(Dân trí) - Là một chuyên gia động cơ điện, Philippe Metzinger (quốc
tịch Pháp) đam mê thiết kế xe lắc điện cho người khuyết tật (NKT). Đến
nay, Philippe Metzinger đã lắp thành công 100 chiếc xe dành tặng NKT
Việt Nam.
Mọi
chuyện bắt đầu từ năm 2009, khi một nhóm thành viên của tổ chức từ
thiện Rotary Club (Lyon, Pháp) đến thăm Việt Nam và nhận thấy tại TPHCM
có rất nhiều NKT mưu sinh bằng nghề bán vé số trên những chiếc xe lắc
đẩy tay. Một thành viên Rotary Club: “Rất dễ dàng nhận thấy sự khó khăn
và mệt mỏi của họ khi phải đẩy chiếc xe lắc len lỏi trên đường phố đông
đúc để mưu sinh”.
Hình
ảnh đó khiến họ trăn trở. Cho đến khi nhóm thành viên Rotary Club gặp
người đồng hương Philippe Metzinger đang làm việc tại TPHCM (ông
Philippe mở công ty chuyên kinh doanh xe đạp điện) và chia sẻ nỗi trăn
trở đó với ông. Philippe nảy ra ý tưởng “chế” bộ motor điện cho xe lắc
tay của NKT.
Ý tưởng của Philippe nay đã thành hiện thực
Philippe
cho đây là một công việc hết sức “thú vị” vì nó không giống công việc
thiết kế xe đạp điện mà ông làm thường ngày. Philippe đã từng sáng chế
một hệ thống bao gồm một túi đựng bình ắc-quy, hệ thống kết nối điện rời
rất an toàn và động cơ lắp trực tiếp trên bánh xe. Với hệ thống này,
trong vòng 10 phút ông có thể biến bất kỳ một chiếc xe đạp bình thường
nào thành xe đạp điện. Tuy nhiên, khi ông áp dụng nó vào việc cải tiến
xe lắc tay thành xe lắc điện thì không hề dễ dàng.
Theo Philippe, thiết kế xe lắc tay điện từ những chiếc xe lắc tay của NKT Việt Nam
khá phức tạp. Nguyên nhân do tổ chức Rotary Club chỉ tài trợ bộ động cơ
điện để lắp vào xe lắc tay mà NKT sẵn có. Trong khi mỗi chiếc xe đều có
những chi tiết “độ” khác nhau, các bộ phận có thông số kỹ thuật khác
nhau…
Để
hoàn thành việc cải tiến mỗi chiếc xe, Philippe cùng cộng sự là anh
Nguyễn Minh Chiến phải bàn bạc từng chi tiết xem độ chịu lực của gắp
trước có chịu nổi không, các chi tiết của xe còn đủ chất lượng không,
thiết kế phần điều khiển sao cho phù hợp với thể hình từng NKT… Bởi thế,
mỗi chiếc xe là 1 bản thiết kế khác nhau. Dù công việc khó khăn là thế
nhưng từ năm 2009 đến nay, Philippe Metzinger cùng tổ chức Rotary Club
đã thiết kế, lắp đặt thành công 100 chiếc xe lắc điện.
100 xe lắc điện cho NKT Việt Nam
Để
thử nghiệm, năm 2009, tổ chức Rotary Club đã hỗ trợ để Philippe thiết
kế, lắp 10 chiếc xe lắc điện. Nhóm NKT đầu tiên nhận xe lắc điện là 1
nhóm đồng hương ở Quảng Nam, Quảng Ngãi bán vé số quanh khu vực quận 1,
TPHCM.
Anh
Trần Kim Phước, NKT hành nghề bán vé số đầu tiên được cải tạo xe lắc
tay thành xe lắc điện, cho biết: “Sử dụng chiếc xe này cũng rất đơn
giản. Tôi đi bán vé số 4 ngày mới phải sạc điện 1 lần. Khi nào hết điện
thì mình đẩy bằng tay như bình thường, không phiền phức gì cả. Từ khi có
nó, công việc của tôi đỡ vất vả hơn, không phải chịu cảnh ê ẩm mình mẩy
mỗi khi đêm về”.
Thấy
được thành công đó, các thành viên Rotary Club tiếp tục vận động để mở
rộng chương trình. Vào ngày 12/3, 90 chiếc xe lắc tay điện khác được
trao cho 90 NKT hành nghề bán vé số tại TPHCM và Đồng Nai, nâng tổng số
xe lên thành 100.
Philippe (hàng thứ 2, ngoài cùng, bên trái) cùng các cộng sự và thành viên Rotary Club bên chiếc xe lăn điện mình thiết kế
Cầm
tấm giấy chứng nhận tặng xe của Rotary Club, chị Nguyễn Thị Hương (quê
Quảng Ngãi, bán vé số tại khu vực đường Phan Huy Ích, quận 12) chia sẻ:
“Có chiếc xe này công việc của tôi đỡ vất vả hơn nhiều. Hơn nữa, tôi đi
được xa hơn, đi nhiều nơi hơn và bán được nhiều vé số hơn, cải thiện thu
nhập cho gia đình”.
Còn
bác Nguyễn Tửu, hành nghề bán vé số tại quận Tân Phú cười móm mém cho
hay: “Tôi năm nay đã hơn 70 rồi, sức khỏe không tốt nữa, đẩy xe một chốc
là mệt lả. Có cái motor cho xe tự chạy thì khỏe hơn nhiều, đi khắp nơi
rất tiện, bán được nhiều hơn kiếm chút tiền dưỡng già”.
Philippe
cho biết: “Hệ thống dây điện được thiết kế rất an toàn để tháo lắp dễ
dàng mà không bị rò điện khi ngâm trong nước. Tuy nhiên, vì kinh phí có
hạn nên chúng tôi phải sử dụng túi ắc-quy gồm 3 bình do Việt Nam sản xuất, nặng đến 8kg. Trong bộ hoàn chỉnh do tôi thiết kế cho các xe ở Pháp chỉ dùng một bình ắc-quy nặng 2,5kg”.
Theo Philippe, bình ắc-quy của Pháp dù chỉ nặng 2,5kg nhưng chứa điện năng bằng 12 bình cùng loại do Việt Nam
sản xuất. Nó vừa nhẹ, vừa tốt nhưng giá quá đắt trong khi mỗi suất tài
trợ chỉ có 4 triệu đồng nên ông phải chọn sử dụng bình ắc-quy Việt Nam. Nhìn
ông Tây cao to ngồi tỉ mẩn tính toán giá thành từng chi tiết cho chiếc
xe của NKT, ai cũng nhận thấy, trong niềm đam mê ấy còn có cả một tấm
lòng muốn được san sẻ với những con người kém may mắn không cùng màu da.
Tùng Nguyên
Xin cám ơn ông Tây Philppe. Cầu chúc ông và gia đình mọi sự bình an và may mắn.
ReplyDelete