Thursday, August 18, 2011

Chuyện viết tiếng Việt

Hoàng Hồng Minh
Một câu hỏi đang được đặt ra là "có cần thêm một số chữ cái latinh vào bộ chữ tiếng Việt, ví dụ như F, J, W, Z? ". Nguyên tắc chung, nếu nhu cầu là rõ ràng, thì sự đáp ứng là cần thiết. Còn sử dụng cụ thể như thế nào những chữ cái thêm vào này là công việc tiếp theo.

Chữ cái vẫn dùng mà không chính thức hóa




Trước hết, trong đời sống tiếng Việt hôm nay, chúng ta thực tế đã sử dụng những chữ này!



Nếu bạn đọc dòng văn bản "Thông báo của TW Hội LHPNVN" thì bạn hiểu rằng chữ W ở đây định nói cái gì, tuy có khi bạn chưa học chữ này bao giờ. Người ta không viết "TW" là "TƯ", vì lo đọc chuyện này lại thành ra chuyện khác.



Người nông dân chúng ta thì đã quen với chuyện lợn lai: lợn F1 hay lợn F2, chứ không phải lợn PH1 hay lợn PH2.



Câu "từ A đến Z" ai cũng nói cũng viết, và nếu bạn nói và viết "từ A đến Y" thì không ai hiểu bạn muốn gì.



Nhưng câu chuyện không dừng ở đây.



Hôm nay, thế giới đã mở ra với chúng ta. Việc mỗi người cần học để biết lấy một đến vài ngoại ngữ đã trở nên cần thiết. Và có lẽ chẳng mấy mà chúng ta sẽ phải giảng dạy khoa học, trước hết là các khoa tự nhiên, khoa công nghệ, khoa thương mại, bằng song ngữ Anh -Việt, trên phạm vi đại trà, nếu chúng ta lập chí hiện đại hóa dứt điểm.



Khái niệm du nhập



Chưa đến mức đó, thì việc sử dụng các khái niệm du nhập đã bắt chúng ta phải đọc thông viết thạo các chữ cái latinh "chưa được đưa vào chính thức".



Tìm hiểu khái niệm WTO, đó là bổn phận và lợi ích sát sườn của người Việt hôm nay đã tham gia tổ chức này. Phải biết chữ W.



Mỗi xứ sở có điểm mốc "Zero","cây số không" (không viết "Dê rô") của mình, để tính khoảng cách đi tới trung tâm này từ trên các quốc lộ hướng tâm này. Phải biết chữ Z.



Đo độ dài còn có "Foot": 1 Foot US (ft) = 0,3048006 mét. Phải biết chữ F.



Nghe nhạc thì cũng có "Jazz", không viết nhạc "Giagigi". Phải biết chữ J.



Viết tên riêng



Phổ biến hàng ngày hơn nữa, là việc đọc và viết tên riêng.



Sau những thói quen ban đầu cố gắng mòn mỏi để Hán-Việt hóa bằng được các tên riêng trên thế giới cho bùi tai mình, chúng ta đã vượt được dần ra khỏi cái thói quen cố hữu lấy mình làm trung tâm này. Nhiều bạn trẻ hôm nay khó biết đâu là Á Căn Đình, đâu là Gia Nã Đại, ai Là Mạnh Đức Tư Cưu, ai là Nã Phá Luân. Yêu bóng đá thì hôm xưa có Zico, hôm qua có Zidan khắc trong trí nhớ mình, không phải viết dịch Di Cô hay Di Đan.



Tôi phản đối việc nhất nhất cố gắng viết chuyển dịch các tên Đông Á sang Hán - Việt. Điều đó gây ra những cảm xúc phản nhận thức. Từ bao giờ chúng ta tự cho mình có nghĩa vụ phải chuyển âm Hán - Việt các tên riêng Trung Hoa hay Triều Tiên, và rồi từ đó chúng ta có cảm giác như họ gần gũi với mình hơn cả những người láng giềng Lào hay Miên, thậm chí gần gũi hơn cả các tên riêng của người thiểu số trên đất mình! Đó là tự lừa mình. Tất nhiên khi bạn gọi "Hoa Thịnh Đốn" hay "Mạc Tư Khoa", bạn sẽ có cảm giác tương tự, "thân thiết hơn", vì âm thanh này quen thuộc và bùi tai chúng ta hơn. Nhưng nay bạn đã gọi Washington, Moscow, có lẽ rất nên gọi Beijing, Pyongyang để mà tinh thần ta có được sự bình đẳng, bình tâm sáng suốt trong nhận thức.



Tên người cũng thế, tại sao ngay cả với người Nhật, chúng ta không cố sống cố chết Hán - Việt hóa tên riêng của họ, trong khi mọi tên người Trung Hoa chúng ta cứ như có bổn phận phải Hán - Việt hóa chúng bằng được? Nếu không phải lo Hán - Việt hóa tên ông tổng thống Mỹ là "Ô Bá Mã", tên ông thủ tướng Nga là "Bá Tín", thì cũng rất nên gọi tên ông thủ tướng Trung Hoa theo âm là Wen Jiabao, và bạn sẽ tìm thông tin về thủ tướng Trung Hoa trên Internet bằng tên đó dễ dàng hơn nhiều, thay vì mù tịt khi phải tìm hiểu về ông ấy vì chỉ biết cái tên đã Hán - Việt hóa.



Giữa cái tên ghi âm và cái tên Hán - Việt hóa nhiều khi có khoảng cách rất xa, ví dụ tên ông chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il được Hán-Việt hóa là Kim Chính Nhật, không biết đâu mà lần.



Một thói quen nữa là ngay ở Đông Á, nơi đâu "thân thiện" thì người ta gắng Hán - Việt hóa, bằng không thì thôi. Hongkong xưa là nhượng địa của Anh, nên thôi, không cần gọi là "Hương Cảng". Các tên riêng ở Đại Hàn cũng khỏi bị cố gắng được Hán - Việt hóa nhiều vì "không thân lắm". Tên riêng của Nhật Bản thì miễn phải Hán - Việt hóa.



Phải học tránh sự thiên vị trong nhận thức, bởi vô hình chung chúng ta cổ vũ cái lý tưởng "đồng văn đồng chủng" cho dân chúng, thông qua việc nhất nhất Hán - Việt hóa tên riêng của Trung Hoa hay của Triều Tiên trên thông tin đại chúng. Từ đó thậm chí ta hình dung như họ có họ hàng với mình khi suy từ tên gọi!



Từ kép




Một vấn đề rất quan trọng khi viết tiếng Việt là vấn đề từ kép.



Khi bạn đọc câu "học sinh vật cô Na", bạn không có cách gì để xác định nghĩa thực của câu này.



Các ngôn ngữ dùng hệ thống chữ cái đều biết ghép các từ bằng cách viết liền chúng lại. Nếu trong tiếng Anh bạn có "net" là mạng lưới, "inter" là nối kết, bạn sẽ tạo ra chữ "internet" mà không phải là "inter net". Và bạn có thể ghép nhiều hơn hai chữ để có một chữ mới.



Bạn ghép chữ "sinh" và "vật", bạn phải có một chữ mới, đáng lẽ là "sinhvật", chứ không phải là "sinh vật" cạnh nhau.



Khi bạn đọc câu "học sinh vật cô Na", bạn phải cố làm một thao tác tinh thần để nối "học sinh" thành "họcsinh", rồi kiểm tra xem có được hay không theo hiểu biết chủ quan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếp tục kiểm tra câu này, và bạn nghi ngờ "được, nhưng chắc không phải thế".



Tiếp đến bạn phải cố làm một thao tác tinh thần khác để nối "sinh vật" thành "sinhvật", rồi kiểm tra xem có được hay không theo hiểu biết chủ quan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếp tục kiểm tra câu này, và bạn tự bảo "được, chắc là thế".



Hơn thế nữa, một người nước ngoài học tiếng Việt thì sẽ đánh vật với cái câu vô định này!


Lối viết tách rời các từ trong một từ kép làm tăng tính mất chính xác của câu chữ, khuyến khích tính chủ quan thẩm định, làm giảm tốc độ đọc hiểu, làm tốn kém lưu trữ trên giấy tờ văn bản hoặc trên các bộ nhớ điện tử, làm khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt.


Tất cả nguyên do chỉ vì xưa kia chúng ta dùng chữ vuông! Mỗi chữ vuông phải kê cách nhau ra, không có thì không ai hiểu!



Và công cuộc xây dựng chữ quốc ngữ dùng bảng chữ cái latin đã thiếu cái chí đi đến cùng để giải chuyện này. Chính chúng ta là người phải giải nó.



Đây là một dịp để tưởng nhớ tới người có công lao đề xuất giải pháp viết từ kép này đã từ rất lâu, ông Hoàng Xuân Hãn. Ông đã soi rằng việc viết chữ kép như thế sẽ có rất hãn hữu trường hợp có thể gây nhầm nghĩa, và trong trường hợp đó thì một dấu gạch ngang sẽ là giải pháp.



Hy vọng rằng người Việt chúng ta sẽ đến lúc đủ quyết tâm để thực hiện ý tưởng đơn giản và tuyệt vời này của ông Hoàng Xuân Hãn.



Không cần phải ngay một lúc viết liền hết các từ kép: chỉ cần chúng ta tiến lên từng bước một, thống nhất từng chữ kép một, và chúng ta sẽ đi dần được rất xa. Công việc này có thể được giao cho một tổ chức có năng lực và thẩm quyền.



Để làm ví dụ giống như ông Hoàng Xuân Hãn đã làm trước đây, tôi chép đoạn cuối của bài viết ra đây nhưng viết liền các từ kép để chúng ta cùng đọc thử, và để thấy chúng ta sẽ được lợi về đủ đường: chính xác, tốc độ, và tiết kiệm lưu trữ.



Từkép



Một vấnđề rất quantrọng khi viết tiếng Việt là vấnđề từkép.



Khi bạn đọc câu "học sinh vật cô Na", bạn không có cách gì để xácđịnh nghĩa thực của câu này.



Các ngônngữ dùng hệthống chữ cái đều biết ghép các từ bằng cách viết liền chúng lại. Nếu trong tiếng Anh bạn có "net" là mạnglưới, "inter" là nốikết, bạn sẽ tạo ra chữ "internet" mà không phải là "inter net". Và bạn có thể ghép nhiều hơn hai chữ để có một chữ mới.


Bạn ghép chữ "sinh" và "vật", bạn phải có một chữ mới, đáng lẽ là "sinhvật", chứ không phải là "sinh vật" cạnh nhau.



Khi bạn đọc câu "học sinh vật cô Na", bạn phải cố làm một thaotác tinhthần để nối "học sinh" thành "họcsinh", rồi kiểm tra xem có được hay không theo hiểubiết chủquan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếptục kiểmtra câu này, và bạn nghingờ "được, nhưng chắc không phải thế".



Tiếp đến bạn phải cố làm một thaotác tinhthần khác để nối "sinh vật" thành "sinhvật", rồi kiểmtra xem có được hay không theo hiểubiết chủquan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếp tục kiểmtra câu này, và bạn tự bảo "được, chắc là thế".



Hơn thế nữa, một người nướcngoài học tiếng Việt thì sẽ đánhvật với cái câu vôđịnh này!


Lối viết táchrời các từ trong một từ kép làm tăng tính mấtchínhxác của câuchữ, khuyếnkhích tính chủquan thẩmđịnh, làm giảm tốcđộ đọchiểu, làm tốnkém lưutrữ trên giấytờ vănbản hoặc trên các bộ nhớ điệntử, làm khókhăn cho người nướcngoài học tiếng Việt.



Tấtcả nguyêndo chỉ vì xưakia chúngta dùng chữ vuông! Mỗi chữ vuông phải kê cách nhau ra, không có thì không ai hiểu!



Và côngcuộc xâydựng chữ quốcngữ dùng bảng chữ cái latin đã thiếu cái chí đi đến cùng để giải chuyện này. Chính chúngta là người phải giải nó.



Đây là một dịp để tưởngnhớ tới người có cônglao đềxuất giảipháp viết từkép này đã từ rất lâu, ông Hoàng Xuân Hãn. Ông đã soi rằng việc viết chữ kép như thế sẽ có rất hãnhữu trườnghợp có thể gây nhầm nghĩa, và trong trườnghợp đó thì một dấu gạchngang sẽ là giảipháp.



Hyvọng rằng người Việt chúngta sẽ đến lúc đủ quyếttâm để thựchiện ýtưởng đơngiản và tuyệtvời này của ông Hoàng Xuân Hãn. Chỉ cần tiếnlên từng bước một, thốngnhất từng chữkép một, và chúngta sẽ đi được rất xa.

 Nguồn:Tia Sáng



BT: Thực tế không chối cãi: việc viết từ kép bằng một dấu ngang đã là một bắt buộc khi viết chính tả tại miền Nam Việt Nam trước đây. Chỉ sau 1975 vấn đề này đã bị bãi bỏ cùng với một số quy định đổi một số từ tận cùng từ Y sang I.
Có thể viết lại một phần đoạn văn trên theo phong cách ở miền Nam trước 1975:



Và công cuộc xây-dựng chữ quốc-ngữ dùng bảng chữ cái la-tin đã thiếu cái chí đi đến cùng để giải-quyết chuyện này. Chính chúng ta là người phải giải-quyết nó.


Đây là một dịp để tưởng nhớ tới người có công-lao đề-xuất giải-pháp viết từ kép này đã từ rất lâu, ông Hoàng Xuân Hãn. Ông đã soi rằng việc viết chữ kép như thế sẽ có rất hãn-hữu trường-hợp có thể gây nhầm nghĩa, và trong trường-hợp đó thì một dấu gạch ngang sẽ là giải-pháp.






Hy-vọng rằng người Việt chúng ta sẽ đến lúc đủ quyết-tâm để thực-hiện ý-tưởng đơn-giản và tuyệt vời này của ông Hoàng Xuân Hãn. Chỉ cần tiến lên từng bước một, thống-nhất từng chữ kép một, và chúng ta sẽ đi được rất xa.



58 comments:

  1. Từ A đến Z chứ không phải từ A đến Y đó là mượn từ toán học. Tức là từ đầu đến cuối. Còn những từ như Jazz thì không thể dịch được, đành phải gọi là nhạc jazz. Còn bao nhiêu từ khác nữa.

    KHi dự án "cải cách mẫu tự" này mà được thông qua bởi quốc hội gật, thì sẽ đẻ ra vô số hệ lụy không hày và chỉ càng tổ làm cho tiếng Việt nghèo nàn thêm, lai căng hơn.

    Nếu dùng Z thay cho gi và trong phát âm, chẳng hạn như "già" thì còn chữ "rà, dào dạt" lâu nay viết khác nhau thì nay khi viết chẳng lẽ viết chung là "zà, zào zạt: hay sao. Vẫn F cũng vậy. "Khỏe khoắn, pha trò, phong phú, phố xưa" chẳng lẽ phải sửa lại thành "fẻ fắn, fa trò, fong fú, fố xưa" hay sao.

    Nên nhớ giọng Trung và giọng Bắc giọng Nam có rất nhiều nét đẹp đặc trưng. Nếu áp dụng ba cái mẫu tự lai căng la tinh nhằm "hiện đại hóa: thì chắc chắn tất cả học sinh phải phát âm theo giọng mà Bộ Giáo dục - đề ra nhằm triệt tiêu bản sác của từng vùng trong phát âm vì Nam, Trung, Bắc gỉ cũng phải phát âm y chang như nhau.

    Đó là làm phá sản giá trị văn hóa của dân tộc Việt chứ chẳng ích lợi gì cả, nếu không muốn nói là làm ngôn ngữ Việt sụp đổ vì "hội nhập, quốc tế" quá thế này.

    Và nếu ĐỂ Ý THẬT KỸ thì dự thảo này BẮT BUỘC NGƯỜI DÂN KHẮP NƯỚC PHẢI PHÁT ÂM THEO GIỌNG BẮC!

    ReplyDelete
  2. trời ơi là máy em thiếu font gì mà bài nào cũng toàn nhìn thấy chữ hình chữ nhật ko hà
    ko đọc được
    chán ghê

    ReplyDelete
  3. "Thêm" chứ có phải "thay" đâu mà lo gió=> zó! Chỉ là thêm để sử dụng khi cần thiết. Dù bài viết có chỗ mình chưa thống nhất lắm nhưng nói chung là công phu!

    ReplyDelete
  4. Mình hoàn toàn đồng ý với uyenvan.

    ReplyDelete
  5. Theo ý kiến riêng: một số từ không thể viết liền ví dụ: từ kép, tiến lên, chúng ta, tách rời..tương tự như bóng đá, bánh ít, bánh nậm, bánh bèo, bún vịt...
    Những từ được ghép lại thường cả hai từ mới đủ nghĩa.

    ReplyDelete
  6. Đồng ý với nhận xét này. Trước đây có một số từ kép luôn được đánh dấu liền bằng gạch ngang như: Thống- nhất, ý- kiến, tự-do...Rất lâu rồi không thấy cách dùng như vậy.

