Thursday, July 7, 2011

“Trà Nhật” Sa Pa: không chữa được bệnh mà còn có hại


“Trà Nhật” Sa Pa: không chữa được bệnh mà còn có hại
(Dân trí) - Đó là lời khẳng định của bác sỹ Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) khi trao đổi với phóng viên sáng hôm nay (7/7).
 Thu lời cao nhờ giống “dược liệu quý”

Hai cây có lá khá giống nhau nhưng công dụng lại hoàn toàn khác nhau (ảnh bên phải là giống cỏ ngọt có tác dụng chữa bệnh, còn ảnh bên trái là trà Nhật nhưng không dùng được cho người)
Có giá bán 100.000 đồng/kg, loại “trà Nhật” được đóng gói kèm lời giới thiệu “mát gan, chữa bệnh tiểu đường, hạ huyết áp” rất hấp dẫn khách du lịch tới thăm Sapa muốn mua về sử dụng hoặc làm quà. Và với sản lượng ước tính 5 tấn lá khô mỗi năm, “trà Nhật” được đánh giá là loại cây trồng cho lợi nhuận kinh tế cao.

Tuy nhiên, UBND huyện Sa Pa không khuyến khích, thậm chí còn ra văn bản cấm dân bán, trồng loại trà được người bán quảng cáo là “chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp” từ nhiều năm nay. Lãnh đạo UBND huyện cũng đã chỉ đạo Phòng Y Tế và các cơ quan chức năng của huyện tăng cường kiểm tra, xử lý tiêu hủy sản phẩm “trà Nhật”. 
Theo BS Nguyễn Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa, cho biết: “Lâu nay người tiêu dùng và khách du lịch hay bị nhầm lẫn giữa cây trà Nhật với cây cỏ ngọt có tên khoa học là Stevia. Cây cỏ ngọt được dùng như một loại trà dành cho người bị bệnh tiểu đường, chứng béo phì hoặc cao huyết áp. Hiện nay cây cỏ ngọt này chưa được trồng tại Sa Pa”.
Thực chất là trà độc

Giống trà xuất xứ Trung Quốc nhưng được người bán gọi là "trà Nhật"
Nguồn gốc của cây “trà Nhật” này có tên khoa học là: Hydrangea macrophylla Seginge var thunbergii Makino, thuộc họ Tú cầu (Hydrangeareae) và được di thực trồng tại Sa Pa từ năm 1992 do Viện Dược liệu TƯ (Bộ Y tế)  ký hợp đồng theo đơn đặt hàng với Công ty Hônso Nhật Bản với mục đích là thu hoạch lá cây trà Nhật để chế biến thuốc hút không có chất nicotin.

Viện dược liệu TƯ đã nhận từ ông Tanaka là đại diện Công ty Hônso Nhật Bản loại cây này và đã triển khai trồng thử nghiệm ở ba địa điểm gồm huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà (tỉnh  Lào Cai) và  huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc). Kết quả cây “trà Nhật” thích nghi và sinh trưởng tốt ở Sa Pa và đã xuất 1 tấn lá khô theo hợp đồng ký với Công ty Hônso Nhật Bản.

Sau đó, do bên đặt hàng đã hạ giá thu mua sản phẩm đến mức không thể thỏa thuận để sản xuất tiếp, nên Viện Dược liệu TƯ đã ngừng sản xuất loại cây này từ năm 2001.

"Trà Nhật" khi ra hoa
 
Khi phát hiện ra sản phẩm “trà Nhật” bày bán công khai tại các chợ của huyện Sa Pa với lời giới thiệu công dụng không đúng thực tế, UBND huyện Sa Pa đã có văn bản đề nghị Viện Dược liệu TƯ xác định tác dụng của loại cây này. Từ năm 2007, Viện Dược liệu TƯ đã có công văn phúc đáp về tác dụng của cây trà Nhật.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu TƯ xác định độc tính cấp của dịch chiết lá trà Nhật là LD50 = 37,5g/kg cân nặng chuột (đường uống). Trị số LD50 xác định được cho thấy lá trà có độc tính khá cao.

Viện Dược liệu TƯ đã đề nghị nghiêm cấm việc lưu hành sản phẩm này trên thị trường.

