Theo VietnamNet
Hóa chất có trong nho, lựu gây vô sinh
Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn vừa lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần.
Đây là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khoẻ.
Diệt nấm, diệt cả sức khoẻ người dùng
Carbendazim và tebuconazole đều là hóa chất diệt nấm trên rau củ quả. Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng. Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động tình dục, cho thấy, khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim.
Đối với benomyl kích ứng da có thể xảy ra thông qua tiếp xúc với benomyl trong công nghiệp, trồng hoa, hái nấm. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho chó ăn benomyl trong khẩu phần ăn trong ba tháng cho thấy thay đổi chức năng gan ở liều cao nhất (150mg/kg). Khi tiếp xúc thời gian dài với hóa chất gây tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ phân loại benomyl như là hợp chất có thể gây ung thư. Hai năm nghiên cứu thử nghiệm qua chuột đã cho thấy nó có thể gây gia tăng các khối u gan. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và Thực phẩm của Anh cũng đưa ra quan điểm này và cho rằng benomyl mang lại hiệu ứng độc cho gan. Ngoài ra, nó còn gây dị tật bẩm sinh, nếu người mẹ tiếp xúc với một liều cao bất thường của benomyl thông qua nghề nghiệp của mình trong thời gian mang thai thì ảnh hưởng đến sự hình thành của các dây thần kinh thị giác ở thai nhi.
Thuốc diệt nấm tebuconazole được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Đồng thời, văn phòng cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ cho rằng, tebuconazole được liệt kê như là một chất gây ung thư có trong danh sách thuốc trừ sâu chứa chất gây ung thư với đánh giá thuộc loại C.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới phân loại độc tính, tebuconazole được liệt kê thuộc độc tính nhóm 3. Do khả năng tác dụng phá vỡ nội tiết của tebuconazole, nên hóa chất này được xem xét loại bỏ ra khỏi thị trường châu Âu.
Một người dân đang chọn mua lựu có xuất xứ từ Trung Quốc.
|
Carbendazim (Methyl 1H-benzimidazol-2-ylcarbamate, các tên khác : Mercarzole,
ReplyDeleteCarbendazole)hiện được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở dangj thuốc diệt nấm benzimidazole và một chất chuyển hóa của Benomyl.
Các thuốc diệt nấm được sử dụng để kiểm soát bệnh thực vật trong ngũ cốc và trái cây, bao gồm cam quýt, chuối, dâu tây, dứa, và táo. Nó cũng gây tranh cãi khi được sử dụng ở Queensland, Australia về vấn đề trồng cây macadamia. Một giải pháp 4,7% carbendazim hydrochloride, ở Eertavas, được tiếp thị để bán như là một điều trị cho bệnh cây du Hà Lan.
Nghiên cứu cho thấy liều cao của carbendazim nguyên nhân gây ra vô sinh và tiêu diệt các tinh hoàn của động vật trong phòng thí nghiệm.
Mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRLs) đã giảm kể từ khi phát hiện phản ứng có hại của nó. MRLs cho sản phẩm tươi sống ở EU là giữa 0,1 và 0,7 mg / kg với ngoại lệ loquat, đó là 2 mg / kg [6]. Các giới hạn cho cam quýt và trái cây được dùng phổ biến hơn táo. http://en.wikipedia.org/wiki/Carbendazim 0,1 và 0,2 mg / kg.
Tebuconazole hiện là một loại thuốc diệt nấm triazole được sử dụng nông nghiệp để điều trị nấm gây bệnh thực vật.
ReplyDeleteMặc dù Cơ quan thực phẩm Hoa Kỳ và Cục Quản lý dược xem xét loại thuốc diệt nấm này đủ an toàn cho con người, nó vẫn có thể gây ra rủi ro. Theo Văn phòng Cơ quan Bảo vệ môi trường và Chương trình thuốc trừ sâu Hoa Kỳ nó được liệt kê vào danh sách như là một chất có thể gây ung thư với đánh giá loại C (có thể gây ung thư). Độc tính cấp tính của nó là trung bình. Theo phân loại độc tính của Tổ chức Y tế Thế giới, nó được liệt kê ở mức độ III, có nghĩa là hơi nguy hiểm.
Do khả năng tác dụng phá vỡ nội tiết, Tebuconazole được đánh giá bởi Cơ quan Hóa chất Thụy Điển có khả năng bị loại bỏ khỏi thị trường của EU theo quy định 1107/2009.
http://en.wikipedia.org/wiki/Tebuconazole
Cứ như vậy ai mà dám ăn đồ TQ. Hàng TQ chắc cũng sẽ dần dần sẽ bị tẩy chay. Tham thì thâm.
ReplyDeletengười Việt dùng hàng Việt và nói không với tất cả mặt hàng TQ ha .
ReplyDeleteĐúng thế:)
Delete