn toàn chưa chính xác về mức độ của vấn đề. Theo ông Hoà, Vinacomin đang cử cán bộ vào Lâm Đồng xác minh rõ sự việc. “Thực ra, rò rỉ xút đã được giải quyết dứt điểm xong từ lâu. Mức độ rò rỉ xút cực kỳ nhỏ, không gây ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước. Tại thời điểm xảy ra sự cố, bản thân tôi trực tiếp chỉ đạo giải quyết, thậm chí tôi ở đó suốt thời gian dài mà có thấy vấn đề gì đâu. Chúng tôi sẽ kiến nghị với một số báo thông tin lại cho chính xác” - ông Hoà khẳng định. Ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban Nhôm - Ti tan (Vinacomin), cũng cho biết việc rò rỉ xút là do một số bao đựng xút không sạch, công nhân sơ suất trong khâu bảo quản, che đậy nên khi có mưa, nước mưa thấm vào làm tan chảy xút rỉ ra ngoài. Đây là chất xúc tác dùng để hoà tan quặng, trong quá trình xử lý, nếu độ pH nhỏ hơn 9 thì sẽ không tác động nguy hại đến môi trường. “Việc này là lỗi sơ suất của công nhân và đã được Vinacomin xử lý ngay sau khi phát hiện rò rỉ cách đây đã lâu” - ông Liêm nói. Tỉnh Lâm Đồng: Xử phạt, buộc khắc phục sự cố Trong một diễn biến khác, ngày 15-9, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất với kết luận thanh tra của Sở TN&MT tỉnh này, yêu cầu BQL Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng thực hiện khắc phục các sự cố về môi trường. VỤ RÒ RỈ HOÁ CHẤT Ở BAUXITE TÂN RAI (LÂM ĐỒNG) Xử phạt, buộc Vinacomin khắc phục vi phạm môi trường Nước từ dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) chảy ra môi trường với bọt trắng xoá. Ảnh: TUỔI TRẺ Theo kết luận thanh tra của Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng, BQL dự án đã tập kết 60 tấn than đá, 18.000 tấn mầm Hydrat, dầu, vôi sống, xút, hoá chất… Trong quá trình tập kết đã không che đậy, không thu gom và quản lý chặt chẽ khiến một lượng hoá chất thấm xuống đất, trôi theo dòng nước ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy alumin, tiếp đó dẫn ra môi trường bên ngoài. Do đó mà nồng độ pH đến 10,53, vượt quá quy định cho phép (mức 5,5-9), vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Vì vậy, sở này đã đề xuất với UBND tỉnh về việc xử lý BQL dự án. Cụ thể là xử phạt hành chính và biện pháp khác như khắc phục sự cố sạt lở gạch, chống ăn mòn gạch tường bao xung quanh, chống thẩm thấu hoá chất ra bên ngoài; thu gom bao bì đựng xút, rác thải nguy hại, rác thải khác để xử lý đúng quy định, không để nước mưa chảy tràn vào khu vực để hoá chất. BQL dự án cũng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra, đo đạc, phân tích các thông số về môi trường của các nguồn nước trong khu vực, khi phát hiện vượt chuẩn quy định thì phải báo cáo ngay cho tỉnh để xử lý. Ngoài ra cũng phải đăng ký chủ nguồn thải nguy hại với Sở TN&MT trước ngày 30-11. Kế hoạch kiểm tra có thể thay đổi Hiện chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin chính thức về vụ việc này. Nhưng với những thông tin ban đầu có được, chúng tôi sẽ báo cáo ngay với cấp lãnh đạo có thẩm quyền. Việc quản lý hoá chất mà để xảy ra sự cố như vậy là đáng tiếc. Lỗi là do bản thân chủ dự án. Sau khi sự việc xảy ra, thanh tra của địa phương cũng đã vào cuộc ngay. Tuy nhiên, cần xác định cụ thể lượng hoá chất để thất thoát, rò rỉ ra môi trường là bao nhiêu, lượng tiếp nhận như thế nào, thiệt hại ra sao… Định kỳ chúng tôi vẫn vào kiểm tra ở dự án này và kế hoạch đợt kiểm tra tới là vào tháng 11. Nhưng với sự cố như thế, có thể kế hoạch sẽ thay đổi. Ông MAI THẾ TOẢN, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ TN&MT Không thể đùa với bauxite Tới mùa khô, bùn chứa xút ở các hồ ao bị ô nhiễm của người dân có thể khô đi và thành bụi bay. Những bệnh tật do bùn khô giàu xút là khá nhiều. Người hít phải bụi này có thể bị viêm phổi, bụi bay vào mắt có thể gây đau, thậm chí gây mù mắt. Nếu vụ ô nhiễm này liên quan đến nước từ sản xuất alumin thì còn có cả phóng xạ hoặc kim loại nặng khác. Sự tác động đến sức khoẻ của con người còn kinh khủng hơn nữa. Với sự cố này, cơ quan môi trường của tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra công trình bauxite Tân Rai. Nhưng nếu những tồn tại chưa được giải quyết rốt ráo, theo tôi cần có đoàn kiểm tra, trong đó chủ trì là Tổng cục Môi trường thuộc Bộ TN&MT vào cuộc. Khi nhà máy chưa hoạt động chính thức đã có sự cố. Vậy sau này nhà máy sản xuất hàng triệu tấn alumin thì sao? Rồi vấn đề bùn đỏ, kim loại nặng, phóng xạ trong bùn đỏ sẽ được xử lý thế nào? Là người tham gia phản biện về môi trường đối với dự án bauxite ở Tây Nguyên, tôi cho rằng dự án này phải thực hiện rất cẩn trọng, không thể chỉ vì lợi nhuận, nhất là trong giai đoạn thử nghiệm này. PGS-TS NGUYỄN ĐÌNH HOÈ, Trưởng ban Phản biện xã hội của Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam NHÓM PV Chia sẻ bài Xem thêm tại: http://www.tinnhanhviet.com/Tin-nhanh/VU-RO-RI-HOA-CHAT-O-BAUXITE-TAN-RAI-LAM-DONG----Xu-phat-buoc-Vinacomin-khac-phuc-vi-pham-moi-truong/2469038 TinNhanhViet.com - Chuyên trang tin tức tổng hợp Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết ĐàoCopy lại bên nhà caulongbachai
LÊN ĐẦU TRANG