Còn ông Tanaka, Giám đốc Viện Dược liệu Nhật Bản đã có buổi làm việc với UBND huyện Sa Pa và có nêu lên một số tác hại đối với sức khỏe con người. Theo ý kiến  của ông Tanaka: “Cây có tên gọi là “trà Nhật” hiện đang trồng trên địa bàn huyện Sa Pa không có xuất xứ tại Nhật Bản mà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sản phẩm của cây này dùng chiết xuất để chống nấm mốc trên tường nhà , không dùng cho con người vì có hại cho sức khỏe”.

Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, UBDN huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) khuyến cáo nhân dân địa phương và du khách lên thăm Sa Pa không mua và dùng “trà Nhật” sử dụng làm thuốc hoặc làm chè uống, đồng thời yêu cầu các hộ gia đình trên địa bàn huyện Sa Pa  không sản xuất, lưu hành trên thị trường sản phẩm “trà Nhật”.

Đối với 28 hộ gia đình hiện đang trồng cây trà Nhật phải bán sản phẩm cho một công ty chuyên doanh ở Hà Nội chế xuất phục vụ công nghiệp chứ không phải để làm thuốc chữa bệnh, đồng thời huyện sẽ có đề án  phá bỏ hoàn toàn  loại cây trồng này trong 2 năm tới để chuyển sang trồng các loại cây dược liệu khác có lợi cho sức khỏe và hiệu quả kinh tế.

Phạm Ngọc Triển
http://dantri.com.vn/c728/s728-496434/tra-nhat-sa-pa-khong-chua-duoc-benh-ma-con-co-hai.htm

13 comments:

  1. Thiệt là đổ nợ chị ơi ! :)))

    ReplyDelete
  2. Dân ta cả tin, ai bảo gì hay là uống vào bụng. Ti tỉ các loại trà thảo dược, không đếm xuể tên nữa.

    ReplyDelete

  3. Chung quanh các loại thực phẩm và dược liệu bây giờ có nhiều thông tin xấu quá. Cũng may, em chưa hề biết trà Nhật là trà gì vì ở nhà chẳng có ai uống trà, trừ em. Em thì nếu có uống cũng mua loại rẻ rề từ mấy tiệm tạp hóa mà hàng chục năm nay em vẫn quen uống.

    ReplyDelete
  4. Cảm BT đã thông tin.

    Thực ra cây nào cũng có dược tính tốt xấu tùy trường hợp xử dụng
    .
    Viện Dược liệu TƯ (Bộ Y tế) cần phân chất TẤT cả các loại cây thường được bán, tiêu dụng và có những thông tư rộng rãi trong quần chúng ; cũng như hình phát tương xứng với kẻ sản xuất, buôn bán dưới những "khẩu hiệu" quảng cáo vô trách nhiệm . Kể cả việc bị kết tội "sát nhân" thì may ra mới giảm thiểu được việc con buôn làm bậy.

    ReplyDelete
  5. Nhất là mấy nơi tổ chức hội chợ, triển lãm !!! Thường dân mình đến đây nhiều và mua hàng dỏm, hàng đểu cũng nhiều mà không ai chịu trách nhiệm cả !!!!

    ReplyDelete
  6. cũng may em chỉ uống trà tươi và kg mua hàng thực phẩm lạ hihiiiii , nhưng nhờ đọc miết ba cái zụ này làm em hết cả tin .

    ReplyDelete
  7. Trà tươi thì cũng dè chừng thuốc trừ sâu ! hi hi...

    ReplyDelete
  8. hỏng sao đâu chị , em lên bảo lộc có đi coi rừng trà , trà về sg là trà rừng hong à , mọc tự nhiên khỏi cần chăm sóc , còn trà xanh xịn thì công ty của Đài loan đặt mua hết , chế biến và đóng gói xuất qua ĐL , dân ziệt nam mình hõng đc ún đâu hihihii , mỗi lần em lên chơi nhà bạn , làn nào gđ cũng hái cho 1 bao lớn lá trà về chia cho bạn bè , còn lại uống hơn tháng mới hết , có khi em vai đeo gùi , tay kéo cắt cành trà nhìn cũng chiên nghiệp lém :D

    ReplyDelete
  9. Đã nhỉ? Chắc khi nào cũng lên Lâm Đồng xem rừng trà thế nào.

    ReplyDelete
  10. lên đó thích lắm , em ở nhà bạn ngay trà Tâm Châu , mỗi lần ra đó đi chơi loanh quanh , rồi khuya đi ..... ăn cháo vịt :D ngon lém

    ReplyDelete
  11. Thế nào cũng đi một chuyến.

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG