Lời cảnh báo của người trong cuộc
Ba em nuôi vịt nhiều nên mắc nợ, mẹ em đi bán mà đâu có nuôi nỗi ba đứa em đâu, đi bán ở chỗ người ta thì bị người ta đuổi, rồi nhà cửa thì không ổn định, nhiều chuyện rất là buồn. Ba mẹ mắc nợ ngày nào người ta cũng lại đòi tiền nên em suy nghĩ em thấy người ta đi lấy chồng qua đây rồi về cũng có tiền cho cha mẹ. Em nghĩ nếu mà em qua đây được em có thể đi làm giúp gia đình phần nào đỡ phần đó.
Và người con gái hai mươi mốt tuổi đó, chưa bao giờ ra khỏi Châu Thành, Tây Ninh, năm 2005 lần đầu tiên lên Sài Gòn để cùng ông chồng Đài Loan bốn mươi bốn tuổi đi về Đài Trung.
Bảy năm dài nhẫn nhịn, ê chề, sợ hãi và chịu đựng, đóng vai một người vợ hạnh phúc trong hai lần đưa con về thăm cha mẹ, cô quyết định nói lên sự thật đời mình:
Với lại về trong người em không có được hạnh phúc cũng không có được hãnh diện không có được cái gì hơn người ta nên em cũng không dám ra ngoài đường.
Mục đích của em là muốn đừng có người nào thiếu suy nghĩ và dại dột giống như em, với lại đừng có quá tin những người làm mai làm mối qua bên đây. Một mình em khổ thôi, em không muốn người khác khổ giống như em nữa.
Cô đã bị gạt khi nghe lời bà Dung, một người bà con bên nội, móc nối với Thanh, một cô dâu Việt Nam ở Đài Trung về thăm nhà. Bà Dung và cô Thanh làm mai người đàn ông bốn mươi bốn tuổi, bạn của chồng Thanh ở Đài Trung, mà không bao giờ nói cho cô biết đó là một gã đàn ông bê tha, rượu chè, cờ bạc, thậm chí đã có lúc ngồi tù vì say sưa và làm điều xằng bậy với phụ nữ.
Ba em nuôi vịt nhiều nên mắc nợ, mẹ em đi bán mà đâu có nuôi nỗi ba đứa em đâu, đi bán ở chỗ người ta thì bị người ta đuổi, rồi nhà cửa thì không ổn định, nhiều chuyện rất là buồn. Ba mẹ mắc nợ ngày nào người ta cũng lại đòi tiền nên em suy nghĩ em thấy người ta đi lấy chồng qua đây rồi về cũng có tiền cho cha mẹ. Em nghĩ nếu mà em qua đây được em có thể đi làm giúp gia đình phần nào đỡ phần đó.
Và người con gái hai mươi mốt tuổi đó, chưa bao giờ ra khỏi Châu Thành, Tây Ninh, năm 2005 lần đầu tiên lên Sài Gòn để cùng ông chồng Đài Loan bốn mươi bốn tuổi đi về Đài Trung.
Bảy năm dài nhẫn nhịn, ê chề, sợ hãi và chịu đựng, đóng vai một người vợ hạnh phúc trong hai lần đưa con về thăm cha mẹ, cô quyết định nói lên sự thật đời mình:
Với lại về trong người em không có được hạnh phúc cũng không có được hãnh diện không có được cái gì hơn người ta nên em cũng không dám ra ngoài đường.
Mục đích của em là muốn đừng có người nào thiếu suy nghĩ và dại dột giống như em, với lại đừng có quá tin những người làm mai làm mối qua bên đây. Một mình em khổ thôi, em không muốn người khác khổ giống như em nữa.
Cô đã bị gạt khi nghe lời bà Dung, một người bà con bên nội, móc nối với Thanh, một cô dâu Việt Nam ở Đài Trung về thăm nhà. Bà Dung và cô Thanh làm mai người đàn ông bốn mươi bốn tuổi, bạn của chồng Thanh ở Đài Trung, mà không bao giờ nói cho cô biết đó là một gã đàn ông bê tha, rượu chè, cờ bạc, thậm chí đã có lúc ngồi tù vì say sưa và làm điều xằng bậy với phụ nữ.
Mục đích của em là muốn đừng có người nào thiếu suy nghĩ và dại dột giống như em, với lại đừng có quá tin những người làm mai làm mối qua bên đây. Một mình em khổ thôi, em không muốn người khác khổ giống như em nữaChị đó ở bên Đài Loan, lấy chồng Đài Loan ở gần bên nhà chồng em. Chồng chị đó ngày nào cũng uống rượu giống như chồng em vậy, không có đi làm. Rồi chị làm mai cho em, chị nói qua đây nó làm sao kệ nó, mình có tiền được rồi. Em hỏi chị tại sao chồng em lớn tuổi mà chưa có vợ, chị nói chồng em có hiếu lắm, lo cho cha cho mẹ không có thời gian quen với bạn bè nên không có vợ.
Kết quả là chỉ trong vòng hai tháng, người đàn ông gấp đôi tuổi ấy theo cô Thanh sang Việt Nam làm đám cưới với cô:
Em chưa có lên thành phố lần nào, lần đầu tiên em đi ra mắt chồng em là em lấy luôn.
Ngoài sính lễ vòng vàng để lại cho cha mẹ, số tiền mặt năm triệu đồng của chồng đưa thì cô trao hết cho bà Dung gọi là trả ơn công khó làm mai.
Tại vì bà mai nói với em là chồng em nó chịu người khác. Em mới nói nếu mà suông sẻ chồng em cưới em thì số tiền năm triệu đó em sẽ cho bà mai.
Mãi sau, về Đài Trung, cô mới khám phá người chồng Đài Loan của cô cũng đã chi một số tiền trả ơn cho cô Thanh.
Sự thật đau lòng
Lúc chồng em về Việt Nam cưới em nó không uống rượu, nó uống sửa tươi không hà. Em nghe người ta kể đi kiếm chồng Đài Loan rất khó, nếu mà coi được thì chịu chứ để lỡ cơ hội. Thì em thấy ổng cũng được, em suy nghĩ là giúp cho cha mẹ mình là điều quan trọng nhất, còn già không sao, nhiều khi em nhỏ tuổi thì nó thương em hơn. Ổng biết cách làm bề ngoài lắm cho nên nhìn cũng không ra được.
Qua bên đây em có bầu bốn tháng em mới biết chồng em uống rượu như vậy, rồi em mới nghe mấy chị ở gần đây kể là chị Thanh đó biết chồng em mới ra tù, hình như uống rượu đánh lộn với người ta rồi có đụng chạm tới một người con gái thành người ta đi thưa.
Cũng từ đó, cô vừa bụng mang dạ chửa vừa phải đối mặt hàng ngày với ông chồng vũ phu, nghiên ngập bê tha của mình:
Đi làm nghề thợ hồ, bao nhiều tiền lương thì đi đánh bài uống rượu rồi về quậy rồi chửi. Về là bắt đầu kiếm chuyện chửi em rồi nắm đầu em, em sợ em chạy. Lúc đó ông già chồng em đi mổ rồi bà má chồng đi theo nuôi, nhà chỉ có em với hai người em chồng và một người em dâu. Em sợ quá em phải vô ngủ chung với em dâu em.
Qua bên đây em có bầu bốn tháng em mới biết chồng em uống rượu như vậy,...biết chồng em mới ra tù, hình như uống rượu đánh lộn với người ta rồi có đụng chạm tới một người con gái thành người ta đi thưaNgày nào em dâu với em chồng em không có nhà thì em chui xuống gầm giường em ngủ, không dám mở đèn. Có bầu mà chui xuống gầm giường ngủ ở dưới, chồng đi kiếm chửi mà kiếm không thấy thì thôi. Em sợ em có bầu mà vợ chồng cự qua cự lại trúng cái bầu nên em trốn.
Em có bầu mà em phải đi làm, ban ngày đi làm, tối về chui xuống gầm giường bà má chồng ngủ dưới đó, còn nó dắt bạn bè về uống rượu rồi chửi bới tùm lum hết. Nói chuyện với em là bắt đầu có câu chửi thề trước mặt, chửi em dịch ra tiếng Việt Nam nghe kỳ lắm. Hai vợ chồng nhiều khi gây lộn hay gì đi nữa thì má chồng toàn binh chồng em không hà. Đi khám thai về em nói với chồng là con trai thì cảm giác của nó là đặng cũng không mừng mà mất cũng không lo nữa.
Tự nhủ dù sao cũng có con với người ta, cô gái trẻ cắn răng chịu đựng tánh khí thô lỗ thất thường của ông chồng rượu chè, cố gắng đi làm để dành tiền chờ ngày sinh nở, lại phải lo gởi về giúp cha mẹ trả hết nợ:
Lúc mới qua tiếng chưa rành em đi làm ở tiệm dép gần đó. Làm một tháng không bao nhiêu hết, đủ xài với gởi về cho ba mẹ phần nào đó. Bữa đó em lãnh lương được bảy ngàn tiền Đài Loan, em nghĩ chồng em không biết lo sợ nữa đẻ con không có ai lo cho em nên em để dành tiền. Em để bảy ngàn ở dưới sàn giường chồng em ở nhà rảnh không có chuyện gì làm mới lục tung đồ của em ra lấy đi uống bia ôm hết ráo .
Em có bầu mà em phải đi làm, ban ngày đi làm, tối về chui xuống gầm giường bà má chồng ngủ dưới đó, còn nó dắt bạn bè về uống rượu rồi chửi bới tùm lum hếtCắn răng chịu đựng vì sĩ diện
Nhưng tại sao biết mình bị gạt từ nhiều phía, bị gạt từ quê nhà cho tới quê chồng, cô vẫn cắn răng chịu đựng mà không tìm cho mình một lối thoát. Tất cả, cô nói, chỉ vì vấn đề sĩ diện:
Em nghĩ bỏ con về Việt Nam cũng tội nghiệp rồi sợ mang tai mang tiếng ở bên Việt Nam, thôi ráng nhịn đắng nuốt cay để cho làng xóm người ta đừng có cười mình. Nhiều khi buồn quá em sợ em nghĩ quẩn em cũng có tâm sự chút chút cho ba mẹ nghe. Ba mẹ cũng kêu đi về nhưng em nghĩ lấy chồng không giúp ích gì được cho cha mẹ mà bây giờ mang con về em sợ khổ ba khổ mẹ rồi làng xóm người ta cười chê nên em không về.
Em làm mà không dám ăn xài, để dành gởi về cho ba mẹ trả nợ từ từ, chỉ trả bớt nợ chứ không có giúp được gì tại bên nay em còn nuôi con em đi học nữa. Em ăn xài tiết kiệm mới có gởi về Việt Nam chứ đâu phải lấy tiền nhà nó, nhiều khi em phải nuôi ngược lại nó. Uống rượu hoài nhiều khi thiếu nợ quán bia, đi bao gái thiếu nợ rồi người ta lại nhà người ta đòi.
Bảy năm câm lặng với đứa con trai nay lên bảy tuổi và đã vào Lớp Một. Cô nghĩ mình đã hy sinh quá đủ để có thể được gần con, nhưng nỗi đau và câu hỏi tại sao phải sống trong ê chề khi lòng không muốn vẫn ám ảnh không nguôi. Nếu không có những lời yêu thương từ con trẻ thì chắc cô không vượt qua được với ông chồng lớn tuổi mà chừng như có vấn đề tâm thần:
Có một lần uống rượu xong rồi ông đánh thằng cháu, em binh thì ông nắm đầu em ổng đập vô vách tường. Ổng còn cái tật là uống rượu xong thì chửi lộn đánh lộn với người ta rồi kêu xe cấp cứu một đêm kêu ba bốn lần, kêu công an lại nữa, liên tục vậy đó. Đi lại đẳng cái ông mướn xe tắc xi ông về, hồi uống rượu cái kêu nữa, cứ như vậy làm hoài. Nhiều khi má chồng em nói nó bị ma nhập, bả đi cúng này kia cũng không hết, em không biết nó bị cái gì.
Em nghĩ bỏ con về Việt Nam cũng tội nghiệp rồi sợ mang tai mang tiếng ở bên Việt Nam, thôi ráng nhịn đắng nuốt cay để cho làng xóm người ta đừng có cười mìnhĐẻ con được ba tháng thì em đi theo người ta đi làm, gần như làm hồ vậy đó, em mua sữa cho con, rồi con em cũng từ từ lớn. Ba chồng em trước khi mất ổng có nói là ông mất thì em khổ dữ lắm. Má chồng em hồi dọn nhà đi là em năn nỉ em khóc em kêu đừng có đi nhưng má chồng em không ở tại chồng em uống rượu về quậy hoài.
Chỉ còn đứa con trai là nguồn an ủi duy nhất của người đàn bà trẻ bất hạnh và trơ trọi này. Đã có đôi lần cô định liều dẫn con đi trốn thì mẹ chồng dọa sẽ bắt con cô và đuổi cô ra khỏi nhà vĩnh viễn:
Con em ngoan lắm, nó thương em lắm lận. Nhưng mà thấy em khổ quá, nhiều khi chồng em uống rượu rồi về chửi em ngủ không được em khóc thì nó kêu em mẹ đừng có khóc, mẹ khóc là mắt con cũng muốn khóc theo mẹ, nếu mẹ sống với ba không nỗi mẹ đi ra ngoài mẹ kiếm người khác thương mẹ như vậy là con vui được rồi.
Sáng sớm trước khi đi làm thì em chở con đi học, chiều về nó lại nhà bạn em ăn uống ở đó, về nhà đâu có ai đâu. Nhiều khi nó tủi thân nó hỏi tại sao để nó đi lại nhà người ta ăn cơm chực, ăn ngon cũng không dám đòi ăn thêm. Nó nói chuyện tội nghiệp lắm.
Phải chờ đến bảy năm cô mới quyết định liên lạc với Thanh Trúc để trình bày hoàn cảnh đáng thương của mình. Với cô, gái Việt đi lấy chồng Đài thì số người hạnh phúc chỉ trên đầu ngón tay, còn kém may mắn và bị lạm dụng bị bạo hành thì vô số, ngay cả cô Thanh là người mai mối cho cô cũng nằm trong trường hợp đó.
Vấn đề ở đây, theo cô, là người trong cuộc không bao giờ chịu nói sự thật với gia đình với bà con hàng xóm bên nhà. Bạn bè có hỏi tới thì các cô bảo lấy chồng Đài Loan cũng ấm thân mà còn giúp cha mẹ cải thiện cuộc sống nghèo khó:
Về Việt Nam sống thời đại này là phải có tiền để làm lại từ đầu thì không có bằng bên nay. Mà em sợ về Việt Nam con em thua thiệt người ta, cũng đồng thời em đi lấy chồng bên nay mà giờ em đi về bển sợ làng xóm láng giềng người ta nói.
Bây giờ cô đi làm công trong một công ty sắt mà đồng lương cũng rất eo hẹp, lại phải nuôi báo cô một ông chồng nát rượu:
Em cũng muốn thoát khỏi cảnh này mà em nghĩ hai mẹ con ra đường em sợ đồng lương không đủ nuôi con. Má chồng em có nói nếu mà ly dị thì bả bắt con em. Em có đi hỏi luật sư nếu em ly dị chồng em thì em có bắt được con hay không. Luật sư nói được tại vì chồng em uống rượu như vậy thì không có tư cách nuôi con em. Nhưng mà luật sư nói nếu má chồng muốn bắt con em là có thể được tại vì bà có ruộng, có đất có nhà, nếu ra tòa bà đòi bắt con em là được, ra tòa là em thua.
Đó là tâm sự, là tiếng than não nuột của của một cô dâu trong nhiều cô dâu Việt chân chất, quê mùa và cô đơn ở Đài Trung:
Bởi vậy chị em trước khi đi lấy chồng phải suy nghĩ cho thật là kỹ, đừng dại dột như em nhắm mắt đi qua đây rồi hối hận.
Câu chuyện không mới, chỉ là câu chuyện đau lòng, về một cuộc sống bị đánh mất bởi con đường nhắm mắt đưa chân đi lấy chồng nước ngoài qua môi giới chứ không qua tình yêu. Mong các bậc cha mẹ gả bán con đi xa hiểu cho nỗi khổ và sự hy sinh mà con phải chịu đựng, để thấy có khi nhà cao cửa rộng và những tiện nghi vật chất mà còn gởi về không chắc là những đồng tiền hạnh phúc và bình an của con mình.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thư Năm tuần tới.
No comments:
Post a Comment