Sunday, March 11, 2012

Phát minh máy phát điện chạy bằng nước: Bí ẩn “chất xúc tác”


Phát minh máy phát điện chạy bằng nước: Bí ẩn “chất xúc tác”


Thứ Bảy, 10/03/2012 23:45

Theo GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, trong sáng chế máy phát điện chạy bằng nước, điểm cốt yếu là TS Nguyễn Chánh Khê đã tìm ra được một chất dẫn có cấu trúc nano, khi phản ứng với nước tạo ra hydrogen để đi qua bình nhiên liệu và tạo ra điện

Ngày 9-3, tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học đã cùng làm rõ các vấn đề liên quan đến sáng chế máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê gây tranh cãi gần đây.
Cần thiết phải công bố về mặt khoa học

Chủ trì hội thảo là GS-Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu. Hội thảo còn có sự tham gia của ông Vương Đức Tuấn, Phó Vụ trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ; PGS - TS Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM; ông Phạm Chánh Trực, nguyên trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao  TPHCM; GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cùng các nhà khoa học về vật lý, hóa học của ĐH Quốc gia TPHCM và các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước.


Các nhà khoa học chứng kiến việc thực nghiệm máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê
PGS-TS Lê Hoài Quốc cho biết mục đích tổ chức hội thảo khoa học này là để TS Nguyễn Chánh Khê cùng các nhà khoa học tranh luận nhằm làm sáng tỏ về công trình nghiên cứu máy phát điện chạy bằng nước.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Chánh Khê đã trình bày cụ thể trước cử tọa cách thức hoạt động, đặc biệt là “chất xúc tác” sử dụng cho chiếc máy phát điện chạy bằng nước do ông nghiên cứu. GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cho rằng hóa chất để trộn vào nước như TS Nguyễn Chánh Khê trình bày là một hóa chất cực kỳ quan trọng, một phát hiện mới, nếu có thực sự như vậy. Theo GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng, cần làm rõ hơn về “chất xúc tác” này.
TS Nguyễn Chánh Khê cho biết đây là một sáng chế mang tính chất bí mật về công nghệ, do đó không thể công bố cụ thể về mặt khoa học. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng tuy về mặt sáng chế, TS Nguyễn Chánh Khê được quyền bảo mật nhưng cũng cần thiết phải công bố về mặt khoa học để các nhà khoa học cũng như dư luận được rõ.
Phải nghiên cứu sâu hơn
Sau buổi hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý cùng TS Nguyễn Chánh Khê đã xuống phòng thí nghiệm để tham quan, tìm hiểu trực tiếp máy phát điện chạy bằng nước. Trước sự có mặt của các nhà quản lý, nhà khoa học, TS Nguyễn Chánh Khê đã đổ chất hóa học vào bình chứa nước. Sau một lúc thực hiện phản ứng, chiếc máy phát điện đã thắp sáng được một bóng đèn trong phòng.
Các nhà khoa học đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh chiếc máy phát điện chạy bằng nước, đồng thời thực nghiệm ngắt nguồn hydrogen cung cấp cho bình pin nhiên liệu, lập tức bóng đèn tắt ngay, chứng tỏ “chất xúc tác” tách được hydrogen ra khỏi nước để đi qua bình pin nhiên liệu tạo ra dòng điện. Các kết quả trong buổi thực nghiệm cho thấy máy phát điện chạy bằng nước hoạt động đúng như những gì TS Nguyễn Chánh Khê công bố.
GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cho rằng về mặt công nghệ, đây là một phát minh đột phá. Tuy nhiên, về mặt khoa học, khám phá này cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Hóa chất sử dụng trong chiếc máy phát điện của TS Nguyễn Chánh Khê thực chất là một nguồn nhiên liệu mới, bởi một hóa chất có khả năng tách hydrogen ra khỏi nước và tạo ra được dòng điện thì  nó cần có nguồn năng lượng rất lớn để thực hiện phản ứng. Hiện nay, chưa có loại hóa chất nào có khả năng cung cấp nguồn năng lượng lớn như vậy.
Kết luận hội thảo, GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nhận xét bản chất khoa học của công trình nghiên cứu này là phương pháp tạo ra hydrogen từ nước. Đây không thể gọi là làm ra một máy phát điện chạy bằng nước. Trong sáng chế này, điểm cốt yếu là TS Nguyễn Chánh Khê đã tìm ra được một chất dẫn có cấu trúc nano. Chất dẫn này khi phản ứng với nước đã tạo ra hydrogen, sau đó hydrogen đi qua bình nhiên liệu để tạo ra điện. Đây chính là điểm mới trong nghiên cứu này.
Có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội
GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cho biết nếu sáng chế này trở thành hiện thực, nó sẽ có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế - xã hội, là tài sản quan trọng của quốc gia. GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đề nghị cung cấp thêm kinh phí cho nghiên cứu này để làm rõ, chính xác và phát triển cụ thể hơn. Theo ông Hiệu, có thể làm một máy phát điện mẫu chạy thử tại Khu Công nghệ cao TPHCM để tiếp tục thực nghiệm và kiểm tra tính chính xác.
Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Về TS. Nguyễn Chánh Khê:



18 comments:

  1. Một nhà khoa học có thể giỏi lĩnh vực này nhưng không giỏi lĩnh vực khác. Trong cách phản biện thái độ cần có là lịch sự. Không phải cái gì ta chưa hiểu cũng nghĩa là người khác đã lừa bịp ta.

    ReplyDelete
  2. Đây không phải là một cuộc bảo vệ luận án khoa học mà chỉ là một cuộc báo cáo và tọa đàm, nó có tính thông báo là chính.
    Để kết luận được hành vi bip thì ít ra phải có một trong hai khả năng sau:
    - Hiểu và trình bầy rõ ràng được quá trình
    - Làm được như kết quả "ngụy tạo".
    Nếu không có một trong hai khả năng này thì chỉ là mò đoán và gán ghép cảm tính, cũng có nghĩa mình tự huyễn hoặc chính mình trước.
    Về cơ chế của phản ứng có xúc tác thì là vấn đề cổ điển, nhưng chất xúc tác là gì, chế tạo ra sao thì đó là vấn đề của khoa học, và giá thành thế nào thì là vấn đề của thực tiễn xã hội.

    ReplyDelete
  3. yeuhanoi@: Vâng, có tính thông báo thì không thể yêu cầu thuyết trình viên trình bày cặn kẽ. Muốn kết luận hành vi thiếu trung thực thì phải chứng minh cơ sở là quá trình thực hiện không khoa học, lỗi về logic khoa học. Chứng minh được nếu tôi làm qui trình đúng như vậy thì chỉ ra A' mà không thể ra A.

    ReplyDelete
  4. nam64 @: Chị đã đọc nhưng không đưa vào đây. Nói chung, chị không thích cách viết của tài liệu mà Ròm giới thiệu. Có vẻ đao to búa lớn và ta đây lắm. Có rất nhiều GS. người Việt giỏi hơn và khiêm tốn hơn:)

    ReplyDelete
  5. Tôi muốn nghe ý kiến của một nhà Hóa học chứ không phải ý kiến của một nhà Y khoa hay Vật lý.

    ReplyDelete
  6. Giữa khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng là một khoảng cách không dễ đến!

    ReplyDelete
  7. Các TSGS cũng thích ném đá nhau nhỉ!

    ReplyDelete
  8. linalol wrote today at 1:24 PM
    nam64 @: Nói chung, chị không thích cách viết của tài liệu mà Ròm giới thiệu. Có vẻ đao to búa lớn và ta đây lắm. Có rất nhiều GS. người Việt giỏi hơn và khiêm tốn hơn:)

    **********
    OK ,chị hổng thích thì em bỏ cái còm đó nha ,hihi .

    ReplyDelete


  9. TS Nguyễn Chánh Khê đã nói từ: "chất xúc tác". Theo tôi vậy là đủ . Giả sử rằng TS đang trình bầy luận án để lấy bằng TS, ồ bằng "anh của TS" chứ - thì TS phải trả lời các vị ngồi ghế phản biện. Nếu không trả lời được thì Hội đồng phong vị sẽ bỏ phiếu chống đấy. Nhưng ở đây không phải hoàn cảnh vậy.
    Chất xúc tác ? (bí ẩn !) Nếu đúng vậy thì có nghĩa rằng cái chất ấy được bảo tồn trong quá trình phản ứng hóa học (tuyệt!). Nếu suy nghĩ như kiểu vật lý thì liên hệ ngay tới năng lượng (cần có để hích thêm đà quay momen quán tính của Ion trong phân tử nước tới độ chúng phải phân ly....) Đó là kiểu liên hệ và thắc mắc của GS NĐH).
    Một ví dụ thông thường :
    Nếu bạn trộn khí H2 và O2 vào một lọ thủy tinh trong phòng tối và để trong phòng tối đó thì chúng chung sống hòa bình với nhau có thể tới ngàn năm. Nhưng nếu bạn mở cửa sổ cho ánh nắng lọt qua thành bình thì một tiếng nổ ầm vỡ tan bình thủy tinh ngay. H2 và O2 đã hóa hợp thành nước H2O phản ứng túc thời quyết liệt tới mức sinh năng lượng (nhiệt) tức thời làm dãn nở không khí cục bộ trong bình tức thời, áp lực tăng nhanh tức thời lên thành bình phá tan cấu trúc vô định hình của thủy tinh (lọ chứa). Chất xúc tác ở đây là bức xạ ánh sáng mặt trời. Hỏi rằng những hạt photon vô cùng nhỏ bé tới từ nơi rất xa xăm - hàng trăm triệu KM - sao lại có sức mạnh tạo nên cú hích ghê gớm thế ? (năng lượng tính là bao nhiêu đây ?).


    Bây giờ ta cứ tạm coi ý kiến của TS Khê "tạp chất" có tham gia vào phản ứng chứ không phải chất xúc tác. Vậy thành phẩm tạo thành sau phản ứng là gì (có màu hay không màu, kết tủa hay hòa tan). Giá mà mình được bê cả cái bình đó về thì có thể thử, mò mò (hóa phân tích) Nhưng mà ở đây coi như mình chưa nghe chưa đọc chưa biết chi chi hết.

    ReplyDelete
  10. Rom@ Đó là chị nói không đưa nguyên bài, đưa link có sao đâu!

    Văn hoá khoa học qua vụ máy phát điện chạy bằng nước

    http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1459-van-hoa-khoa-hoc-qua-vu-may-phat-dien-chay-bang-nuoc-

    ReplyDelete
  11. @yeuhanoi: Theo ý kiến của GS. NĐG, chất xúc tác giữ nguyên trạng cũng chưa thật rõ. Khi gọi là chất xúc tác, thì chất đó chỉ được đưa vào 1 lượng nhỏ ban đầu, trong phản ứng nó có thể kết hợp với 1 phần tử khác, nhưng sau phản ứng nó hoàn nguyên lại chất ban đầu và lại khơi mào cho phản ứng tiếp tục.
    Những chất tác dụng với nước để giải phóng hydro thì về lý thuyết cũng đã học nhiều rồi, natri chẳng hạn.
    Khi đó thì không những không cần năng lượng mà giải phóng năng lương nữa.

    ReplyDelete
  12. Theo GS. Nguyễn Đăng Hưng:
    "Hóa chất sử dụng trong chiếc máy phát điện của TS Nguyễn Chánh Khê thực chất là một nguồn nhiên liệu mới, bởi một hóa chất có khả năng tách hydrogen ra khỏi nước và tạo ra được dòng điện thì nó cần có nguồn năng lượng rất lớn để thực hiện phản ứng. Hiện nay, chưa có loại hóa chất nào có khả năng cung cấp nguồn năng lượng lớn như vậy". http://tintuchangngay.info/2012/03/10/phat-minh-may-phat-di%E1%BB%87n-ch%E1%BA%A1y-b%E1%BA%B1ng-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-bi-%E1%BA%A9n-ch%E1%BA%A5t-xuc-tac/
    Thực ra, có hai loại phản ứng, phản ứng thu nhiệt và phản ứng phát nhiệt. Không phải tất cả các phản ứng đều thu nhiệt.

    ReplyDelete
  13. @yeuhanoi: TS. NCK nói là " tạp chất" có nghiã là gồm có nhiều chất trong đó. Mà những chất đó không phản ứng với nhau.
    Ví dụ, theo tôi hình dung, TS. NCK đã sử dụng công nghệ nano để tạo những tube có kích thước hết sức bé để mang chất xúc tác với kích thước bé hơn nữa.
    Dĩ nhiên ta gọi chung là tạp chất, chất mang dĩ nhiên không tham gia quá trình phản ứng mà chỉ có chất xúc tác tham gia quá trình phản ứng.
    Tác giả đã đưa ra sơ đồ nguyên lý, vấn đề ta lý giải sơ đồ đó thế nào. Lẽ dĩ nhiên, một ứng dụng công nghệ thì phải bảo toàn bí mật.

    ReplyDelete
  14. cohuynh@: Chắc có lẽ vì gà tức nhau tiếng gáy? :))

    ReplyDelete
  15. Ý kiến của Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu là rất vừa phải, đứng mực, đáng tin cậy.

    ReplyDelete

LÊN ĐẦU TRANG