Friday, January 20, 2012

Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả?

Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả?

Cập nhật: 09:19 GMT - thứ năm, 19 tháng 1, 2012
Chính trị gia có tiếng của Anh Harold Wilson nói 'một tuần là thời gian dài trong chính trị' với hàm ý chính trường có nhiều việc khó lường và các quan có thể từ chức hay mất chức nhanh như người ta thay áo sơ mi.

Nhưng hai tuần đã trôi qua và Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đã chứng minh Harold Wilson nói không hẳn đã đúng.
Ông Hiền là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc bốn công an và hai bộ đội bị thương, một ngôi nhà của người dân bị san phẳng mà không có lý do, một số người dân, có người từng được cho là "Bấmkỳ tài" Tiên Lãng, phải vào tù ngay trong các tuần trước dịp lễ Tết lớn nhất của Việt Nam.
Trên thực tế quan huyện là chức quan khá to. Ông Hiền chỉ đứng sau chủ tịch thành phố Hải Phòng và Thủ tướng Việt Nam về mặt quản lý nhà nước.
Như vậy trách nhiệm của ông cũng khá lớn.
Những tin tức sau vụ Cống Rộc cho thấy ông Hiền và các quan chức huyện có vẻ quá nhiệt tình trong vụ cưỡng chế khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn ở xã mà em trai ông làm chủ tịch.
Chính người đứng đầu công an Hải Phòng đã nhận định đáng ra lực lượng cưỡng chế phải "rút quân" khi mìn tự chế phát nổ trong khu vực đầm nhà ông Vươn.
Nhưng lực lượng mà nhóm tiên phong bao gồm cả người đứng đầu lực lượng công an chống ma túy của huyện đã tiếp tục tiến vào và áp sát ngôi nhà vốn không nằm trong khu vực cưỡng chế, dẫn tới vụ nổ súng.
Ông Hiền cũng viện dẫn các luật lệ để lý giải cho việc thu hồi lại mà không bồi thường bất kỳ một xu nào cho gần 20ha đất lấn biển mà báo chí nói ông Vươn đã phải huy động "hàng chục ngàn m3 đất, đá" và "biết bao sức người, sức của" để có được.
Báo chí nói thậm chí con gái tám tuổi của bộ đội phục viên Đoàn Văn Vươn cũng chết đuối tại Cống Rộc khi bố "đang đi chinh phục biển".
Nhân dân 'bất bình'
"Yêu cầu đầu tiên của một hệ thống luật pháp vững chắc là nó phải phù hợp với những đòi hỏi và cảm xúc của cộng đồng, cho dù đúng hay sai."
Thẩm phán Tòa Tối cao của Hoa Kỳ Oliver Wendell Holmes
Trước khi sự cố xảy ra, ông Vươn và một số hộ khác đã theo đuổi con đường pháp lý để kiện lại chính quyền huyện.
Tòa án nhân dân huyện đứng về phía chính quyền trong khi tòa án thành phố Hải Phòng bị cáo buộc không giải thích rõ luật cho người dân khiến họ có quyết định rút đơn kháng lại bản án cấp huyện và như vậy nghiễm nhiên bản án của huyện có hiệu lực.
Bản án đã cho chính quyền huyện cơ sở để cưỡng chế đất đai hôm 5/1 cho dù một số chuyên gia nói tòa án và chính quyền huyện đã diễn giải và áp dụng luật một cách sai trái.
Cũng có người nói bản thân luật lệ về đất đai của Việt Nam cũng đã không còn theo kịp những biến chuyển trong những năm gần đây và nhiều người dân đã bị chính quyền lấy luật ra o ép.
Bình luận về luật pháp vì công chúng, Thẩm phán Tòa Tối cao của Hoa Kỳ Oliver Wendell Holmes từng nói ngay từ trước khi ông được bổ nhiệm: "Yêu cầu đầu tiên của một hệ thống luật pháp vững chắc là nó phải phù hợp với những đòi hỏi và cảm xúc của cộng đồng, cho dù đúng hay sai."
Rất nhiều hộ nông dân như hộ ông Đoàn Văn Vươn muốn được giao dài hạn những vùng đất mà chính họ đã lấn biển để có được nhằm có cuộc sống ổn định và gỡ gạc lại được các khoản đầu tư có thể lên tới hàng tỷ.
Bản thân luật Đất đai cũng đã có những điều khoản cho phép người dân tiếp tục thuê sau thời hạn tối đa ban đầu là 20 năm, nhưng thời hạn 20 năm này đã được chính quyền cấp huyện coi như hạn mức không thể di chuyển.


Người ta cũng đã đặt ra câu hỏi liệu thời hạn 20 năm có còn phù hợp và thậm chí nghi ngờ tính hợp lý của điều được gọi là "sở hữu toàn dân" mà trên thực tế là sở hữu nhà nước về đất đai.
Riêng trong vụ Cống Rộc, ông Hiền thậm chí còn bị cáo buộc không hiểu luật lệ hiện hành.
Ông cũng ra quyết định cưỡng chế khiến người người dân bất bình và khiếu kiện bất thành trong nhiều năm, phần vì những lời hứa rằng huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất nếu rút đơn kháng án.
Ông Hiền từng thừa nhận ngôi nhà bị phá của em ông Vươn không nằm trong khu vực bị cưỡng chế.
Nhưng trong diễn biến mới nhất, phó chủ tịch thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại giải thích ngôi nhà đã bị những người dân "bất bình" san phẳng.
Ngay lập tức một công dân mạng phản ứng:"Nhân dân Hải Phòng đang bất bình và muốn phá nhà đồng chí lắm đấy đồng chí Đỗ Trung Thoại ạ."
'Xin khoan hồng'
Còn trang web của Đài Tiên Lãng chạy lại một Bấmphóng sự truyền hình của Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng trong đó Giám đốc công an Đỗ Hữu Ca nói "việc phá hay không phá nó không thành vấn đề".
Đại tá Ca không bình luận về chuyện ngôi nhà không thuộc khu đất bị cưỡng chế mà nói toàn bộ khu đất 40ha của gia đình ông Vươn "không phải quy hoạch nhà ở" và ông nói ở đó "không có nhà ở" mà chỉ có "chòi" nên "nói phá nhà ở là không đúng".
Hai người dân được Truyền hình Hải Phòng phỏng vấn nói họ phản đối hành động của một số người trong gia đình ông Vươn và "bất bình" trước vụ việc.
"Em nhận thức được đó là sai. Em muốn Đảng và Nhà nước khoan hồng cho em và những người thân của em."
Ông Đoàn Văn Vươn trên Truyền hình Hải Phòng
Truyền hình thành phố nói đất bị thu hồi là "đất bãi bồi ngoài đê biển" chứ không phải là đất nông nghiệp trong khi ông Vươn "không có hộ khẩu" ở xã Vinh Quang nên không thể thuê đất lâu dài.
Cơ quan ngôn luận của thành phố cũng nói "không thể nói ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng sai" khi cưỡng chế thu hồi đất.
Chủ tịch Tiên Lãng trong khi đó giải thích với phóng viên rằng huyện thu hồi theo "Điểm 10, Điều 38" Luật Đất đai và Điều 80 của luật này.
Ông cũng nói việc cưỡng chế là "cần thiết" vì chính quyền đã ba lần "vận động" nhưng ông Vươn không nghe theo.
Bản thân ông Vươn xuất hiện trong phóng sự truyền hình và nói: "Em nhận thức được đó là sai. Em muốn Đảng và Nhà nước khoan hồng cho em và những người thân của em."
Em ông Vươn, ông Đoàn Văn Quý, cũng được dẫn lời nói gần tương tự ở phần cuối phóng sư.
Cho tới nay Bấmcổng thông tin điện tử huyện Tiên Lãng không có bất kỳ thông tin gì liên quan tới vụ cưỡng chế gây thương vong.
Thông báo mới nhất là về việc "nghỉ lễ và treo cờ Tổ quốc nhân dịp Tết nguyên đán".

10 comments:

  1. "Em nhận thức được đó là sai. Em muốn Đảng và Nhà nước khoan hồng cho em và những người thân của em."
    Ông Đoàn Văn Vươn trên Truyền hình Hải Phòng.

    Cầu nguyện cho anh và gia đình được bình an.

    ReplyDelete
  2. Câu này ai vô "trỏng" vài bữa cũng "được học thuộc lòng", cần gì quay phim hay ghi âm. Cứ để cho họ ngủ, lay họ là họ bật dậy nói ngay cái câu đó.

    ReplyDelete
  3. Đù má một bài quen thuộc để bắt để nói như con vẹt sau này đây, lúc xét xử hay nước ngoài xía dzô thì đưa đoạn băng ấy...y chang mấy dzụ kia...

    ReplyDelete
  4. Vấnđề là hãy để cho gia đình ông Vươn nhanh chóng trở lại đầm thu hoạc thành quả lao động cùng với việc kiểm tra đánh giá các tổn thất gây nên.

    ReplyDelete
  5. "Vấnđề là hãy để cho gia đình ông Vươn nhanh chóng trở lại đầm thu hoạc thành quả lao động cùng với việc kiểm tra đánh giá các tổn thất gây nên.": Một GIẤC MƠ. Hóa ra chủ blog lại trở thành kẻ lãng mạn cuối cùng của thời đại.

    May mà không ai chết.

    Để lâu rồi cứt trâu hóa bùn.

    Vài cuộc đời có đáng gì đâu. Tết nhứt nghĩa lý gì (nhớ Tết Mậu Thân không?).

    Zú Hương đừng chửi thề chứ. Có nóng bằng anh Vươn lúc đó không dị?

    ReplyDelete
  6. Nhớ chứ. Biết thế mà sao cứ buồn, xốn xang trong lòng! Dù hiểu rằng mình chẳng thể làm gì trong chuyện này. Chỉ mong sao mọi người sống với nhau với sự chân thật và nhân ái hơn thôi.

    ReplyDelete
  7. Sao không nóng, chỉ ước ao có trái bom nguyên tử!

    ReplyDelete
  8. Lên trên bắc Hàn mượn đở thằng Ủn một quả đêy........háháhá

    ReplyDelete
  9. Nhìn cái thằng ủn đó muốn ói lòi kèn mẹ nó rồi làm sao nói...

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG