Saturday, April 16, 2011

Chủ Nhật "cười chút chơi" !

Đề: Tả đường đến trường 

Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp,

 

Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất

 Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.

 

Đề: Tả chú thương binh

 “Gần nhà em có một chú thương binh, chú bị cụt đầu, sáng nào chú cũng đi qua nhà em ăn sáng . . . ”

 

Đề: Tả con gà

 - Nhà em có 1 con gà. Nó là giống gà Đông Cảo. Nó to bằng con gà gi.

Nó nặng từ 8-10 kg…” => chả hiểu nó tả giống gà gì.

 - Cứ sáng sớm thức dậy, con gà trống nhà em nó đều nhảy phốc lên cây rơm, gáy ò ó o. Gáy xong một hồi dài nó lấy hai cánh vỗ phành phạch vào mông đít.

 

Đề: Tả cây chuối.

 Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.

  

Đề: Em hãy miêu tả mùa Xuân.

 Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội. Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như

bầy chim líu lo gọi mẹ.

 

Đề: Tả ông nội.

 Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây ?

(TDL sưu tầm)

35 comments:

  1. Em à, tính vào cười tí sáng chủ nhật này, nhưng sao cười không được vậy hở em ơi!

    ReplyDelete
  2. Cứ cười cho nó quên đi chị ơi!

    ReplyDelete
  3. Không phải là các em không có cảm xúc đâu, mà là vì ... vì sao nhỉ?

    ReplyDelete
  4. Chị chỉ thích Bằng Kiều hát có một bài, mà tự nhiên chị quên tựa rồi.

    ReplyDelete
  5. Để em tìm nhạc BK hát cho chị.

    ReplyDelete
  6. Đồng cảm với Mùi !
    Đọc xong thấy nghen nghẹn nơi cổ ..... các em như vậy thì tương lai dân tộc đi về đâu ?

    Mà nào lỗi tại các em đâu ... cứ theo bài này thì nước ta quá thiếu những " Minh Sư Hưng Quốc " !

    Lỗi ai đây , Trời ?

    ReplyDelete
  7. Đi về đâu hỡi em? Đi XKLD, đi trồng cỏ, đi bán thân !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    ReplyDelete
  8. Tương sáng lạng quá BT nhỉ ?

    Thế thì các nhà " gõ đầu trẻ " đã và đang làm gì ?

    Tuy không bán thân như các em thì họ đã bán linh hồn rồi nhỉ ? ..... buồn

    ReplyDelete
  9. Không phải tất cả, nhưng có một số em đã phải như vậy rồi!

    ReplyDelete
  10. CB biết BT ơi ... nhưng 1 số em ..cũng đủ đau lòng rồi ..

    Mong rằng trong tương lai gần chúng ta sẽ không phải xem những bài văn cỡ đó nữa .

    ReplyDelete
  11. Nếu mọi người cùng đau đáu giúp các em thì sẽ giải quyết được.

    ReplyDelete
  12. Vẫn biết đây là vấn nạn cần đến 1 quốc sách mới chấn chỉnh được , nhưng nếu giới hữu trách ở bộ GD để ý bồi dưỡng xứng đáng cho nhà giáo , thì lúc đó có thể thanh trừng nhũng người thiếu trách nhiệm .

    Giáo viên cần được tuyển trên căn bản kiến thức cộng với tinh thần phục vụ cao một cách công bằng chứ không phải trên căn bản khi tốt nghiệp Sư Phạm , SV cần có " trăm triệu " để mua nhiệm sở như CB đã nghe trong chuyến Xuyên Việt vừa qua .

    Đương nhiên là không sao chỗ nào cũng tốt , cũng ở những thị thành trù phú , do đó các giáo viên phải về vùng xa cần được hưởng thêm phụ cấp đặc biệt để họ có thể về thăm gia đình trong những kịp nghỉ , được ưu tiên đi dự những lớp bồi dưỡng nghế nghiệp hoàn toàn miễn phí . Khi các giáo viên hy sinh đi về miền quê , cao nguyên hẻo lánh được trọng đãi thì họ sẽ bỏ hết tâm sức hướng dẫn học sinh .

    Cần phải bỏ ngay caí tệ đoan " thi đua .. học sinh xuất sắc " giữa các học khu / trường theo lối CB được đọc trong chuyến hành trình vừa qua . Có trường được vinh danh đạt tỷ lệ học sinh xuất sắc tới 95% !

    Hết biết !

    ReplyDelete
  13. Sao mọi người bi quan thế nhỉ , các đoạn văn trên rất vui , quan trọng là các em tự viết lên cảm nghĩ của riêng mình ,phần còn lại chả tốn bao thời gian rèn luyện .Nhớ thời gian trước các bài văn xuất sắc đọc thấy mượt nhưng cứ na ná như nhau , như sách hướng dẫn làm văn !

    ReplyDelete
  14. Trong mấy câu làm văn này, thể hiện sự ngây ngô trong sáng của các em nữa!
    Ví dụ, như so sánh bóng thầy xa dần, nhỏ dần như con chó con; so sánh các bà các cô nói chuyện như bầy chim non ríu rít, kể chuyện về ông nội già yếu nên chỉ ăn và ngủ..

    ReplyDelete
  15. Năm nào cũng tổ chức bồi dưỡng hết đó chứ.

    ReplyDelete
  16. Bồi dưỡng khả năng giáo dục hay bồi dưỡng khả năng b.... bô ...... một trường có đến 95 % học sinh xuất sắc , mà đâu phải chỉ có 1 trường đó trong thành phố ... mà trường nào cũngcó con số học sinh xuất sắc kỷ lục ... nhưng các em lại không đủ điểm vào những trường đại học uy tín ngay ở VN ?

    ReplyDelete
  17. Đây là phóng đại rồi bác ơi, không có số liệu đó đâu. Cũng có thầy này, thầy nọ; trường này trường nọ..Nhưng vẫn có những em học sinh giỏi thực sự đó chứ.
    Mình bi quan quá cũng không đúng bác a. Rất đòng ý với ý của nguyendudung.

    ReplyDelete
  18. Trong chuyến Xuyên Việt vừa qua thì quả thực tôi chi được nhìn thấy bảng " thành tích " đó ở hai trường ở ngoằi Bắc , nhưng đâu đó trong những blog Multiply của các bloggers trong nước thì tôi đã đọc báo thanhnienonline thì phải đặt vấn để có trường có 95% học sinh xuất sắc !

    Đồng ý rằng có trường này trường kia , học sinh em giỏi đến mức thần đồng ... nhưng ý tôi muốn nói là cái tệ đoan bắt các trường thi đua lập thành tích 1 cách lố bịch ... Gío và 1 số GV cũng có lên tiếng cmt vào blog đó ... các HS thi đua về đưòng lối của đảng v.v. đó có phải là giáo dục thuần túy không ? GV phải giảng những bài không liên quan đến học vấn đến nỗi không có thì giờ để hướng dẫn cácem theo thiên chức giáo dục ... trong học trình không có tiết dạy công dân giáo dục ?

    Khi ghé thăm 1 chú em dạy tại ĐHSP Đà Nẵng , tôi hết sứ cngạc nhiên thấy các SV tại đều nhỏ con , gây gò . Hỏi chú em thì chú cho biết là đa số các em thuộc thành phần gia đình nghèo, cố thi vào trường vì được miễn học phí ..... phải vừa học vừa kiếm tiền trả tiền phòng nên thưòng ăn mì gói nên đa số thiếu dinh dưỡng ...

    SV đói thì học tai này , ra tai kia ... lúc ra trưởng có nhớ những gì chúng học không ? Đó là chưa kể nếu không có từ 100 T trở lên thì dù có giỏi mấy cũng đi miền sâu miền xa với cái lương 2 T. Theo bác Đông Ngàn thì 2T là đủ sống ở cao nguyên Bắc phần , nhưng ở nơi đó lấy gì phương tiện cho các GV trẻ này tiếp tục tìm hiểu để thăng tiến trong nghề ?

    Khi CB hỏi chú em ở Đà Nẵng là tại sao 1 số HS người thiểu số đã tốt nghiêp THPT nhưng không được nhận vào ĐHSP để sau khi tốt nghiệp có thể trở về bản làng phục vụ cho bản thì được biết là tuy các em được " cho bằng tốt nghiệp THPT " nhưng trình độ chỉ lớp 9 , lớp 10 nên không được nhận nhập học ! Khi CB hỏi tại sao lại có hiện tượng đó thì được biết là do các GV người KINH bị " đày " ra những nơi đó thất vọng và không hết lòng dạy HS ! Hết biết

    Xin lỗi BT là CB không có ý kiến về lời cmt của nguyendudung vì không quen biết đương sự nên không có thể thẩm định gía trị của cmt .

    ReplyDelete
  19. Học sinh VN giỏi "văng" thiệt. THT ôm bụng cười hoài, chảy cả nước mắt !! Nhưng ít ra cũng nên vui, vì các em còn được nói lên cảm xúc thật của mình. Nhiệm vụ còn lại là của Quí vị "trồng người". Mong lắm thay!!

    ReplyDelete
  20. 1. SV trường ĐHSP chủ yếu là con nhà nghèo đúng thế. Mấy năm trước học sinh giỏi thi vào đông do chính sách miễn giảm học phí. Có năm điểm thi vào SP Hóa cao hơn ĐH Y. Nhưng mấy năm sau do chính sách lương bổng đối với giáo viên hết sức bạc bẽo nên các em thường chọn các trường kinh tế. Tuy nhiên không phải là không có những HS tư duy rất tốt.
    2. Có chính sách khuyến khích con em dân tộc TS rất nhiều. BT dạy rất nhiều HS dtts từ vùng Tây Bắc cho đến Cao nguyên Trung phần gồm rất nhiều dân tộc: Kơ Tu, Ede, Chăm, Thái, Mường, Dao,( nhớ không hết) .... Hiện tại có 1 em đang học thạc sĩ. Trong con em dtts có nhiều em học rất giỏi, tháo vát và hơn xa những SV người Kinh. Những em nào thị đậu vào chương trình chính quy đều học khá. Đa phần các em có học lực yếu và trung bình. Nhà trường có 1 chính sách riêng hỗ trợ học bổng cũng như quỹ thời gian để các em học.
    Các em ấy hiện về dạy tại các bản làng xa. Như em T. hiện đang học Ths., mặc dù em đã có nơi dạy gần biên giới Việt Lào với lương 4 triệu/ tháng ( tháng đầu tiên 8 triệu) nhưng em đã nghỉ để tiếp tục việc học. Cũng có những em học xong nhưng không kiếm được việc làm. Vì cũng bị ảnh hưởng kiểu con ông cháu cụ như ở miền xuôi. Có em mới xin vào dạy, chỉ dạy đúng hai tiết thì bị cho nghỉ để nhận một người khác quen biết, tuy không phải tốt nghiệp SP.
    3. Sau một thời gian xem thường việc học cũng như do khó khăn về kinh tế..Hiện nay người dân rất có ý thức đầu tư cho con em đi học. Nhưng một số GV ( bất đắc dĩ) tuyển chọn trong thời điểm khan hiếm nguồn nhân lực nay bổ sung bằng các kiểu học Tại chức, từ xa để khỏi bị thải loại nên SV trẻ có năng lực và có học hành bài bản hơn lại không xin được việc.

    ReplyDelete
  21. Có học trình giáo dục công dân, nhưng thực tế GV thường dạy chung chung, nặng về chính trị hơn là chú ý vè kỹ năng sống.

    ReplyDelete
  22. Đúng thế, không gặp những bài văn mẫu!

    ReplyDelete
  23. ngày xưa mấy cậu cùng lớp e cũng viết y như này. e ngày xưa ghét và dốt văn lắm nhg ko đc dồi dào suy nghĩ như các bạn này nên chả có áng văn nào để đời. suốt ngày bị chê là lủng củng. lúc nào cùng <5 điểm.

    ReplyDelete
  24. Hí hí...
    Nếu mà tả được từng này: "Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần..." thì cũng được đó chớ.Câu cú không sai.Duy chỉ có câu cuối thật là buồn cười quá!
    Học sinh dân tộc ở bản làng xa xôi có em viết càng buồn cười hơn khi câu văn không có dấu đó chị.

    ReplyDelete
  25. Thêm phần 5 em nhé!
    http://vnexpress.net/gl/cuoi/tieu-pham/2011/04/nhung-bai-van-bat-hu-cua-hoc-tro-phan-5/

    Những bài văn bất hủ của học trò (Phần 5)
    Việc sử dụng nguyên bài mẫu tả con vật, người... cộng với mô tả chân thực khiến cho các "tác phẩm" của học trò trở nên hài hước.

    Đây là những bài văn hoặc đoạn trích do độc giả VnExpress.net sưu tầm và chia sẻ.


    Đề: Em hãy tả về bà của mình.

    Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.


    Đề: Tả con trâu.

    Quê em nhà nhà làm nông nghiệp nên gia đình ai cũng có một con trâu. Chú trâu nhà em rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Ngày ngày chú theo bố em ra đồng để cày ruộng. Thân hình chú vạm vỡ, 2 chiếc ngà dương lên oai hùng. Chân chú rất to và đen hơn chân bố em.


    Đề: Tả con mèo.

    Nhà em có nuôi một chú mèo. Lông chú trắng mượt rất xinh xắn. Đầu chú to đúng bằng quả bóng nhựa 1.500 đồng mà mẹ mới mua cho em.


    Đề: Tả về anh chị em của em.

    Ông anh trai nhà em rất con trai và thông minh nữa, hẳn là vì anh có cái đầu to như trái dừa khô và đôi mắt đen huyền óng ả.


    Đề: Tả con gà.

    Nhà em có nuôi 1 con gà trống, chú ăn rất khỏe lớn rất nhanh càng lớn chú càng giống gà mái.


    Đề: Tả buổi đi chơi mà em tham gia.

    Chủ nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập hợp lên xe. Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.

    (Nhiều độc giả sưu tầm)

    ReplyDelete
  26. Cám ơn chị huynhtran, được bữa cười thích quá!

    ReplyDelete
  27. Tự do "phát biểu" ý tưởng theo trí tưởng tượng của mình, không theo một trật tự và khuôn khổ nào, là việc của học sinh. Chỉnh cho những ý tưởng ấy thành câu văn gọn gàng, suôn sẻ là nhiệm vụ của thầy cô.

    Ngày xưa mình đi dạy, còn gặp nhiều bài văn buồn cười và hồn nhiên hơn thế nhiều lắm. Có cậu học trò nhỏ tả thầy giáo cũ của mình, cậu tả có đoạn "...lông mũi thầy thò cả ra ngoài, mỗi lần thầy nói, cổ thầy có một cái cục chạy lên chạy xuống...", thế là mỗi lần gặp thầy ấy, ai cũng cười và ghẹo tới bến, vì hình ảnh ấy chính xác đến ...100%.

    ReplyDelete
  28. Con gái nhà em hồi đi học nó làm bài tả con gà con thế này:
    "Con gà con có bộ lông màu vàng mượt, mẹ nó là gà mái hoa mơ, còn bố là gà trống thiến".
    Cô giáo nó kể lại rằng: khi đọc đoạn buồn cười đó cho cả lớp (Lớp 1) nghe, chả thấy đứa nào cười
    :D.
    Tụi nhóc bé quá mà.

    ReplyDelete
  29. Ngày còn nhỏ bạn mình làm bài luận tả con gà trống:
    " Con gà trống nhà em có cái mào đỏ chót, bộ lông vàng rực rỡ, cái đuôi cong vút ......Em rất thích con gà trống của em vì mỗi ngày nó cho em một quả trứng."

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG