Sunday, May 22, 2011

Đổ xô đi tìm thần dược _ CÂY BÁ BỆNH

Đổ xô tìm “thần dược”


Tin đồn về “thần dược” mật nhân trị bách bệnh lan truyền nhanh ở tỉnh Phú Yên khiến nhiều người đổ xô lên rừng tìm thuốc. Nhiều cánh rừng ngổn ngang cây bị đốn, rễ bị đào...
Hơn nửa tháng qua, trên những cánh rừng Hòn Đen, Buôn Kít thuộc 2 xã Sông Hinh và EaTrol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), mỗi ngày có đến gần trăm người vào rừng tìm mật nhân. Không chỉ người dân địa phương, các nơi như Tuy Hòa (Phú Yên), Bình Định, Khánh Hòa cũng lên đây tìm cây thuốc.


Một gốc mật nhân lớn được khiêng từ rừng sâu ra

Cứ đốn và đào

Khắp các ngả rừng lỗ chỗ những hố sâu do người tìm mật nhân đào cả gốc, rễ cây để lại. Cả cánh rừng râm ran tiếng máy cưa, tiếng cuốc, xẻng, tiếng gọi nhau í ới. “Không chỉ có xe máy, người ta đánh cả ô tô lên đây để tìm mật nhân. Mỗi ngày có hàng tấn cây chuyển từ rừng ra” - anh Lê Hoàng Kỳ, một người tìm mật nhân ở xã Sông Hinh, nói.


Theo nhiều người ở thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), nghe rừng ở đây có mật nhân, các thương lái tận Hà Nội đã vào đây đặt mua. Ông K’Sor Kế, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Sông Hinh, cho biết: “Một cô nói là làm nghề thuốc đông y ở Hà Nội vào đặt tôi mua từ 200 - 300 kg mật nhân khô, với giá mỗi kg từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng nhưng phải gửi mẫu kiểm tra trước”.

Anh Đỗ Việt Đức, một người hành nghề thuốc gia truyền ở khu phố 6, thị trấn Hai Riêng, cũng cho biết tương tự. “Tôi đang vạc thành đống để khô chờ họ vào mua với giá 250.000 đến 300.000 đồng/kg. Họ hẹn nay mai sẽ vào” - anh Đức nói.

Tin thương lái Hà Nội vào mua mật nhân với giá cao đã cuốn người dân vào rừng tìm loại cây thuốc này. Nhiều người không biết hình thù cây mật nhân thế nào cũng vào rừng tìm thuốc. “Nhìn thấy cây nào lá kép, không cuống, mặt trên lá xanh bóng, vò lá trong lòng bàn tay thả ra không bị nát, vạc một lát nhỏ trên thân cây nếm thử, thấy đắng ngay đầu lưỡi là cây mật nhân, cứ thế là đốn, là đào lấy hết gốc rễ” - anh Lê Hoàng Kỳ nói.

Chưa rõ công dụng, liều lượng

Người Êđê ở Phú Yên biết khá rõ về cây mật nhân, tiếng Êđê gọi là Ana Sorprao, có người còn gọi là cây “bà đẻ”. Phụ nữ Êđê có phong tục khi sinh được 2 ngày, dùng thân hoặc gốc, rễ cây Ana Sorprao xắt lát nấu nước uống, dùng lá Ana Sorprao nấu nước tắm. Sau đó có thể giặt giũ, tắm rửa, sinh hoạt bình thường không phải kiêng cữ. “Hồi mẹ tôi cũng vậy, tôi cũng vậy, đến con tôi cũng vậy. Sinh đẻ là phải uống nó cho khỏe, không sợ nước, sợ gió” - bà KPá Chúc, ở khu phố 5, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, cho biết.

Từ cây thuốc truyền thống dành cho phụ nữ Êđê sinh đẻ trở thành cây thuốc trị bách bệnh chỉ mới gần đây. Anh Đỗ Việt Đức nói: “Tôi đã bốc cây thuốc mật nhân để một số người mang về ngâm rượu uống trị các bệnh viêm cầu thận và thoái hóa đốt sống”. Cũng theo anh Đức, gốc và rễ là những bộ phận tốt nhất của cây mật nhân, sau đó mới đến thân. Xắt lát, phơi khô, sau đó sao vàng, khử thổ rồi ngâm rượu hoặc nấu nước uống sẽ trị được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương, khớp.

Dùng cả cưa lốc khai thác mật nhân

Anh Huỳnh Thanh Hoa làm nghề xây dựng ở khu phố 4, thị trấn Hai Riêng bị hen phế quản và viêm đa khớp. Nghe đồn về cây mật nhân nên lùng tìm vừa ngâm rượu vừa nấu nước uống. “Ngày trước, tôi không dám đi bộ, cứ leo lên dốc con con là thở không ra hơi nhưng nay tôi có thể đi bộ cả chục cây số” - anh Hoa cho biết. Vợ anh Hoa, chị Võ Thị Hồng An - thấy chồng uống cây mật nhân khỏe ra cũng uống theo. Chị bảo “Cái bệnh đường ruột của tôi hết rồi”.

Tuy nhiên, theo anh Đỗ Việt Đức, trong sách đông y mà anh từng học xưa nay không hề nói đến cây thuốc này nên cũng không biết liều lượng sử dụng thế nào cho đúng và cũng chưa ai chứng nhận cây mật nhân chữa bách bệnh. “Rõ ràng đã là thuốc thì phải có kiêng và có liều, có lượng. Chưa biết nên chỉ dùng ít thôi, không nên lạm dụng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì không nên dùng” - anh Đức nói.

Tìm thấy từ năm 2006
Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack, thuộc họ thanh thất, vị đắng, tính mát, được các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà Nội tìm thấy tại Việt Nam từ năm 2006. Loài cây này cao 2 - 8 m, lá kép, không cuống, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm, tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín, màu vàng đỏ chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mật nhân mọc hoang ở vùng núi, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ.

Theo Viết Anh
Người lao động
http://dantri.com.vn/c20/s20-483148/do-xo-tim-than-duoc.htm
Copy bổ sung thông tin từ nhà anh Peter

Cây mật nhân có chữa được nhiều bệnh

11/12/2010, 07:15:54 AM
(Vfej.vn)-Mật nhân, một loài cây được cho là chữa được rất nhiều bệnh, đang trở thành mặt hàng thuộc loại "hot" trong thời gian gần đây ở Bình Định. Nhiều người rủ nhau vào rừng để đào cây mật nhân, khiến núi rừng xôn xao…
Sáng sớm, vợ chồng ông Diệp Văn Giác ở thôn Liên Hội, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã mất hút giữa cánh rừng ở núi Bà Bóng ngay sau nhà mình để đào, đến chạng vạng mới lỉnh kỉnh vác cây về nhà. Ngày nào vợ chồng ông cũng quần quật đào nhưng không đủ cung cấp bởi số lượng người đặt mua quá nhiều. Ông Giác đã biết đến cây mật nhân hơn 20 năm nay nhưng theo ông, chưa bao giờ có người ráo riết lùng mua như hiện nay.
Cây chữa bá bệnh?
Đưa chúng tôi vào rừng, tận mắt xem cây mật nhân, ông Giác cho biết, ở rừng này cây ít, chỉ mọc rải rác, lên núi cao, có nơi mọc thành từng đám. Theo quan sát của chúng tôi, cây cao khoảng 3 mét, đặc biệt là cây có 2 nhánh vươn lên như hình chữ V, mọc đối không cuốn, lá kép giống như lá thanh thất, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc, cuống lá màu nâu đỏ, hoa mọc ra từ ngọn thành chùm, bao phủ đầy lông. Rễ cọc của cây được gọi là củ, đây là phần quý nhất.
Qua nhiều năm quan sát, tìm hiểu giống cây này, ông Giác cho biết: "Cây mật nhân ra hoa, quả từ tháng 3 đến tháng 11, khi chín quả có hình trứng màu đỏ ướm vàng bên trong chứa một hạt dẹt có rãnh giữa như hạt quả chà là". Theo kinh nghiệm của ông Giác, quả mật nhân là món ăn khoái khẩu của chim bìm bịp núi áo vàng, nên nơi nào có nhiều bìm bịp nơi đó khả năng có loài cây này. Người đi núi thường theo dấu bìm bịp để tìm mật nhân.
Ông Diệp Văn Giác vào rừng tìm mật nhân
Ông Giác kể: "Năm 1979 tôi đi bộ đội tham gia chiến đấu trên chiến trường Campuchia, khi trở về tuy không bị thương tật nhưng lại mang trong mình căn bệnh sốt rét rừng dai dẳng không thể chữa khỏi. Thấy vậy, cậu tôi là ông Phạm Minh Thành đi đào cây về sắc thuốc cho tôi uống và tôi bớt bệnh ngay sau đó. Khi hỏi thì cậu nói là cây mật nhân".
Ông Thành năm nay ngoài 70 tuổi, vẫn còn rất khỏe mạnh, kể lại thời gian ông đi cải tạo ở Kim Sơn (huyện Hoài Ân) sau 1975. Trong thời gian ấy, ông được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trại viên và ông học được nghề hái và nấu thuốc Nam. Lúc đó nhiều trại viên bị sốt rét mà không có thuốc chữa, một số người thấy cây mật nhân có vị đắng giống thuốc ký ninh nên đào về sắc uống thử, không ngờ lại có hiệu quả nên sau đó được nhân rộng. Sau này ra trại, ông Thành vẫn dùng cây này ngâm rượu uống để chữa một số bệnh về xương, khớp.
Trước đây, ông Giác chỉ đào cây mật nhân về làm thuốc cho gia đình, ai cần thì cho. Thời gian gần đây nhiều người đến hỏi nên ông bán, lúc đầu chỉ lấy tiền công mỗi gốc vài chục ngàn. Hiện tại, nhu cầu cao mà cây ngày càng hiếm nên giá bán tăng từ 200-500 nghìn đồng/cây. Nếu có sức mỗi ngày hai vợ chồng ông đào khoảng vài cây, có khi đào được củ đến 20-30 kg, nhưng cũng có nhiều ngày tìm không ra cây nào. Ngoài vợ chồng ông Giác, nhiều người cũng đang đổ xô vào rừng lùng sục cây mật nhân...
Thang thuốc rỉ tai
Tuy không nhiều người khẳng định bớt bệnh là nhờ mật nhân nhưng những lời đồn thổi đã làm giá trị mật nhân tăng lên hằng ngày. Ngoài những căn bệnh thông thường về xương khớp, đường ruột, da liễu… nhiều người còn rỉ tai nhau lùng mua về ngâm rượu để đầu giường, bảo đảm ông uống bà khen. Chuyện kể rằng: đàn ông đạo Hồi ở Malaysia lấy nhiều vợ nhưng vẫn "khỏe" đều nhờ loại cây này, hay trong thang thuốc danh tiếng A-ma-kông (Đắk Lắk) phần lớn là có cây mật nhân (?!!).
Ông Giác đang vạt mỏng cây mật nhân để làm thuốc
Anh Nguyễn Văn Quốc (43 tuổi) ở thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ (Bình Định), vốn là tài xế xe đường dài đành rời vô-lăng vì bị gai cột sống; hay ông Nguyễn Thanh Hùng (55 tuổi) ở thôn An Hậu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân bị rơi từ trên cây dừa gây chấn thương cột sống… cho rằng họ đều qua được cơn hiểm nghèo, trở lại hoạt động đi đứng bình thường là nhờ sử dụng cây mật nhân anh Giác đào cho.
Ông Dương Tấn Lực ở thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) cho biết: "Tui bị viêm khớp mãn tính từ rất lâu, chạy chữa nhiều nhưng không bớt. Sau hơn hai tuần uống mật nhân, chân tay không còn đau nữa, đi lại bình thường. Tôi uống đến nay đã hơn 3 tháng và không thấy bệnh trở lại".
Nhiều người không đau nhưng nghe nói mật nhân chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới, nên cũng tìm mua về uống. Và như thế, ông Lực bỗng dưng trở thành người môi giới mua bán mật nhân. Ông Lực kể, nhiều người nghe tin ông biết chỗ mua nên đến nhờ, ban đầu ở các địa phương trong tỉnh, sau đến ở TP.HCM cũng gọi về nhờ mua. Nhiều người mua về uống một thời gian đã gọi điện về cảm ơn rối rít, đã quá tuổi nhưng vẫn thấy "sung sức" khi uống mật nhân.
Ở Hoài Ân hiện nay, những người biết tìm và bào chế cây mật nhân làm thuốc để điều trị bệnh chưa nhiều, nhưng nghe nói có giá cao, nhiều người cũng lặn lội đi tìm để bán. Ông Lê Tấn Lộc (62 tuổi) ở thôn Hội An, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, một người có kinh nghiệm đào mật nhân về làm thuốc cho biết: "Củ mật nhân khi đào trên núi về thì dát mỏng đưa vào bếp sao vàng, hạ thổ, tiếp tục đem ra nắng phơi cho thật khô rồi mới dùng thùng cạc-tông bảo quản để tránh ẩm mốc, vừa giữ được chất lượng của thuốc".
Được hỏi thêm về tác dụng, kinh nghiệm chế biến, sử dụng cây mật nhân chữa bệnh sao cho đảm bảo sức khỏe và có hiệu quả cao nhất, ông Lộc cho biết: "Trải qua nhiều năm theo dõi, theo tôi cây mật nhân có khả năng chữa được rất nhiều bệnh. Dù vậy nhưng hiện vẫn còn nhiều người chưa thật sự tin tưởng vào công hiệu của nó bởi chưa được thấy công trình nghiên cứu khoa học nào công bố rộng rãi về loại cây này. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian và thực tế điều trị, khi người bệnh kiên trì sử dụng sẽ có hiệu quả khả quan, nhất là những bệnh sốt rét, gai cột sống, viêm khớp, chân tay tê nhức…".
Hiện nguồn dược liệu này ở Hoài Ân không phải là khan hiếm, được phân bổ ở các vùng núi từ núi Chúa, Vạn Hội, Ân Đức, Ân Hữu, Ân Nghĩa… Đây là những địa điểm có rất nhiều cây mật nhân cổ thụ, ông Giác đã từng đào được những củ mật nhân nặng từ 15 - 20 kg. Người dân ở đây kể, một cán bộ địa phương đi công tác Malaysia được tặng hộp sâm đắng (Tongkat ali), chỉ có một hộp nhỏ nhưng giá tới 5 triệu đồng. Khi đem về so sánh thì giống hoàn toàn với cây mật nhân ở ta.
Việc cây mật nhân có tác dụng chữa bệnh đến đâu, rất mong các nhà khoa học nghiên cứu, kết luận. Nếu đúng là một loại dược liệu quý, thì phải có kế hoạch khai thác, chế biến và bảo tồn, phát triển hợp lý, hạn chế tình trạng khai thức bừa bãi như hiện nay.
Theo Trường Đăng/Thanh Niên
-----------------------------------------------------
Cây mật nhân chữa bệnh
Mật nhân là một cây thuốc được sử dụng trong dân gian từ rất lâu, nó còn được gọi với những cái tên khác đó là: cây bá bệnh, hay cây bách bệnh. Từ lâu, người ta thường đi chặt cây mật nhân về làm thuốc. Cây mật nhân thường mọc hoang ở miền Trung và miền Đông Nam Bộ, cây có thể cao tới 7-8 mét.
Bộ phận dùng của cây gồm, lá, vỏ thân cây, quả và rễ. Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông). Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây, còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc. Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30-40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân.
Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị.
Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được.
Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Lương y Trần Duy Linh (TP.HCM)
Thuốc mật nhân bào chế đóng gói
Đào lấy rễ mật nhân
Quả cây mật nhân
Củ mật nhân

Cây mật nhân & Rễ

 

Cây bá bệnh giúp tăng hoóc môn sinh dục nam

Quả, lá, thân, rễ của cây bá bệnh (tên khoa học Eurycoma longifolia) đều được dùng để làm thuốc và cho nhiều tác dụng khác nhau như tăng testosterone (hoóc môn sinh dục nam), giảm sốt, làm ấm cơ thể...
Cây bá bệnh giúp tăng hoóc môn sinh dục nam
Cây bá bệnh còn được dân gian gọi là bách bệnh, mật nhân, mật nhơn, hậu phác nam. Tại Việt Nam, cây được tìm thấy tại vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) và một số rừng ở Tây Nguyên. Lợi ích nổi bật nhất của bá bệnh là kích thích tăng tiết testosterone. Rễ dược thảo này có khả năng làm tăng số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trùng. Eurycoma longifolia được sử dụng như một trong những cách điều trị luân phiên cho người có mức testosterone thấp. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường chức năng sinh lý nam giới, hạn chế quá trình mãn dục nam tự nhiên.
Cây mật nhân
Bên cạnh đó, các chất được gọi là quassinoids tìm thấy trong bá bệnh có hiệu quả giảm sốt tốt. Eurycoma longifolia cũng có khả năng làm ấm cơ thể nhờ làm tăng nhịp tim, đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu trong cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Forest (Malaysia), Tongkat Ali (tên gọi tại Malaysia của cây bá bệnh) có chứa các enzym chống oxy hóa superoxide dismutase. Các chất này có tác dụng tiêu hủy các gốc tự do có thể gây tổn hại cho những tế bào sống khác.
Gốc cây mật nhân & Lá
Bên cạnh tác dụng giúp tăng cường sinh lực nam giới, làm ấm cơ thể, giảm sốt, loại sâm quý này còn chứa anxiolytic tác dụng giảm lo lắng, tăng cường hoạt động trí óc. Việc dùng thảo dược bá bệnh dạng viên bổ sung đem lại tác dụng tương tự như các thuốc chống lo âu, căng thẳng.
BS Hoàng Hiệp
Viện Y học cổ truyền Quân Đội

Khang Dược bào chế từ cây bá bệnh với quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm được nghiên cứu đánh giá hiệu quả và độ an toàn tại TT Nam học - Bệnh viện Việt Đức do GS Trần Quán Anh làm chủ nhiệm đề tài.
Đối với nam giới có hội chứng mãn dục nam, Khang Dược có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống và tình dục tự nhiên với biểu hiện cụ thể là: gia tăng ham muốn tình dục; điều trị, cải thiện hiệu quả bệnh sinh dục suy nhược, điều trị suy sinh dục do suy giảm nội tiết tốt nam (testosteron); nâng cao thể trạng, bồi bổ sức khỏe (để tăng trương lực cơ, chống mệt mỏi, điều trị các triệu chứng của hội chứng mãn dục nam).
Với người bị rối loạn cương dương, Khang Dược hỗ trợ điều trị cùng với nhóm điều trị đặc hiệu, làm tăng khoái cảm, tăng khả năng cương cứng dương vật, tăng hiệu quả điều trị. Sản phẩm an toàn cho người dùng.

17 comments:

  1. Cây cỏ hay con người cũng đều do tạo hóa sinh ra,những thứ có trong tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn những sản phẩm chế tạo.Có rất nhiều thứ quí giá mà con người đã từng biết nhưng chưa được phổ biến rộng rãi.Cảm ơn .

    ReplyDelete
  2. Thế mới biết người Trung Quốc khôn hơn người Việt Nam ! Vì thu mua và xuất khẩu mật nhân thì không có lời mấy nên chẳng có Tcty hay cty nào của nhà nuớc thu mua hoặc hướng dẫn người dân thu hái, chế biến để bán được giá cao ? Nhà nước đã bỏ mặc, người dân thì đói nên đã thu hái rồi bán cho TQ ? Thật chán cho thế sự.

    ReplyDelete
  3. Có lẽ trúng kế phá hoại của lũ Tàu Cộng.

    ReplyDelete
  4. Nếu chặt cây, đốn rừng bừa bãi, không kế hoạch là nguy hại cho môi trường thì cơ quan chức trách đâu ko vào cuộc. Hay đợi đến lúc có hậu quả gì xảy ra mới la toán lên, đổ lỗi cho dân? thiệt là: nhà nước của dân!

    ReplyDelete
  5. Cuối cùng thì đất trống, đồi trọc. Giống cây bị tuyệt diệt. Giống như ở Khánh Hòa hạt cây đái bò giờ tìm đỏ mắt cũng không có, hạt cây lười ươi cũng vậy. Cây mật nhân này nghe nói rất đắng, ngày xưa từ Đồng Nai ra tới Phú Yên đều có. Dân nghèo không có uống dựa vào cây này mà chữa bịnh. Bây giờ đào hết khi đau thì làm sao!

    ReplyDelete
  6. Đúng là vì Olympic ở Tàu Cộng, đã phải đốn hết bao nhiêu gỗ tốt trong rừng làm bàn ghế xuất khẩu qua TQ.
    Đốn 1 cây gỗ lớn làm triệt hạ bao nhiêu cây nhỏ, cây bụi xung quanh và trên đường kéo gỗ về. Những nhà xuất khẩu đồ gỗ đã thu về hàng tỉ. Dân miền Trung phải chịu lụt lội thương đau.

    ReplyDelete
  7. Tàu Thật thâm mưu: mua nhàu núi thì mua rễ, mua trâu bò thì mua móng, mua mèo mua rắn để sản sinh chuột gặm nhắm, còn mua ấu trùng hải sản dọc bờ biển nữa! Thế là tuyệt diệt!

    ReplyDelete
  8. Con chieu mua dia gan day nhat , chi chua ke .Khong co cai gi thang tau lam ma lai tot cho dan ta ca :(

    ReplyDelete
  9. Đúng là méo mặt! Ngày xưa thì có vụ chim cút, gạo đổ sông và ống ni lông hút nước uống làm mành cửa!

    ReplyDelete
  10. Còn được "dân đi kinh tế mới" phát hiện và dùng từ những năm 80 của thế kỷ trước.

    ReplyDelete
  11. Cây mật nhân là cây thuốc quý cần có kế hoạch cụ thể bảo tồn giống như sâm ngọc linh... nhưng lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng tại VN thường tỏ ra yếu kém, nhiều khi lại là những thành phần phá rừng thô bạo nhất, nên người dân khó mà tin tưởng nổi mấy ông kiểm lâm làm việc gì trong rừng sâu, bảo vệ rừng hay là chặt phá, bán rừng đây?

    ReplyDelete
  12. Vị thuốc dân gian, còn trường Dược HN chính thức nghiên cứu thành phần và tác dụng năm 2006, mình nghĩ vậy.

    ReplyDelete
  13. Đây lá quốc nạn, cần có quốc sách để chấn chính . Ở Mỹ khi muốn khai thác 1 khu vực thì phải có kế hoặch "định cư những thực vật và động vật" bị ảnh hưởng! Bản kế hoặch đó KHÔNG NHỮNG PHẢI ĐƯỢC PHÊ CHUẲN bởi giới hữu trách MÀ CÒN PHẢI ĐƯỢC TRÌNH BÀY CÔNG KHAI trong những BUỔI ĐIỀU TRẦN CÔNG CỘNG để người dân có ý kiến .... ĐÔI KHI KÉO DÀI CẢ THẬP NIÊN ! Sau khi đã thỏa mãn TẤT CẢ NHỮNG ĐÒI HỎI của quần chúng thì mới được quyền thi công.

    Nếu những thực vật và động vật nói trên CÓ CƠ NGUY BỊ DIỆT CHỦNG thì người khai thác phải bỏ tiền mua vinh viễn 1 khu khác làm thành "NƠI SỐNG AN TOÀN CHO CHÚNG/Sanctuary" để dời chúng đến !

    Những mong chư vị lên tiếng KHÔNG NHỮNG trên Mul này, mà hãy viết nhiều bài tham luận gửi đến báo chí, đến các tổ chức chuyên môn quý vị là thành viên!

    NHỮNG MONG CHƯ VỊ HÃY LÀM 1 CUỘC VẬN ĐỘNG TRÊN MỌI PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG , TRUYỀN THANH , BÁO CHÍ, INTERNET !

    VIỆC LÀM NÀY KHÔNG MANG TÍNH CÁCH ĐẢ PHÁ NHÀ CHỨC TRÁCH MÀ LÀ VIỆC LÀM CẢNH BÁO , ĐÁNH ĐỘNG DƯ LUẬN nên sẽ không bị làm khó dễ ; mà chỉ đòi hỏi chúng ta thành tâm nghiên cứu những ảnh hưởng tiêu cực của bất cứ sự khai thác bát cẩn nào sẽ phương hại đến mảnh đất này , đến tương lai con cháu mình !

    Xin chúng ta hãy tự cứu trước khi chờ mong Thượng Đế cứu chúng ta !
    NGÀI ở xa lắm , lại phải lo cho cả vũ trụ , đâu riêng gì trái đất nà , quý vị ạ !

    Quốc nạn cần có quốc sách để chấn chỉnh !
    Quốc sách cần có ý quốc dân !
    Quốc dân chính là chúng ta !

    ReplyDelete
  14. Ròm vừa mới đọc tin ,tàu "lạ"tàu+ ủi ghe VN ngoài khơi VT nử rồi kìa .

    Cứu 17 ngư dân bị tàu lạ đâm chìm giữa biểnTT - Chiều 12-3, chủ tịch UBND xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) Nguyễn Dự cho biết: lúc 19g ngày 11-3, 17 ngư dân tại xã An Hải, huyện Lý Sơn đi đánh cá trên tàu số hiệu QNg-6516-TS bị một tàu lạ đâm chìm ở khu vực biển Hoàng Sa trước đó đã được tàu đánh cá của một ngư dân ở Bình Châu cứu đưa về Lý Sơn an toàn.Theo thông tin mà ông Nguyễn Dự nắm được, chiếc tàu đánh cá này bị nạn vào tối 8-3, trong khi đang đánh bắt cá thì bất ngờ bị một chiếc tàu lạ đâm vào khiến cả tàu lẫn ngư cụ chìm, thiệt hại ước tính 2 tỉ đồng. Những ngư dân trên tàu vội bơi ra ngoài rồi phát tín hiệu cấp cứu và được một tàu của ngư dân Bình Châu đánh cá gần đó phát hiện, cứu giúp.V.Q.CẦUhttp://tuoitre.vn/17-ngu-dan-bi-tau-la-dam-chim-giua-bien.html

    ReplyDelete
  15. ĐH Tổng hợp Tp HCM, GS. Nguyễn Thị Ngọc Sương đã nghiên cứu và công bố thành phần hóa học rất sớm từ những năm 80 đến 90 của thế kỷ 20 rồi aqua ơi. Phóng viên không nắm thông tin khoa học nhiều.

    ReplyDelete
  16. Rõ khổ! Kiểu này sớm muộn gì cũng phải vào liên bang TQ?

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG