NLĐ
Thứ Hai, 11/03/2013 23:17
Không thể nói là rủi ro nữa mà là tính hiệu quả của dự án bauxite đã không còn. Chia đều cho bình quân đầu người thì mỗi người dân Việt Nam gánh 10 USD cho dự án Tân Rai, chưa kể số vốn đầu tư cho Nhân Cơ
Tối
10-3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời trên VTV1 về dự án
bauxite Tây Nguyên với hàng loạt thông tin chứng minh bước đi đúng hướng
và những triển vọng, không như sự lo ngại của nhiều người. Tuy nhiên,
chính cựu thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin) và chuyên gia kỳ cựu về điện phân nhôm cũng như khai thác
bauxite đã có ý kiến phản biện.
Dự án bauxit Tân Rai. Ảnh: Cao Nguyên
Nhìn nhận về khẳng
định “thí điểm” tiêu tốn khoảng 1,5 tỉ USD cho dự án bauxite của ông Vũ
Huy Hoàng, chưa kể tiền đầu tư đường, cảng…, TS Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng Ban Nhôm - Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (Vimico, nay cũng thuộc Vinacomin), cho biết từ năm 2009, ông đã cảnh báo Vinacomin về tính hiệu quả của 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ.
Cụ thể, tổng dự toán
ban đầu được Vinacomin đưa ra là 628 triệu USD nhưng khi bắt tay thực
hiện đã điều chỉnh thì Chủ tịch Vinacomin Đoàn Văn Kiển báo cáo Trung
ương là 740 triệu USD, còn theo Ban Quản lý dự án Tân Rai thì tỉ giá quy
đổi là 800 triệu USD; còn mới đây, Bộ Công Thương nói là tăng thêm trên
30% so với dự toán ban đầu, như vậy là trên 900 triệu USD.
“Với con số này
không thể nói là rủi ro nữa mà là tính hiệu quả đã không còn hay có thể
nói là sự thất bại của dự án bauxite. Chia đều cho bình quân đầu người
thì mỗi người dân Việt Nam gánh 10 USD cho dự án bauxite Tân Rai, chưa
kể số vốn đầu tư cho Nhân Cơ” - ông Ban nói.
Về tuyên bố đưa Nhân
Cơ vào vận hành vào năm 2014 của “tư lệnh” ngành công thương, ông Ban
cho biết từ năm 2009, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã
phản đối không thực hiện vì lúc đó Tân Rai đã khởi công, còn Nhân Cơ
chưa khởi công nhưng Bộ Công Thương và Vinacomin vẫn quyết tâm làm là
một sai lầm, chỉ “thí điểm” Tân Rai đã là quá đủ. Việc ông Vũ Huy Hoàng
“đổ lỗi” do suy thoái kinh tế thế giới thì từ năm 2009, nhiều chuyên gia
đã cảnh báo cuộc khủng hoảng về tài chính, kinh tế thế giới là một nguy
cơ và có khả năng tác động lâu dài.
Mặt khác, theo ông
Ban, trả lời mới đây của ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp
nặng (Bộ Công Thương), về giá bán alumin trên 260 USD/tấn, giá thành là
333 USD/tấn thì lỗ và cho rằng do giá nhôm thế giới giảm. “Việc đổ lỗi
do giá nhôm thế giới giảm là không đầy đủ và chính xác vì giá thành
alumin mà Vinacomin tính toán đưa ra từ năm 2009 vào khoảng 244 USD/tấn
và giá bán 362 USD/tấn tại thời điểm đó là quá lạc quan. Đáng tiếc,
những cảnh báo đã không được lắng nghe và đến nay phải trả giá” - ông
Ban cho biết.
Tiếp tục phân tích về
“thời điểm kinh tế khó khăn rồi sẽ qua”, ông Ban nói thời điểm này chưa
nhìn thấy đâu, một dự án kinh tế phải có tỉ lệ phần trăm giành phần
thắng cao chứ không phải thấy toàn rủi ro, mạo hiểm, nhất là dự án khổng
lồ như bauxite.
Ngay sau khi có trả
lời của ông Vũ Huy Hoàng trên VTV1, ngày 11-3, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám
đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin, đã
có thư ngỏ gửi vị “tư lệnh” ngành Công Thương.
Trong thư, ông Sơn
nói thẳng: “Dự án bauxite - nhôm, Bộ Công Thương và Vinacomin đã mắc
nhiều sai lầm. Có thể Vinacomin đã bổ sung vào nợ công của Việt Nam hơn
1,2 tỉ USD. Và nếu làm nốt Nhân Cơ thì nợ công sẽ tăng thêm gần 2 tỉ
USD. Để trả nợ cho 2 dự án “thí điểm”, gần 140.000 lao động của
Vinacomin sẽ phải làm việc cật lực 20 năm may ra mới xong. Dự án Tân Rai
mới chạy được 30%-40% công suất thiết kế mà đã khẳng định sản xuất thử
thành công sản phẩm alumin là dựa vào đâu?”.
Đại diện Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trình bày với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường
của Quốc hội khi đoàn giám sát 2 dự án bauxite vào năm 2010. Ảnh: THU SƯƠNG
Vòng luẩn quẩn
Là chuyên gia sâu về
điện phân nhôm, ông Ban bày tỏ sự nghi ngờ với viễn cảnh sản xuất nhôm
mà Vinacomin vạch ra bởi nếu muốn điện phân nhôm là phải có nguồn điện
lớn và giá điện phải rẻ vì chi phí về điện chiếm tỉ trọng lớn trong sản
xuất nhôm. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, để có điện giá rẻ là rất
khó. Đi thẳng vào triển vọng sản xuất nhôm, ông Sơn nói Việt Nam mơ đến
công nghiệp nhôm cũng giống như mơ về giá điện 600 đồng/KWh; hằng năm
phải chi hơn 1 tỉ USD để nhập nửa triệu tấn nhôm nhưng nếu Vinacomin tự
làm ra được nửa triệu tấn nhôm như loại đang phải nhập thì sẽ tốn hơn
2,5 tỉ USD/năm.
Trong tình thế khó
khăn hiện nay, ông Ban chia sẻ với Bộ Công Thương cũng như Vinacomin là
cần phải để Tân Rai chạy đủ 100% công suất để có đánh giá chính xác
nhất, đồng thời làm rõ hơn các vấn đề phát sinh để đưa ra giải pháp phù
hợp. Về quãng đường 260 km từ Tân Rai về Gò Dầu sẽ dẫn đến giá thành
alumin khó cạnh tranh, ông Ban cho rằng chỉ còn cách đưa nhà máy về sát
biển và dùng đường ống vận chuyển quặng tinh xuống sản xuất.
Còn về “tấm áo” hiệu
quả kinh tế - xã hội của dự án bauxite, ông Sơn nói thẳng là đang có đề
nghị xin Chính phủ giảm tiền đền bù, giảm phí môi trường, giảm thuế xuất
khẩu... thì không hiểu cái gọi là “hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã
hội” là cái gì?”. Vì thế, ông Sơn cho rằng bộ trưởng Bộ Công Thương cần
yêu cầu Vinacomin công khai chi phí làm ra 1 tấn alumin ở Tân Rai. Ông
Ban nghi ngờ sự minh bạch giá thành của Nhà máy Alumin Tân Rai và tổng
mức đầu tư, chi phí sản xuất có thể còn lớn hơn mức được công bố, thậm
chí là lỗ nhiều hơn.
Dự báo tài nguyên chỉ có 10-11 tỉ tấn bauxite
PGS-TS
Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, cho biết trữ
lượng tài nguyên được xác định sau khi tiến hành thăm dò như Guinea có
khoảng 8 tỉ tấn bauxite, Úc đứng thứ hai với 7 tỉ tấn, còn Việt Nam theo
các chuyên gia Mỹ, tối đa có khoảng 2,1 tỉ tấn. Việt Nam hiện mới dừng
lại ở dự báo tài nguyên 10-11 tỉ tấn chứ không phải là trữ lượng. Việt
Nam 5 năm tới chưa chắc tiến hành thăm dò xong trữ lượng bauxite mà cũng
chẳng cần phải đưa ra con số hàng tỉ tấn, chỉ cần 200 triệu tấn là cũng
khai thác mệt mỏi. Hiện bauxite cũng chỉ chủ yếu bán cho Trung Quốc với
giá rẻ, còn nhu cầu thị trường khác rất nhỏ.
|
THẾ DŨNG
No comments:
Post a Comment