Các con sên biển trông như những vũ nữ khoe màu sắc rực rỡ và thân hình uyển chuyển dưới đáy biển.
Loài sên biển Chromodoris bullocki nổi bật bởi lớp da màu tím sáng và mang cá màu da cam. |
Chromodoris là sên biển thường có ở Nam Thái Bình Dương. |
Sên biển Phyllodesmium iriomotense trong suốt, dài 4,3 cm, chủ yếu kiếm ăn trên san hô. |
Sên biển Chromodoris bullocki có màu tím sáng rực được chụp tại eo biển Lembeh ở Indonesia. Chúng thở qua mang ở trên lưng. |
Loài Nembrotha kubaryana thường xuyên thay đổi màu sắc. Chúng có màu đen, xanh lá cây hoặc da cam. |
Tambja verconis là loài sên biển sống ở New Zealand. Chúng kiếm ăn trên các loài cây bụi. |
Hermissenda crassicornis có nhiều màu sắc óng ánh. Chúng thường xuất hiện ở các bến tàu. |
Phyllidia varicosa sống ở vùng biển Tây Ấn Thái Bình Dương. Chúng có màu cơ bản là đen, xanh xám và vàng. |
Loài sên biển này thường có ở Indonesia. |
Notodoris minor là loài sên biển có màu tươi sáng và to lớn. Nó không có thân mềm như các loài khác mà có cơ thể cứng giống bọt biển hơn. |
Loài Phyllidia ocellata lại không có mang trên lưng như nhiều loài sên biển khác.
(theo ABC News) |
Trích từ http://www.domesco.com/vn
Thêm một số hình ảnh về sên biển trên VNExpress
Sên biển là loài động vật thân mềm. Tùy vào từng loài và môi trường sống, trên cơ thể chúng có nhiều màu sắc như đỏ, hồng, cam... |
Chúng thường không có vỏ khi trưởng thành. |
Nhiều nhà khoa học cho rằng, màu sắc lung linh của sên biển giúp chúng dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh, từ đó dễ dàng lẩn trốn kẻ thù. |
Tuy nhiên theo vài ý kiến khác, sắc màu lung linh của sên biển là để đe dọa kẻ thù khi các sinh vật đại dương khác nghĩ rằng chúng rất độc mà không thể ăn. |
Thực chất, không phải sên biển nào cũng độc, thậm chí chúng còn có thể làm thực phẩm cho con người. Chất độc trong một số loài sên biển là do từ thức ăn hoặc tự cơ thể sản sinh ra. |
Một số loài sên biển phòng ngừa thủ kẻ thù bằng cách phóng axit trên da. |
Giới khoa học ước tính khoảng 3.000 loài sên biển sống trên khắp các đại dương của thế giới. |
Sên biển là động vật lưỡng tính. |
Sên biển sống ở các độ sâu khác nhau của đại dương, nhưng môi trường ưa thích của chúng là nước nông và ấm áp. Chúng có thể được tìm thấy trên đá, bọt biển, san hô và nhiều bề mặt khác. |
Hình ảnh về loài sên biển do nhiếp ảnh gia Franco Banfi ghi lại tại một số vùng biển trên thế giới. |
Hương Thu (Ảnh: Solent News)
Điều này mới thật độc đáo:
tự mọc lại "của quý" sau mỗi lần giao phối.
Loài sên biển “có một không hai” kể trên có tên khoa học là Chromodoris reticulata, được các nhà khoa học Nhật Bản tìm thấy ở Thái Bình Dương.
Trưởng nhóm nghiên cứu Ayami Sekizawa
của Đại học Thành phố Osaka, Nhật Bản cho biết, đây là sinh vật đầu tiên
được phát hiện có khả năng lặp lại hành động giao hợp bằng cơ quan sinh
dục “còn jin”.
Nhà nghiên cứu Sekizawa và các cộng sự phát hiện loài sên đặc biệt trên khi lặn ở rạn san hô cạn gần Okinawa, Nhật Bản.
Sên biển đực thường vứt bỏ cơ quan sinh dục cũ sau mỗi lần quan hệ, mọc lại cái mới và tiếp tục với “cuộc chơi mới” như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Các nhà nghiên cứu tạo bể thí nghiệm và theo dõi các cá thể sên biển giao phối.
Sên biển là động vật lưỡng tính, do đó
mỗi sên biển đều đóng vai trò của cả con đực và con cái, tùy theo nhu
cầu trong quá trình giao phối.
Trong quá trình theo dõi, các nhà khoa
học nhận thấy sau khi giao phối, sên biển đực tách mình khỏi đối tác, bò
đi với dương vật được kéo theo sau lưng. Khoảng 20 phút sau, dương vật
đó tách rời ra.
Nhà nghiên cứu Sekizawa cho biết: “Chiều dài dương vật ở sên biển rụng mất 1/3 sau mỗi lần giao phối và cơ quan này sẽ lại mọc nguyên như mới”.
Tuy nhiên, việc mất và mọc lại cơ quan
sinh dục dường như không ngăn cản đời sống tình dục cực sung của sên
biển. Các chuyên gia chứng kiến một cá thể thực hiện 3 lần giao phối chỉ
cách nhau khoảng 24 giờ.
Sên biển đực được tìm thấy ở Thái Bình Dương là những sinh vật duy nhất có thể mọc lại bộ phận sinh dục.
|
Theo Kien Thuc |
No comments:
Post a Comment