    ReplyDelete
  7. Cách viết như đề nghị đã được GS. Phạm Hoàng Hộ sử dụng từ lâu trong bộ sách" CÂY CỎ VIỆT NAM " xuất bản ở Canada (1999) , sau này có tái bản ở Việt Nam do NXB Trẻ xuất bản.

    ReplyDelete
  8. ôi em ghét chị quá
    chị đổi mỗi font đoạn quan điểm của chị
    càng làm em muốn đọc bài trên
    huhu
    ghét quá

    ReplyDelete

  9. Chị reply comment cho các bạn nhưng em để ý thấy lâu trả lời ai cũng được, chị chừa mỗi mình ra. Chắc comment của em quá tệ và chỉ là cỏ rác thôi nên chị không quan tâm trả lời làm gì.

    ReplyDelete
  10. Cố gắng làm sao phát âm chuẩn, vì nếu phát âm không chuẩn sẽ viết sai chính tả. Ở miền nào cũng có cách phát âm riêng và có sai sót hết. Ví dụ: miền Bắc thì khó phân biệt N và L, S và X, R và D; miền Trung thì khó phân biệt phần phụ âm có G và không G như trong các từ : ĂN và ĂNG, RĂNG và RĂN.. các dấu .. Ở miền Nam thì khó phân biệt V và D, R và G.. ( cá rô , cá gô, dui dẻ..)

    ReplyDelete
  11. Xin lỗi cái máy nó dở chứng!

    ReplyDelete
  12. Cám ơn hieuseafarer , chúc chiều vui nha.

    ReplyDelete
  13. P. có nhớ từ công lao có dấu ngang không?

    ReplyDelete
  14. Nói thì cứ việc giữ âm giọng địa phương. Phải phân biệt văn nói và văn viết chứ không thể lẫn lộn được. Văn viết phải tránh dùng từ địa phương và hoàn toàn không thể viết theo kiểu phát âm ( trừ trường hợp đùa giỡn hay chat trên mang ( một cách để khẳng định giọng địa phương của mình).
    Nhưng viết sai lỗi chính tả, thì do học kém ở cấp cơ sở ( tiểu học) học do ít dùng thì quên ( ở người già), hoặc cẩu thả không kiểm tra lại . Hiện nay viết sai lỗi chính tả trở nên phổ biến vì xã hội xem nhẹ giáo dục. Nó nghiêm trọng đến nỗi nhiều người mặc nhiên bắt người khác thừa nhận cái sai của mình như là chuẩn mực. hic!

    ReplyDelete
  15. Kể vụ này đi chị. Em nhớ nhiều từ lắm, mà chẳng nhớ từ bao giờ người ta không dùng dấu ngang cho từ kép nữa.

    ReplyDelete
  16. Em nhớ là có thời gian cái tên riêng của mình cũng dùng dấu ngang. Ví dụ: Lê- Tuấn, Phạm- thị - Minh - Diệu.

    ReplyDelete
  17. Viết theo GS. Phạm Hoàng Hộ: noãnsào, bấtxứng, tụtán, láhoa, láđài, phìquả..

    ReplyDelete
  18. Hình như đó là khi viết trên hồ sơ thi trên máy IBM. Còn thì bình thường không bắt buộc.

    ReplyDelete

  19. Chị nói dân miền Nam phát âm cá rô thành cá gô là từ thế kỷ 19 rồi chị ạ. Không có giọng nói của miền nào đáng bị sỉ nhục cả. Nếu đưa các mẫu tự la tin này vào thì chắc chắn 100% người ta sẽ buộc học sinh tất cả mọi miền, cả toàn bộ miền Nam phải phát âm theo giọng Hà Nội và giọng Hà Nội là thống soái. Cái dự án này chẳng hay họ gì cả nhưng xem ra nó sẽ được thực hiện.

    Chính các vị quan chức cao cấp trong ngành truền thông còn nói thẳng bê lề một hội nghị rằng đài truyện hình trung ương Việt Nam không nên đưa giọng Sài Gòn vào chương trình phát sóng mỗi ngày vị bảo rằng GIỌNG MIỀN NAM LÀM NHỤC QUỐC THỂ! Có vị còn nói thẳng :Giọng miền Nam là thứ man ri mọi rợ làm sao bì được với giọng Hà Nội tao nhã, lịch lãm hàng ngàn năm...

    Mỗi lần cải cách chữ viết thì càng tệ hơn. Nay lại cải cách cách phát âm nữa kia chứ.

    ReplyDelete

  20. Nếu xưa nay, chữ quốc ngữ không có từ nào để phát âm W,Z, F thì chẳng nói làm gì. Đàng này đã có sẵn và phát triển phong mà lại phỉ nhổ và chà đạp tiếng mẹ đẻ để học đòi chạy theo Tây thì chẳng ra đám ôn gì cả. Mấy ông này chỉ ngồi không bày ra hết dự án này đến dự án khác để làm giàu trên chính sinh mệnh dân tộc, quốc gia.

    Thử trưng cầu dân ý xem thì biết: Chẳng lẽ chữ ph mọi rợ hơn chữ h à? Chẳng lẽ chữ gi, d, r là mọi rợ hơn J à....

    ReplyDelete
  21. Thì trên đó mình có nói rồi. Sau năm 1975, mấy thầy giáo ở Bắc vô thì quy định về chính tả có thay đổi. Ví dụ: hy-vọng đổi thành hi vọng, vật-lý đổi thành vật lí..nói chung là bỏ dấu ngang nối ở từ kép. Do vậy khi viết thì cứ viết rời từng từ.
    Cái khác biệt trong ngữ âm của tiếng Việt là đơn âm, không phải đa âm. Chẳng hạn ta chỉ phát âm ĂN nhưng như tiếng Pháp thì phải 2 âm MANGER mới đủ nghĩa.
    Vì ngôn ngữ mình đơn âm nên các từ phải viết rời. Tuy nhiên trong ngôn ngữ chúng ta có nhiều từ vay mượn, đặc biệt những từ Hán Việt, nếu chúng ta viết rời theo từng từ thì không còn nghĩa của nó. Ví dụ: độc lập, bắt buộc ta phải đọc hai từ đó liền nhau chứ không nghỉ cách quãng được. Vì vậy cần phải có ngang nối: độc-lập, hay theo đề nghị của tác giả: nên viết liền thành độclập.

    ReplyDelete
  22. Đó là Zip không hiểu ý của tác giả, không phải là đổi D thành Z hay đổi Gi thành J mà cần biết để viết những từ vay mượn từ nước ngoài, ví dụ: nhạc Jazz, WTO..

    ReplyDelete
  23. Thì mình cứ nói "cá gô", nhưng khi viết trên văn bản nên viết " cá rô". Nếu mình viết sai sẽ kéo theo bao nhiêu hệ lụy ví dụ: dẫn đến tra cứu tên khoa học sai., hiểu sai...
    Ví dụ, dân miền Trung hay "mô tê răng rứa"..Khi vào miền Nam hay ra Bắc thì phải tránh dùng vì người khác không hiểu mình nói gì!

    ReplyDelete
  24. Em không đồng ý. "Phát âm chuẩn" chính là "xáng kiếng" do Hà Nội đưa từ hơn 30 năm trước. Tất cả các em học sinh đều không được phát âm theo giọng vùng miền của mình mà phải phát âm theo đúng chuẩn Hà Nội. Tại sao Hà Nội có quyền bắt toàn dân phải phát âm theo giọng Hà nội đồng thời khinh miệt các giọng nói ở những vùng miền khác.

    Chính tả thì nên chuẩn. Còn giọng nói của một dân tộc không thể chia ra giọng này sang, giọng kia mọi rợ trâu sanh chó má để buộc tất cả người dân phải phát âm theo giọng Hà Nội.

    Em nói tới đây thôi. Ai ủng hộ từ bỏ cách phát âm của tổ tiên, cha sanh mẹ đẻ của mình vì thấy giọng Hà Nội sang hơn thì cứ ủng hộ. Em nhắc lại: Trong rất nhiều hội nghị hội thảo của ngành truyền thông, miền Nam đề nghị VTV nên đưa giọng Sài Gòn vào chương trình vì VTV dù gì cũng là truyền hình quốc gia. Vậy mà Hà Nội dứt khoát không là không. Họ còn nói thẳng "Đưa giọng Sài Gòn lên truyền hình chỉ tổ làm nhục quốc thể"

    Trong khi đó đài Sài Gòn có đủ cả giọng 3 miền tuy Sài Gòn chỉ là thành phố trực thuộc Hà Nội.

    ReplyDelete
  25. Điều này thì chị không nghe, không biết. Nhưng em thấy cô MC Hoài An trên đài VTV nói giọng Nam đó chứ. Mấy cô trước đây có giọng Bắc rất êm nhưng phát âm sai thì phải thay người đó chứ.

    ReplyDelete
  26. Bản thân chữ cái tiếng việt là để ghép lại tạo ra từ tiếng việt. F, J, W, Z không thể tham gia để tạo ra từ tiếng việt thì mắc mớ gì ta phải thêm vào cho mấy đứa nhỏ học càng thêm mệt & hao tốn giấy mực, mất thời gian vô ích. TW = TƯ = TUW (TUW: kiểu Telex bỏ dấu) chỉ là ký hiệu viết tắt chứ không phải là từ tiếng việt. Hehe

    ReplyDelete
  27. Đồng ý. Những từ đã vay mượn thì vay mượn. Cứ giữ nguyên cần gì phải thêm chữ cái J, W, F, Z?

    ReplyDelete
  28. hà hà
    cuối cùng cũng đọc được
    khi em nhắn tin cho ai đó mà không có dấu những từ kép em toàn viết dính vào nhau để người đọc ko bị nhầm.
    nhưng em chỉ đồng ý dùng f,j,z,w để thay thế cho tên riêng của nước ngoài. vì đúng là rất khó cho bọn trẻ (từ thế hệ em trở xuống là đã bắt đầu khó rồi) khi đọc những Mễ Tây Cơ, Phi Nhật Tân., Nữu Ước... Em ko thể nào biết đó là nước nào

    ReplyDelete
  29. đặc biệt là tên người. Trời ơi là khi đọc tiểu thuyết mới khổ. Vì thực ra chưa chắc người phiên âm tên Tây sang tên Ta đã phát âm theo đúng cách vùng miền nước đó gọi. Nước họ cũng có cách phát âm khác nhau mà

    ReplyDelete
  30. Theo chị chắc không ai có thể đề nghị như vậy hết! Zip có nghe nhầm không?

    ReplyDelete
  31. Hi hi..phiên âm ra tiếng Việt nè: định luật Ôm, định luật Cu lông, lực đẩy Ác si mét, Bông hồng vàng của Pau tốp ki...Đọc mà tức cười quá.

    ReplyDelete
  32. Phiên âm là để dành cho những người không biết ngoại ngữ. Giới trẻ bây giờ mà dùng từ phiên âm nó "khổ" thêm thì có. Chỉ có báo đẻng, báo dành cho người có tuổi mới phiên âm ( ưu tiên cho những người hổng cần học mà vẫn có chức). Chả cần phải cải cách sửa đổi gì nửa ( cho một số người tiêu cái dự án ngàn tỉ mà làm khổ mấy đứa nhỏ). Cứ thế mà làm cho tốt là được rồi. Mấy chữ j,z, w, f đó thì nó đã có sẵn trên bàn phím rồi, nó đã có ở lớp vỡ lòng ngoại ngữ rồi. Những người không biết đến bàn phiếm và ngoại ngữ thì họ chẳng cần quan tâm đến việc thêm hay bớt ...
    Giữ tiếng Việt cho trong sáng đã khó lắm rồi!

    ReplyDelete
  33. Do vậy mà đề án đưa thêm mấy chữ cái đó chẳng để làm gì. Còn bây giờ học ngoại ngữ nở rộ như nấm sau mưa thì vấn đề phiên âm cũng phiên phiến bớt P. nhỉ?

    ReplyDelete
  34. Ơ coan bé nầy đây là đâu mà nhỏng nhẽo vậy hở!

    ReplyDelete
  35. Cách hay nhất nếu có phiên âm thì cũng chỉ nên đặt từ phiên âm cạnh từ gốc để ai cũng có thể đọc & hiểu. Hehe

    ReplyDelete
  36. Phiên âm đúng ngôn ngữ gốc của nó. Đừng có kiểu gốc là tiếng Anh mà phiên âm theo tiếng Pháp hoặc tiếng Đức !!!

    ReplyDelete
  37. Phiên âm theo tiếng Pháp hoặc tiếng Đức thì còn đỡ, đằng nầy lại phiên âm theo tiếng Miên mới chết (Cu lông...). Hehe

    ReplyDelete
  38. Nhớ hồi năm học lớp 9, cô giáo dạy môn Lý mới ra trường về dạy, khi đọc tới định luật Cu lông cả lớp cười ầm lên, cô giáo đỏ mặt tía tai chạy ra ngoài đứng khóc. Hehe

    ReplyDelete
  39. Đó là phiên âm đúng tiếng Pháp. Hi hi..

    ReplyDelete
  40. Ý nói tiếng Miên ở đây là tục đó mà. Hehe

    ReplyDelete
  41. Hi hi...Thông minh mau hiểu mà phải cắt nghĩa lâu !!!

    ReplyDelete
  42. viết kiểu này đọc cảm thấy hơi khó chịu vì có cảm giác chữ bị dính nhau .

    ReplyDelete
  43. viết theo phong cách trước năm 1975 thấy dễ hiểu và thoải mái khi đọc .

    ReplyDelete
  44. Đúng thế, thực tế thì chữ " bất" có nghĩa riêng, chữ "lá" có nghĩa riêng. Nhưng khi ghép với từ hoa thì có từ lá hoa, nếu để rời thì hiểu như là lá và hoa, nhưng để chỉ một bộ phận thực vật giống như lá mọc ở cụm hoa, không phải là hoa, ta gọi là lá ( của) hoa. Khi viết nối để chỉ bộ phận thực vật nầy láhoa !
    Nếu mà công nhận cách viết này thì cách đánh chữ Việt trên bàn phím sẽ phải thay đổi cách bỏ dấu.

    ReplyDelete
  45. Vâng, do đó sau 1975 phải mất một thời gian lâu để quen với cách viết mới. Cách viết mới sau nầy khi viết rời từng từ không có phân biệt sẽ gây khó khăn khi đọc, có thể không diễn tả đúng mạch văn.

    ReplyDelete
  46. Có một ông mới nhận công tác ở cơ quan mới, tự giới thiệu mình như sau: Tôi được cục phân về...
    Hề hề...

    ReplyDelete
  47. Hic hic..ông ấy nói tắt!
    Giống như thơ của thầy Văn Như Cương ( nghe kể lại) thời bao cấp:

    Cứt cũng phân, phân như cứt!

    ReplyDelete
  48. Công nhận cô giáo mà nói ra là phải suy nghĩ mệt dử lắm nhe. :)

    ReplyDelete
  49. Mình nghĩ việc thêm ký tự không hề ảnh hưởng tới việc nói viết tiếng Việt kém rõ ràng hay lai căng gì cả, mà chỉ làm cho tiếng ta thêm phong phú.
    Còn việc viết chữ kép mình cũng thấy chưa ưng ý.

    ReplyDelete
  50. Thêm ký tự thì thêm phong phú như thế nào? Chẳng hạn bây giờ ta viết fè fỡn hay phè phỡn đều được? Hay rung rinh thì có thể viết thành jung jinh? Chắc thêm mấy ký tự này để chuẩn bị học tiếng Tàu? Bejing gì đó..?

    ReplyDelete
  51. ừa, Nụ Cười đồng ý với bạn là thêm chứ có thay đâu mà lo, với lại chữ ng, ngh, gi, g, d ta vẫn phân biệt được đó, cứ đề ra quy tắc chính tả hợp lý là được

    ReplyDelete
  52. rung rinh phát âm khác jung jing mà bạn, tiếng ta là tiếng ký âm mà, có thay cũng đã là sao, miễn sao ký âm đúng và theo một quy định chung nhất để mọi người cùng hiểu, trước đây chẳng phải có chữ "chúa blời", "chúa giời" bây giờ là "chúa trời" đó sao.

    ReplyDelete
  53. Vâng, vì miền Bắc gọi là "Chúa Lời", những giáo sĩ phương Tây ban đầu đã phiên âm như thế. Hiện tại phát âm mỗi vùng miền mỗi khác, đưa thêm những ký tự không sử dụng chỉ thêm rắc rối chứ không phải phong phú.
    Những chữ cái J W Z đã có từ lâu trong bảng chữ cái các ngôn ngữ Châu Âu, rõ ràng các giáo sĩ phân biệt được sự khác biệt nên mới không đưa vào trong bảng chữ cái tiếng Việt. Ngược lại ta lại có những chữ cái riêng biệt như Đ, Ô, Ă, Â...
    Đừng nên làm rối rắm thêm vấn đề nếu thấy không cần thiết. Đó không phải là phong phú mà là rối rắm.
    Về vấn đề từ kép, cần phải chú ý. Bởi vì khi viết rời và không phân biệt chính đã làm sai cách đọc câu và diễn giải câu văn.

    ReplyDelete
  54. Thật sự tiếc vì không thấy anh Hongducw vào cho ý kiến, anh là một chuyên gia về Tiếng Việt.

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG