Hoãn thông qua luật Đất đai sửa đổi
- Ngày 21/6, QH không biểu quyết dự thảo luật Đất đai sửa đổi như dự kiến, mà để đến kỳ họp cuối năm.
UBTVQH đề nghị QH cho phép thông qua dự án luật Đất đai sửa đổi sau khi
thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại kỳ họp tháng 10 năm nay, và có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, như ý kiến của đa số đại biểu QH.
Bọ xít hút máu người phát tán tại 20 tỉnh ở Việt Nam
18:18 | 20/06/2013
Ngày 20/6, giáo sư Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội
Côn trùng học Việt Nam cho biết, hiện nay, ổ bọ xít hút máu người đã
phát tán tại 20 tỉnh thành, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế.
Ba khoảng trống “rủi ro” của nông nghiệp Việt Nam
SGTT.VN - Thời gian gần đây, hiện tượng các loại nông
sản được thu mua bởi các thương lái đến từ Trung Quốc đã làm bộc lộ các
khoảng trống tiềm ẩn rủi ro cho ngành nông nghiệp.
Việt Nam và Trung Quốc ký kết 10 văn kiện hợp tác
SGTT.VN - Chiều 19.6, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, sau
cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nguyên thủ hai nước đã chứng kiến lễ
ký kết 10 văn kiện hợp tác.
Vì sao TP.HCM giục Đồng Nai dời KCN Biên Hoà 1?
SGTT.VN - Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân vừa có
công văn đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai sớm triển khai dự án di dời khu công
nghiệp Biên Hoà 1 để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bảo vệ nguồn
cấp nước chính cho gần 10 triệu người dân thành phố.
Ngày 20/6, giáo sư Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, hiện nay, ổ bọ xít hút máu người đã phát tán tại 20 tỉnh thành, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế.
ReplyDeleteLoại bọ xít hút máu là thủ phạm gây ra bệnh ký sinh trùng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Loại bọ xít hút máu là thủ phạm gây ra bệnh ký sinh trùng. (Ảnh: PV/Vietnam+).
Tại hội thảo quốc tế về thực trạng và vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội hôm nay, giáo sư Côn khẳng định tại Việt Nam, bọ xít hút máu người đã tồn tại từ rất lâu nhưng mới được phát hiện từ năm 2011.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết những năm gần đây thông tin về bọ xít hút máu có xu hướng lan rộng và tấn công người tại nhiều nơi ở Việt Nam. Riêng tại Hà Nội, bọ xít hút máu người đã phát tán tại 21 quận, huyện đã làm nhiều người dân lo sợ.
Trình bày về những nghiên cứu của mình, ông Jean Pierre - Chuyên gia về côn trùng, Viện Nghiên cứu phát triển Pháp cho biết: “Khi nghiên cứu tại Việt Nam, tôi nhận thấy tốc độ lan rộng của loài bọ xít này. Trước đây, nó thường xuất hiện ở các vùng ven bờ biển, nhưng ngày nó càng đi sâu vào đất liền và phát triển nhanh ở các vùng nhiệt đới.”
"Trong khi đó, tại châu Mỹ Latinh đang lan rộng một bệnh dịch mới mang tên Chagas – một căn bệnh nhiệt đới do ký sinh trùng truyền vào cơ thể con người. Vậy nên, tôi lo lắng rằng trước sự xuất hiện của loại bọ xít này, nguy cơ lan truyền bệnh dịch đó tại Việt Nam là dễ xảy ra qua con đường du lịch," chuyên gia Jean Pierre lo ngại.
Theo giáo sư Côn, loại bọ xít hút máu là thủ phạm gây ra bệnh ký sinh trùng tại khu vực Mỹ Latinh. Bệnh dịch này sau đó đã phát tán ra khỏi khu vực này từ nhiều thế kỷ trước và âm thầm phát tán trên toàn thế giới.
“Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế truyền bệnh của loài bọ xít hút máu người. Do vậy, câu hỏi loài vật này có truyền bệnh hay không vẫn là ẩn số,” giáo sư Côn nhận định.
Giáo sư Côn cũng cho biết, bọ xít hút máu người gây rối loạn nhịp tim, rối loạn mạch máu, suy kiệt sức khỏe. Nhưng có truyền bệnh hay không thì cần phải nghiên cứu, bởi các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cơ chế truyền bệnh của loài bọ xít hút máu người. Bên cạnh đó, người dân và nhiều nhà khoa học vẫn ít có kiến thức về loại ký sinh trùng này.
Vì vậy, theo ông Dương, hội thảo với sự tham dự của nhiều chuyên gia y tế đến từ châu Á, châu Âu, Mỹ Latinh là cơ hội để các chuyên gia đầu ngành về côn trùng trên toàn thế giới cùng trao đổi về hiện trạng sinh trưởng, phát tán lan rộng của loài côn trùng này.
Thông qua những phân tích cơ sở khoa học, chuyên sâu của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, các đại biểu trong nước và quốc tế sẽ tập trung thảo luận về việc tăng cường năng lực nghiên cứu về vai trò truyền bệnh; phương pháp nhận biết bọ xít hút máu và ký sinh trùng; và chiến lược phòng chống bọ xít hút máu.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia về côn trùng học khuyến cáo người dân khi bị bọ xít đốt không nên gãi để tránh nhiễm trùng, sưng tấy. Nếu vết bọ xít cắn sưng to, kèm theo sốt, người dân cần đi khám để được điều trị. Người dân nên chú ý dọn dẹp vệ sinh nơi sinh sống để tránh bọ xít làm tổ, phát tán.
Hội thảo là một hoạt động trong khuôn khổ Năm Pháp Việt Nam 2013, do Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương , Viện Sinh thái và tài nguyên môi trường phối hợp tổ chức.
Theo TTXVN
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/633022/Bo-xit-hut-mau-nguoi-phat-tan-tai-20-tinh-o-Viet-Nam-tpol.html