- Hầu hết phản hồi
của độc giả VietNamNet không đồng tình với ông Hoàng Hữu Phước về những lý lẽ
ĐBQH này dùng trong bài viết công kích ĐB Dương Trung Quốc trên
blog và cả về lời xin lỗi sau đó.
Không có việc gì nhỏ
Viết trên trang
mạng Emotino phê phán “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ” (tứ đại ngu), ĐB
Hoàng Hữu Phước gay gắt chỉ trích nhà sử học Dương Trung Quốc về nhiều quan điểm
ông Quốc từng nêu tại Quốc hội, trong đó có vấn đề mại dâm, biểu tình,
văn hóa từ chức...
Trong lời xin lỗi sau đó khi trả lời phỏng vấn của VietNamNet,
ông Hoàng Hữu Phước nhắc lại "trong lúc nhà nước đang có quá nhiều cái để đương
đầu, vậy mà ông Dương Trung Quốc liên tục nói về mại dâm, biểu tình, văn hóa từ
chức… hãy để tập trung vào cái lớn".
Độc giả VietNamNet đặt câu
hỏi về quan điểm của ông Phước về "việc lớn, việc nhỏ", "việc gì không nên bàn,
việc gì cần bàn" tại cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.
Bất đồng quan điểm và tranh luận công khai, đặc biệt giữa các ĐBQH, là chuyện bình thường |
Độc giả kobe (tulinhbk@...)
chia sẻ không nên viện cớ đất nước đang đối mặt với vấn đề lớn, thế lực bên
ngoài, thế lực chống đối để gạt đi những chuyện bị coi là nhỏ như biểu tình, đất
đai... "Nếu không nói ra những chuyện bị cho là nhỏ thì những bất cập trong xã
hội, nạn tham nhũng sẽ vẫn còn và làm khổ người dân. Đất nước Việt Nam là của 90
triệu người dân chứ không phải của riêng ai", độc giả viết.
Độc giả Lương Vi
(vanluong22@...) còn nhận định "tất cả những việc ông Phước cho là không phải
việc lớn lại là những việc lớn nhất".
Độc giả Quỳnh Như
(nhu1899@...) thì đặt câu hỏi: Nếu ĐB Hoàng Hữu Phước thấy xã hội có nhiều vấn
đề lớn cần quan tâm hơn mại dâm, biểu tình, văn hóa từ chức... thì đó là những
vấn đề gì và bản thân ông Phước đã làm gì để thay đổi?
"Chúng tôi là những người
dân nghèo, mong muốn một xã hội bình yên hạnh phúc, nhưng ngày ngày đọc báo đều
thấy tệ nạn tràn lan, cướp giật lộng hành, thực phẩm bẩn đe dọa, tai nạn giao
thông đầy rẫy... nên chỉ ước mơ có một phép màu là những người đứng đầu đất nước
có tầm nhìn xa trông rộng, một trái tim yêu thương dân để có thể giải quyết các
vấn đề trên", độc giả này viết.
Bạn đọc hoangphi5@... nhắc nhở: "ĐBQH là người đại diện cho nhân dân, đem tiếng nói,
nguyện vọng chính đáng của nhân dân lên bàn nghị sự. Từ những việc nhỏ đến việc
lớn trên bàn nghị sự cũng đều phải lấy cái gốc là nhân dân".
Độc giả Nguyễn Tấn Khôi
(nguyentankhoi81@...) nhấn mạnh: "ĐB hãy đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích của
người dân, đừng để người dân thất vọng, không phụ lá phiếu của nhân dân".
Độc giả Ngô Trọng Hiếu
(ngotroghieu@...) ủng hộ trên diễn đàn Quốc hội, giữa các ĐBQH, nên tiếp tục
tranh luận làm sáng tỏ vấn đề, hiến kế phục vụ lợi ích nước nhà, không nên quan
niệm "trực ngôn là cung cấp cho những kẻ xấu, các thế lực không thân thiện một
cơ hội bằng vàng để xúc xiểm QH, ĐBQH Việt Nam" như ông Hoàng Hữu Phước lo ngại.
Tranh luận cần có văn
hóa
ĐB Hoàng Hữu Phước đưa ra
bài viết công kích nói trên tại một trang mạng của giới kinh doanh mà ông đã
tham gia viết đều từ 4 năm nay với 700-800 bài, và suy nghĩ "một bài hết sức vô
tư, đăng trên trang mạng quen thuộc, không ngờ lại bị phản ứng như vậy", đặc
biệt vì "blog là một nhật ký mở".
Tuy vậy, độc giả Chu Văn
Đức (chuvanduchlu@...) nhắc nhở ông Phước: "Blog không có lỗi gì. Người dân phản
ứng không phải vì ông viết bài trên mạng mà vì bài viết thể hiện sự thiếu văn
hóa". Điển hình là những từ ngữ mang tính tấn công cá nhân mà cách giải thích
theo nghĩa Hán Việt của ông Hoàng Hữu Phước không nhận được sự chia sẻ của độc
giả.
Độc giả Susu
(hoanglan.at@...) nhấn mạnh: Blog là nơi chia sẻ tâm tư cá nhân, là một cuốn
nhật ký nhưng là nhật ký bỏ ngỏ, mọi người đều có thể đọc, không thể 'vô tư'
không biết đến phản ứng có thể có của dư luận....
Chính vì vậy, mặc dù ghi
nhận việc ông Hoàng Hữu Phước đã lên tiếng xin lỗi ông Dương Trung
Quốc, độc giả vẫn cho rằng lời xin lỗi này là chưa đủ. Ông Phước cần thể hiện sự
cầu thị đối với đông đảo công chúng, người dân, đặc biệt là cử tri TP.HCM, những
người đã bỏ phiếu bầu ông vào QH. Độc giả Hoài Phương (Ghoaiphuong57@...)
nhấn mạnh "sửa sai như thế nào mới quan trọng".
Nhân đây, độc giả cũng chia
sẻ nhiều ý kiến về văn hóa tranh luận. "Bất đồng quan điểm và tranh luận công
khai, đặc biệt giữa các ĐBQH, là chuyện bình thường", đa số ý kiến độc giả đồng
tình, song một bài viết mang tính xúc phạm thì không thể biện giải rằng chỉ là "sai
về phương pháp tranh luận" như độc giả Lưu Quang Ngọc (luuqngoc@...) nhận định.
Độc giả Ha văn son (hvson@...)
chỉ ra việc "đặt cái tôi cá nhân lớn quá, với những người phản biện mình thì tỏ
ra khó chịu, bực tức, cay cú và tìm cách công kích với những ngôn ngữ không đẹp
đẽ" là một việc đáng thất vọng.
Độc giả Nguyen xuan thinh (thinhalex@...)
khuyên "nếu không đồng tình chính kiến thì có thể phản bác ngay tại hội
trường
hay tìm một phương án nào đó tốt hơn", trong khi độc giả
nguyenquoctrung68@... nhấn mạnh: "Người dân có quyền đòi hỏi những người
đại
diện cho mình, cho tiếng nói của mình phải hiểu những văn hóa ứng xử tối
thiểu
trong đời sống hàng ngày, chưa nói đến văn hóa nghị trường cũng như
những việc
to lớn của đất nước".
Nhiều độc giả liên hệ với
vấn đề "văn hóa từ chức" trong những trao đổi lại với ĐB Hoàng Hữu Phước. Họ
cũng đặt vấn đề hoàn thiện quy trình bầu cử để cử tri có nhiều thông tin hơn khi
bỏ phiếu bầu người xứng đáng vào Quốc hội.
Chung Hoàng
Ông Hoàng Hữu Phước này có cái tâm thế nào? Chỉ là ngụy biện khi cho rằng vì vấn đề lớn mà bỏ qua chuyện luật biểu tình, bỏ qua chuyện đất đai. Ông ta nói có lợi cho đường hoạn lộ của ông thì có! Ông ta xem nhẹ lá phiếu của cử tri TP. HCM nói riêng và xem nhẹ quần chúng Việt Nam nói chung.
ReplyDeleteBài này tóm tắt khá đầy đủ để biết chuyện gì đang xảy ra. Thank Anna Nguyễn..
ReplyDeleteChuyện vẫn còn lai rai kichbu à.
Delete